Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng.
Nghiến răng là một trong những tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Chúng gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về mặt lâu dài. Vậy ngay sau đây hãy cùng khám phá ngay các mẹo chữa nghiến răng ban đêm hiệu quả cùng Nha Khoa Paris.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, nghiến răng khi ngủ là hiện tượng hàm răng siết chặt vào nhau bởi sự lặp đi lặp lại của hoạt động cơ hàm và tạo ra những âm thanh khó chịu như tiếng ken két.
Nghiến răng khi ngủ còn được coi là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ và có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả những người có sức khỏe tốt.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, nghiến răng khi ngủ là tình trạng xảy ra do sự kết hợp từ nhiều yếu tố như cảm xúc, thể trạng, lối sống… cụ thể như sau.
– Stress: Khi bạn gặp căng thẳng hoặc áp lực trong cuộc sống hàng ngày, cơ hàm có thể bị co giật và gây ra hành động nghiến răng trong khi ngủ.
– Rối loạn giấc ngủ: Do chất lượng của giấc ngủ bị giảm sút, khiến cơ thể mệt mỏi có thể dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ.
– Di truyền: Theo nghiên cứu y khoa, có đến 21 – 50% những người nghiến răng khi ngủ đều liên quan tới yếu tố di truyền. Tức là trước đó, trong gia đình cũng có người thân mắc phải tình trạng này.
– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng khả năng nghiến răng. Điển hình là các loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần.
– Sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, cà phê… nếu sử dụng trước khi đi ngủ dễ khiến cho thần kinh của chúng ta căng thẳng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và tình trạng nghiến răng.
– Thói quen từ bé: Nghiến răng ban đêm đôi khi là do thói quen đã được hình thành từ bé của nhiều người.
– Tuổi tác: Nghiến răng thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là các bé chưa làm chủ được cảm xúc của mình.
– Liên quan đến các bệnh lý về thần kinh: Tình trạng trên còn thường gặp ở những người mắc phải các bệnh lý về thần kinh như đao, động kinh…
Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ
Dựa trên nhiều nghiên cứu y khoa, nghiến răng ban đêm có thể là do thiếu canxi trong cơ thể. Đây là một chất quan trọng cho việc hình thành và bảo vệ răng, xương. Thiếu canxi có thể làm cho răng yếu, dễ bị hư hỏng và cũng là một trong những nguyên nhân gây nghiến răng ban đêm.
Bên cạnh canxi còn có những chất khác như vitamin D, K và magie cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nếu như thiếu các dưỡng chất quan trọng này bạn rất dễ gặp phải tình trạng nghiến răng.
Tình trạng nghiến răng ban đêm nếu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng trực tiếp.
– Gây tổn thương răng, mài mòn men răng.
– Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt và khó chịu.
– Đau cơ hàm mặt.
– Đau đầu.
– Tăng nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn khớp thái dương.
– Khiến cơ cắn bị phì đại.
– Gương mặt mất cân đối.
– Làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi bọc sứ, trám răng.
Uống sữa ấm pha chung với một ít bột nghệ có thể giúp làm giảm căng thẳng và kích thích tuần hoàn máu trong hàm.
Theo đó, trong sữa có hoạt chất Tryptophan có tác dụng thư giãn thần kinh. Còn trong nghệ chứa các hoạt chất kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa tự nhiên. Từ đó, chúng sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng nghiến răng khi ngủ của bạn.
Khi áp dụng phương pháp trên bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Nên chọn sữa tươi loại không có đường.
– Chọn bột nghệ nguyên chất.
– Chỉ pha ½ – 1 thìa cà phê bột nghệ với 350ml sữa.
– Uống trước khi ngủ 30 phút.
Uống sữa ấm cùng bột nghệ
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafein và cồn trước khi đi ngủ, vì chúng có thể làm tăng tình trạng nghiến răng.
Như đã chia sẻ ở phần trên, các chất kích thích sẽ làm căng thẳng hệ thần kinh khiến bạn ngủ không sâu giấc, mệt mỏi nên càng dễ bị nghiến răng trong vô thức hơn.
Sử dụng máng chống nghiến răng khi đi ngủ có thể giúp ngăn chặn sự tiếp xúc giữa hai hàm, từ đó bảo vệ men răng không bị mài mòn hay tổn thương.
Để đảm bảo về mặt hiệu quả, bạn hãy lưu ý đến một số điều dưới đây khi sử dụng máng chống nghiến răng.
– Tham khảo ý kiến tư vấn từ nha sĩ về việc dùng máng chống nghiến răng.
– Mua các sản phẩm được thiết kế riêng theo cung hàm.
– Sử dụng theo đúng hướng dẫn.
– Luôn vệ sinh máng sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
– Khi không dùng đến, cần bảo quản máng trong hộp bảo vệ chuyên dụng.
– Tuyệt đối không dùng chung máng chống nghiến răng với người khác.
Dùng máng chống nghiến răng
Theo bác sĩ Trang, thực hành thiền hoặc tập yoga trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần, từ đó giảm nghiến răng.
– Thiền: Là một phương pháp tập trung vào hơi thở và sự tĩnh tâm tại thời điểm hiện tại. Bằng cách thiền, bạn có thể giảm căng thẳng và giải tỏa áp lực trong tâm trí và cơ thể.
– Yoga: Một số tư thế và bài tập yoga có thể hữu ích cho việc giảm nghiến răng khi ngủ bao gồm tư thế ngồi thoải mái, giãn cơ hàm hoặc kéo căng cơ cổ.
Thiền hoặc tập yoga
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang, massage nhẹ nhàng vùng hàm trước khi đi ngủ có thể giảm căng thẳng và giúp thư giãn cơ hàm.
Cách thực hiện:
– Rửa tay sạch.
– Sử dụng ngón tay hoặc lòng bàn tay để massage vùng cơ hàm nhẹ nhàng.
– Massage nhẹ nhàng theo hướng chuyển động tròn từ mắt xuống cằm.
– Massage các cơ quanh vùng hàm bằng lực nhẹ và chuyển động tròn.
– Kết thúc quá trình massage hãy nằm thư giãn, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi đi ngủ.
Các loại tinh dầu thảo mộc như tinh dầu sả, hoa cúc, oải hương, cam chanh… đều có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng rất hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng căng thẳng làm nghiến răng khi ngủ thì hãy xông tinh dầu thảo mộc trong phòng ngủ. Chúng sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm trạng thoải mái giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Bạn hãy xông tinh dầu thảo mộc trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút. Hãy chọn máy xông phù hợp, đảm bảo mức độ khuếch tán ra khắp phòng.
Ngâm chân trong nước gừng ấm trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn trên toàn bộ cơ thể. Từ đó, bạn sẽ ít nghiến răng hơn vào ban đêm khi ngủ.
Sở dĩ phương pháp trên được đánh giá cao về tác dụng là vì nước ấm sẽ tăng tuần hoàn máu, còn gừng sẽ kích thích các mút dây thần kinh ở đầu ngón chân giúp tạo cảm giác thoải mái.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị nước và gừng tươi đã gọt vỏ.
– Bước 2: Cho gừng vào nước đun sôi nhỏ lửa trong 10 – 15 phút.
– Bước 3: Đổ nước gừng vào chậu lớn và để cho nguội bớt.
– Bước 4: Ngâm chân trong nước gừng trong khoảng 15 – 20 phút.
– Bước 5: Massage nhẹ nhàng chân trong quá trình ngâm.
– Bước 6: Lấy chân ra, lau khô và nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.
Ngâm chân với nước gừng ấm
Hãy tạo cho mình một không gian, tâm trạng thực sự thư giãn trước đi ngủ, nhờ vậy tình trạng nghiến răng sẽ được cải thiện rất nhiều.
Một vài cách thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ bạn áp dụng:
– Nghe nhạc nhẹ.
– Đọc sách.
– Rèn luyện tư duy tích cực.
– Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng phù hợp.
Chườm ấm là một phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ. Vì hơi ấm sẽ giúp vùng cơ hàm và miệng giảm căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế tình trạng nghiến răng.
Bên cạnh đó, chườm ấm còn có thể kích thích tuần hoàn máu trong vùng cơ hàm, giúp giảm việc co cứng cơ và tăng cường sự lưu thông máu.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị khăn ấm hoặc túi chườm ấm.
– Bước 2: Đặt khăn/túi chườm lên vùng cơ hàm và bắt đầu chườm trong 10 – 15 phút.
– Bước 3: Nghỉ khoảng 15 phút trước khi chườm lần tiếp theo.
Lưu ý: Cần kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm, tránh tình trạng bị bỏng.
Trị nghiến răng bằng đậu đen là một phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi. Trên thực tế, đây là một loại thực phẩm có tính mát, giúp giải độc gân và thanh nhiệt cơ thể.
Nhờ vậy, khi sử dụng sẽ giúp cơ thể trở nên thoải mái và từ đó tinh thần cũng được thư thái hơn.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Rửa sạch đậu đen.
– Bước 2: Ninh nhừ đậu đen với một chút muối.
– Bước 3: Để nguội bớt và sau đó thưởng thức.
Lưu ý: Áp dụng cách trên trong vòng 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, bạn cần đi thăm khám và điều trị tật nghiến răng tại phòng khám nha khi:
– Tình trạng nghiến răng khi ngủ diễn ra nhiều ngày liên tục.
– Răng có dấu hiệu mài mòn, ê buốt nghiêm trọng.
– Tình trạng nghiến răng khiếm cho cơ hàm bị đau, mỏi.
– Răng có hiện tượng xô lệch bất thường.
– Gặp khó khăn khi đóng, mở miệng hoặc khi ăn nhai.
Hãy áp dụng ngay 10 mẹo chữa nghiến răng ban đêm được chúng tôi chia sẻ trên đây nếu như bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng tương tự. Tất nhiên, tất cả những cách này cần kiên trì áp dụng một thời gian mới đạt được hiệu quả cao.
Nghiến răng tưởng chừng chỉ là phản xạ vô thức của cơ thể nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì rất có thể đây là dấu hiệu
Nghiến răng khi ngủ là bệnh lý khá nhiều người gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ đến men răng, xương hàm,… Vì vậy, máng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×