Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? 10 dấu hiệu nhận biết răng sắp mọc

Nguyên nhân mọc răng khôn là gì tại sao chúng chỉ mọc khi đến tuổi trưởng thành và khi nào nên nhổ bỏ? Những kiến thức về răng khôn sẽ được Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ tại nha khoa Paris chia sẻ cho khách hàng dưới đây. Hãy đọc và chia sẻ để hiểu rõ hơn tác hại của chiếc răng “khôn” này.

1. Tìm hiểu về răng khôn và thời điểm mọc răng khôn

Răng khôn còn được gọi với cái tên răng số 8, răng hàm số 8, răng hàm mọc cuối cùng. Mỗi người thường có 4 răng khôn gồm: 2 răng cuối cung hàm hàm dưới, 2 răng cuối cung hàm hàm trên.

Răng này sẽ xuất hiện khi kết thúc tuổi dậy thì, bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành. Thông thường là từ 18 đến 25, có thể sớm hơn 1 năm hoặc muộn hơn vài năm.

Răng khôn là răng số 8 trong cung hàm

Răng khôn là răng số 8 trong cung hàm

Về mặt cấu tạo, răng này có cấu tạo giống các răng bình thường gồm phần chân và phần răng. Hình dáng tương tự như răng hàm, chỉ khác ở 1 điểm là chúng có thể nhỏ hơn, to bè hơn các răng còn lại.

Trong vài triệu năm trước, răng khôn là chiếc răng hàm số 8 có chức năng hỗ trợ ăn nhai nhưng đến hiện tại, răng này hoàn toàn không còn chức năng gì.

Vậy tại sao không còn chức năng mà chúng vẫn mọc và làm chúng ta đau đớn khó chịu như vậy? Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – Chuyên gia nha khoa cao cấp tại nha khoa Paris giải thích dưới đây.

2. Nguyên nhân mọc răng khôn

Răng khôn”đáng ghét” nhưng phần lớn ai cũng có, đó là do:

Mấy triệu năm về trước, khi tổ tiên con người là loài vượn cổ. Chúng thu nạp thức ăn bằng cách nhai, cắn, xé rễ cây, lá rừng, thịt sống, rau củ sống và bất cứ thứ gì có thể ăn được. Vì thế cung hàm phát triển rộng đủ 32 cái răng. Các răng hàm số 6, 7, 8 có chức năng giúp xé nhỏ thức ăn để tiêu hóa.

Khi loài vượn cổ tiến hóa thành người, con người được tiếp thu nhiều nền văn minh từ lửa, đồ sắt, đồ đồng, sách vở, khoa học… Thói quen ăn uống được thay đổi, không ăn thịt sống/đồ sống, đồ dai mà phải nấu chín, thái nhỏ, băm nhỏ.

Vì vậy, cung hàm người hiện đại dần nhỏ lại chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Theo đó 4 răng số 8 (cuối cùng cung hàm) không còn chức năng ăn nhai quan trọng như trước nữa.

Răng khôn tượng trưng cho dấu vết tiến hóa bỏ sót lại của tổ tiên loài người. Vì vậy, phần lớn con người khi đến tuổi trưởng thành, cung hàm phát triển to nhất là lúc răng khôn bắt đầu xuất hiện. Chúng đâm từ nướu đâm lên nên khi mọc răng này, phần nướu sẽ bị tách ra, phá hủy toàn bộ mạch máu và tổ chức bên trong. Đó là nguyên nhân gây đau sưng.

Diện tích cung hàm của con người theo sự tiến hóa

Diện tích cung hàm của con người theo sự tiến hóa

2.1 Nguyên nhân mọc răng khôn? Răng khôn phát triển ra sao?

– Nếu 1 người trưởng thành thấy sưng nướu chỗ cuối cung hàm kéo dài 2-3 ngày và tần suất sưng, đau nhiều hơn thì đó là dấu hiệu của chiếc răng số 8 bắt đầu mọc lên.

– Đầu tiên sẽ là nướu đỏ mọng, sưng gồ cao sau đó giữa nướu xuất hiện vật thể màu trắng nhỏ nhú lên. Vật thể này nhú lên nhiều hơn và sau vài tháng sẽ có hình dáng như 1 chiếc răng.

– Thời gian nhú lên và hoàn thiện của răng thông thường là từ 3 tháng đến 1 năm.

2.1 Nguyên nhân mọc răng khôn? Răng khôn mọc các “tư thế” nào?

– Răng mọc thẳng: chân răng mọc chiều dọc tương tự như các răng bình thường khác trên cung hàm.

Răng mọc ngầm: răng đã phát triển hoàn thiện nhưng vị trí mọc là nằm trọn bên trong nướu. Mắt thường không thể quan sát thấy chân răng hay thân răng, cần phải chụp chiếu mới nhìn rõ được vị trí.

– Răng mọc lệch nghiêng trái/phải (khoảng 45 độ), răng mọc ngang (90 độ): răng có thể mọc nhú lên được cung hàm nhưng tư thế không thẳng đứng mà lệch lạc. Răng mọc lệch thường sẽ đâm vào toàn bộ nướu, chân răng, thân răng số 7.

– Răng mọc ngắn: có nhiều răng khôn mọc nhú khỏi cung hàm nhưng lại bị nướu chặn lại và trùm lên. Chúng ta chỉ thấy 1 phần trắng của răng hiện ra mà thôi.

Trừ tư thế răng mọc thẳng, các tư thế răng còn lại đều gây ám ảnh và đau đớn, khó chịu cho con người từ khi bắt đầu nhú mầm răng đến sau khi hoàn thiện.

Các tư thế mọc của răng số 8

Các tư thế mọc của răng số 8

3. Tác dụng của răng khôn

Như trên Tiến sĩ Trâm chia sẻ, răng khôn không có bất cứ công năng gì trong cơ thể con người. Trong hàng triệu năm tiến hóa, con người hiện đại đã tự loại bỏ đi những bộ phận không cần thiết. Và răng khôn cùng với ruột thừa, cơ tai… không có chức năng gì ngoài việc là bằng chứng của sự tiến hóa.

Tuy nhiên, với 1 số người may mắn có răng khôn mọc thẳng, răng này có thể đảm nhận được chức năng ăn nhai ở 1 mức độ nào đó và không hề làm hại đến bất cứ bộ phận nào trên cung hàm.

4. Cần nhổ răng khôn khi nào?

Theo Giáo sư Philippe Tarot – giáo sư cố vấn chuyên môn cấp cao tại nha khoa Paris: Chúng ta cần nhổ răng khôn khi răng mọc và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho cung hàm kéo dài không dứt.

10 dấu hiệu 1 chiếc răng khôn cần nhổ bỏ chân răng ngay lập tức:

– Làm lệch lạc khớp cắn của cung hàm

– Nướu đối diện bị rách, chảy máu do khi ăn nhai mặt răng khôn chạm vào

– Đau đớn âm ỉ, dai dẳng cả ngày hoặc đau mạnh theo từng cơn. Cảm giác đau đớn, sưng đỏ xuất hiện từ 3 lần/tháng

– Tê, nhức, buốt cung hàm liên tục, không thể mở miệng, há miệng để ăn nhai

– Sưng lệch 1 bên mặt

– Đau đầu, nhức thái dương, má nổi hạch

– Hay nhiệt miệng, nổi mưng mủ sưng cục trên nướu (áp xe răng)

– Sâu răng số 7

– Hơi thở trong miệng hôi, thối, khó ngửi. Khi mở miệng mùi tỏa ra bên ngoài

– Hình dáng răng dị dạng, quá to quá bé bất thường.

Nên nhổ răng khôn sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Nên nhổ răng khôn sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng khi không nhổ răng khôn sớm

– Nướu bị phá hủy, mãi không liền vết thương. Các mô xung quanh nướu luôn trong tình trạng sưng đỏ và dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng nướu

– Chân răng khôn phá hủy toàn bộ chân răng số 7, chúng ta có thể phải nhổ bỏ hẳn răng số 7 hoặc giữ lại thì tủy răng cũng bị tổn thương

– Chân răng khôn chạm vào dây thần kinh hàm mặt gây ra chứng đau đầu, mất cảm giác vùng môi, lưỡi

– Xung quanh răng khôn có nhiều vụn thừa, mảng bám của thức ăn (đây là nguyên nhân tạo ra ổ vi khuẩn trong răng)

– Răng khôn và răng kế bên bị sâu ăn mòn

– Hôi miệng chữa bằng mọi cách vẫn không dứt

– Răng khôn làm răng số 7 mọc nghiêng, và các răng hàm khác cũng nghiêng xô lệch theo. Lâu dài làm việc ăn nhai khó khăn hơn

– U nang xương hàm do biến chứng từ răng khôn khi đâm nướu.

Trên đây là kiến thức nha khoa về những nguyên nhân mọc răng khôn do Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm cung cấp đến khách hàng. Tại Paris, các dịch vụ nhổ răng khôn được tiến hành theo quy trình chuẩn của Bộ y tế và do các bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện.

Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm tại nha khoa Paris nguyên nhân mọc răng khôn

Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm tại nha khoa Paris

Khách hàng để lại thông tin tại đây để được tư vấn nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại không sưng đỏ, ít chảy máu, liền vết thương nhanh chóng với giá thành tốt nhất từ 1,5 đến 5 triệu đồng/răng (chưa khuyến mãi). 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bị đau khi mọc răng khôn NÊN ăn gì & KIÊNG ăn gì là TỐT NHẤT?

Bị đau khi mọc răng khôn NÊN ăn gì & KIÊNG ăn gì là TỐT NHẤT?

Bị đau khi mọc răng khôn nên ăn gì & Kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng sẽ khiến thời gian

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map