Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Góc giải đáp thắc mắc: Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Bạn cần nhổ răng khôn trước tết càng sớm càng tốt để vết thương có đủ thời gian hồi phục cũng như không phải kiêng khem quá nhiều thứ khi ăn tết. Bên cạnh đó, sau khi nhổ răng, bạn cũng nên chăm sóc vết thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh tiến độ hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

1. Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, bạn nên nhổ răng khôn trước tết càng sớm càng tốt, ít nhất là 2 tuần. Bởi vết thương cần mất khoảng 2 tuần mới có thể hồi phục. Khi vết nhổ đã lành lại, bạn có thể ăn uống và sinh hoạt mà không cần kiêng khem quá nhiều.

Nếu như bạn nhổ răng quá sát tết, vết thương sẽ chưa kịp lành lại. Khi đó, bạn chắc chắn không thể ăn tết thoải mái mà cần kiêng khá nhiều thứ như thực phẩm cay, đồ ngọt, chua, rượu bia…

Bạn nên nhổ răng khôn trước tết càng sớm càng tốt - nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

Nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu

2. Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng khôn như thế nào

Hầu hết những người nhổ răng khôn đều hồi phục khá tốt chỉ trong ba đến bốn ngày. Khi đó, cảm giác đau nhức ở vị trí nhổ răng đã được thuyên giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vết thương phải cần đến 2 tuần mới có thể phục hồi sau khi nhổ răng khôn.

Thông thường, quá trình liền vết thương sẽ được diễn ra theo quy trình như sau:

2 tiếng đầu tiên: Thuốc tê hết tác dụng, những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng kéo đến.

Sau 1 ngày: Cục máu đông bắt đầu hình thành ở vị trí nhổ răng khôn.

2 – 3 ngày tiếp theo: Hiện tượng sưng tấy và đau nhức đã dần có dấu hiệu cải thiện.

7 – 10 ngày: Tình trạng cứng hàm, đau nhức biến mất hoàn toàn.

2 tuần: Vết thương sau khi nhổ răng đã lành lại.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau khi nhổ răng khôn

Theo bác sĩ Trần Kim Thành tại Nha Khoa Paris Nguyễn Thái Học, thời gian hồi phục sau khi nhổ răng khôn của mỗi người không giống nhau, còn tùy thuộc vào vị trí và thế mọc của răng. Ngoài ra, tay nghề bác sĩ, phương pháp áp dụng và cách chăm sóc tại nhà cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình liền vết thương sau khi nhổ răng khôn.

Mức độ khó răng số 8:

Nếu như răng số 8 mọc đúng vị trí trên cung hàm, vết thương sẽ mau chóng lành lại. Ngược lại, trong trường hợp răng mọc sai lệch nghiêm trọng, mọc ngầm dưới nướu, bác sĩ cần rạch nướu thì mới có thể nhổ toàn bộ chân răng ra khỏi cung hàm. Khi đó, quá trình hồi phục vết thương chắc chắn sẽ kéo dài.

Tay nghề bác sĩ:

Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ hồi phục sau khi nhổ răng. Các bác sĩ giỏi luôn thực hiện chính xác mọi thao tác trong quá trình nhổ răng, giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các bộ phận xung quanh. Trong khi đó, những bác sĩ tay nghề kém rất dễ mắc phải sai sót như nhổ sót chân răng, dùng lực quá mạnh… Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn mất một khoảng thời gian dài để liền vết thương.

Phương pháp áp dụng:

Hai phương pháp nhổ răng khôn đang được áp dụng phổ biến là nhổ bằng kỹ thuật truyền thống và công nghệ siêu âm Piezotome. Trong đó, Piezotome giúp vết thương mau hồi phục hơn. Bởi sóng siêu âm sẽ dễ dàng làm đứt các dây chằng giữa chân răng và nướu, giúp bác sĩ có thể nhanh chóng nhổ răng mà không cần tác động quá nhiều tới các bộ phận khác.

Cách chăm sóc:

Sau khi nhổ răng khôn, nếu như bạn chăm sóc vết thương theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng đau nhức sẽ mau chóng biến mất và vết thương nhanh hồi phục. Tuy nhiên, trong trường hợp vệ sinh sai cách và ăn uống không khoa học, cục máu đông có thể bị vỡ quá sớm, gây ra hiện tượng đau nhức kéo dài và làm chậm quá trình liền vết thương.

Piezotome giúp vết nhổ răng nhanh lành

Piezotome giúp vết nhổ răng nhanh lành

4. Nhổ răng khôn có đau không

Sau khoảng 1 – 1,5 tiếng nhổ răng khôn, thuốc tê đã bắt đầu hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức ở vị trí nhổ răng. Tình trạng trên là điều khó có thể tránh khỏi bởi quá trình nhổ răng có sự tác động tới mạch máu, các mô mềm…

Mức độ đau nhức sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào ngưỡng chịu đau của mỗi người. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng cơn đau sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt ngày tết. Bởi nếu bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Sau khoảng 1 tuần tình trạng đau nhức đã biến mất hoàn toàn và bạn có thể ăn uống bình thường.

Hiện tượng đau nhức sau khi nhổ răng thường xuất hiện khoảng vài ngày

Hiện tượng đau nhức sau khi nhổ răng thường xuất hiện khoảng vài ngày

5. Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là gì

Theo nhận định của nhiều bác sĩ nha khoa, nhổ răng khôn trong môi trường không đảm bảo yếu tố vô khuẩn, vệ sinh vết thương không cẩn thận, bác sĩ nhổ răng sai kỹ thuật… sẽ gây biến chứng nhiễm trùng với những dấu hiệu điển hình như:

Cảm giác khó thở hoặc khó nuốt trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

Vết thương bị chảy máu liên tục và không hề có dấu hiệu thuyên giảm.

Phần mô mềm ở vị trí xung quanh vết thương bị sưng tấy, phù nề và kéo dài trong nhiều ngày.

Hiện tượng tê buốt ở vị trí nhổ răng khôn kéo dài một tuần hoặc lâu hơn.

Khu vực nhổ răng khôn xuất hiện mủ trắng.

Đau nhức, khó chịu khi mở và đóng miệng.

Thân nhiệt tăng cao, người có cảm giác mệt mỏi.

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm sang những bộ phận khác ở trong khoang miệng.

Chảy máu liên tục là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Chảy máu liên tục là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

6. Những lưu ý sau khi nhổ răng số 8 để vết thương mau lành

Để vết thương sau khi nhổ răng khôn mau chóng hồi phục và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Cắn chặt miếng bông gạc trong khoảng 30 phút giúp vết thương nhanh chóng cầm máu.

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức xảy ra.

Chườm đá vào phần má bên ngoài khu vực nhổ răng để giảm sưng tấy và đau nhức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm khoảng 10 – 15 phút/lần. Việc chườm đá quá lâu có thể gây nên tình trạng bỏng lạnh.

Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc nặng hoặc chơi những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh bởi có thể làm tan cục máu đông sớm.

Ưu tiên những loại thực phẩm mềm, lỏng trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn do vết thương vẫn còn rất yếu.

Hạn chế ăn những loại thực phẩm quá cứng như ngô rang, sườn sụn, mía… để tránh gây tác động xấu tới vết thương.

Không nên uống bia, rượu hay sử dụng thuốc lá. Những chất kích thích trong đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục vết nhổ.

Không nên sử dụng ống hút khi uống nước bởi làm cho cục máu đông có nguy cơ cao bị bung ra khỏi vết nhổ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên dụng và chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn, mảng bám và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

Bạn không nên hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn

Bạn không nên hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn

Chắc hẳn qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “nên nhổ răng khôn trước tết bao lâu”. Nhìn chung, bạn nên nhổ răng trước tết càng sớm càng tốt. Ngoài ra, để vết thương mau lành và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
16 Tuổi nhổ răng khôn – Những điều quan trọng ai cũng nên biết

16 Tuổi nhổ răng khôn – Những điều quan trọng ai cũng nên biết

Các vấn đề xoay quanh 16 tuổi nhổ răng khôn sẽ liên quan đến các trường hợp nên thực hiện, không nên thực hiện, các lưu ý quan trọng cả

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nhổ răng khôn có cần khâu không? lưu ý để viết thương nhanh lành

Nhổ răng khôn có cần khâu không? lưu ý để viết thương nhanh lành

Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm, không có nhiều vai trò trong khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngược lại, khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Những món ăn cho người mới nhổ răng khôn không nên bỏ qua

Những món ăn cho người mới nhổ răng khôn không nên bỏ qua

Cháo, súp, sinh tố, cá hồi, trứng… là những món ăn cho người mới nhổ răng khôn mà bạn nên ưu tiên đến. Bởi ngoài tính chất mềm, dễ ăn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khôn mọc ở độ tuổi nào, có phải ai cũng mọc không

Răng khôn mọc ở độ tuổi nào, có phải ai cũng mọc không

Răng khôn gây ra những cơn đau nhức dữ dội nên đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều người thắc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map