Ê buốt răng sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Điều này khiến cho không ít sản phụ lo lắng cho sức khỏe của mình. Để biết vì sao bị ê buốt răng sau sinh và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả, bạn đọc hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bà bầu bị ê buốt răng sau khi sinh. Tuy nhiên lý do phổ biến nhất bao gồm do axit khi nôn nghén, chế độ ăn và chế độ chăm sóc răng miệng.
Trong quá trình mang thai phụ nữ thường xảy ra hiện tượng nôn nghén. Khi này axit dạ dày sẽ trào lên và bao phủ lấy thân răng. Điều này vô tình làm men răng bị ảnh hưởng và bào mòn bớt đi.
Rất nhiều bà bầu không biết nên thực hiện chải răng ngay lúc bị nôn nghén. Khi đó men răng đang yếu, axit còn bám nhiều nên chải răng càng làm men răng bị mòn nhanh hơn, từ đó dẫn đến răng bị buốt sau khi sinh.
Khi mang thai, các bà bầu thường rất thèm đồ chua. Nếu bổ sung lượng đồ chua quá lớn, men răng sẽ liên tục tiếp xúc với axit và nhanh chóng bị bào mòn. Cuối cùng tạo ra hiện tượng răng bị ê nhức sau khi sinh con.
Ngoài ra chế độ ăn uống quá nhiều đường khi mang thai cũng dễ làm bà bầu bị sâu răng. Hiện tượng sâu răng không chỉ gây đau nhức mà cũng làm răng bị ê buốt.
Thời kỳ mang bầu khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi, nặng nề khi di chuyển nên việc lười chăm sóc răng miệng cũng dễ hiểu.
Tuy nhiên khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách, các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi sẽ xảy ra và ảnh hưởng tới bề mặt thân răng.
Ngoài ra, nếu thực phẩm bám quá lâu ở răng, men răng cũng bị bào mòn nhanh hơn. Tới khi sinh con xong, răng sẽ bắt đầu nhạy cảm và đau nhức.
Có nhiều người cho rằng, hiện tượng ê buốt răng sau sinh ở bà bầu là do thiếu canxi trong răng. Các chuyên gia nha khoa cho biết, quá trình phụ nữ cho con bú, canxi sẽ được lấy từ xương hàm chứ không phải từ răng.
Do đó, răng không hề bị mất canxi và dĩ nhiên không thể gây ra hiện tượng ê buốt răng vì lý do này. Bà bầu chỉ cần đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất và lượng canxi cần thiết khi cho con bú là được.
Ê buốt răng sau sinh không phải là bệnh lý, không gây ra ảnh hưởng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến bà bầu gặp nhiều bất lợi khi sinh hoạt hàng ngày.
Khi răng bị ê buốt việc nhai nuốt, xé nhỏ, nghiền nát thức ăn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thai phụ dần bị mất vị giác khi ăn uống, dễ bị đau nhức răng khi ăn và chán ăn.
Khi đó cơ thể sẽ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng khỏe mạnh, không đủ dưỡng chất để tiết sữa cho con bú.
Hệ quả xảy ra là trẻ còi cọc, chậm lớn, người mẹ bị suy nhược cơ thể. Thường xuyên nhịn đói còn dẫn đến các bệnh lý khác về dạ dày như: Trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày,…
Như vậy có thể thấy rằng, việc phòng ngừa, khắc phục hiện tượng ê buốt răng sau khi sinh là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người mẹ. Đồng thời giúp trẻ được cung cấp nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng nhất để phát triển toàn diện.
Nếu đang gặp phải hiện tượng ê buốt răng sau sinh, chị em có thể áp dụng một số cách chữa ê buốt răng sau sinh dưới đây:
Trà xanh là loại thảo dược có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Bên cạnh đó, trà xanh còn có chứa nguồn allicin và flour dồi dào.
Vì vậy, loại thảo mộc này thường được chiết xuất để làm thành phần của một số thương hiệu kem đánh răng cho mẹ sau sinh.
Để áp dụng mẹo này, chị em chỉ cần dùng vài lá trà xanh, nghiền nhỏ rồi dùng nguyên liệu này chà xát lên răng khoảng 5 phút.
Sau đó súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày dùng lá trà xanh để vệ sinh răng 2-3 lần, hiện tượng ê buốt răng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chị em lấy một củ tỏi to, nướng trên bếp than cho đến khi vỏ tỏi chuyển sang màu vàng thì cắn ngập hai hàm răng vào củ tỏi trong khoảng 20 phút.
Tinh chất allicin trong tỏi sẽ giảm dịu cơn đau. Hàm lượng fluor có trong tỏi lại có tác dụng phục hồi và bảo vệ men răng.
Nhờ vậy, dùng tỏi có thể chống lại các thực phẩm giàu axit, gia vị gây kích thích răng. Từ đó giúp thai phụ giảm được hiện tượng ê buốt răng sau sinh khá hiệu quả.
Lá lốt không chỉ là một gia vị quen thuộc trong gian bếp, giúp các món ăn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn. Loại thảo mộc này còn được dùng để chữa ê buốt răng sau sinh.
Bởi trong lá lốt có thành phần benzyl axetat rất cao. Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau và hạn chế tình trạng ê buốt răng sau sinh khá hữu hiệu.
Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy lấy 2-3 lá lốt tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn để đắp lên những chiếc răng bị ê buốt. Kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng ê buốt răng được cải thiện.
Gừng là thảo dược có vị tay, tính hàn có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau khá hiệu quả. Vì vậy, phụ nữ sau sinh có thể tận dụng dược liệu quen thuộc trong căn bếp để cải thiện tình trạng ê buốt răng.
Để áp dụng mẹo chữa ê răng này, bạn chỉ cần cạo sạch 1 củ gừng, đem rửa sạch rồi giã nhỏ. Sau đó lấy nguyên liệu này đắp lên những chiếc răng đang bị ê buốt sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó để hạn chế hiện tượng ê buốt răng sau sinh các bà bầu có thể thực hiện theo vài hướng dẫn dưới đây
Nôn nghén khi mang thai là điều khó tránh, tuy nhiên bà bầu cũng không nên chải răng ngay sau đó. Khi này bà bầu chỉ nên súc miệng với nước ấm hoặc nhai 1 viên kẹo cao su không đường.
Kẹo cao su không đường hỗ trợ điều chỉnh và giảm nồng độ pH trong khoang miệng sau khi nôn nghén. Bà bầu có thể áp dụng cả 2 phương pháp để đạt hiệu quả tốt hơn.
Dẫu rằng di chuyển khi mang thai sẽ khó khăn, tuy nhiên bà bầu cần chịu khó vệ sinh răng miệng tốt hơn khi mang thai.
Nếu gặp khó khăn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của chồng. Đảm bảo mỗi ngày ít nhất 2 lần chải răng mỗi sáng và tối.
Mặc dù khi mang thai, cảm giác thèm đồ chua và đồ ngọt rất khó cưỡng. Tuy nhiên để tránh tình trạng ê buốt răng sau sinh thì bà bầu cũng nên tự kìm lòng.
Hãy sử dụng trái cây tươi hoặc sữa chua ít đường để thỏa mãn cơn thèm. Không nên ăn các loại thực phẩm quá chua hoặc quá nhiều đường.
Thế hệ các bà, các mẹ chúng ta thường khuyên phụ nữ không nên đánh răng trong những ngày đầu mới sinh nở.
Bởi theo quan niệm của thế hệ trước, đánh răng sớm sẽ khiến răng nhanh bị yếu và dẫn đến hiện tượng rụng răng sớm
Theo các bác sĩ nha khoa, phụ nữ kiêng đánh răng sau khi sinh nở là không khoa học. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về răng miệng.
Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể vệ sinh, đánh răng bình thường để loại bỏ mảng bám, thức ăn, axit từ thực phẩm, đồ uống dung nạp hàng ngày. Tuy nhiên chị em cần lưu ý vài vấn đề sau:
Nên đánh răng bằng nước ấm và súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng hàng ngày
Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm
Chải răng nhẹ nhàng, chậm rãi. Không đánh răng quá mạnh hoặc chà xát răng quá kỹ
Ngoài ra, để chăm sóc bảo vệ răng miệng đúng cách, phụ nữ sau sinh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh cần đảm bảo được các vấn đề sau:
Tránh sử dụng nhiều thức ăn đường bột, thực phẩm ngọt, thức ăn cay, nóng, quá chua, quá nóng hoặc quá lạnh
Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể để tăng cường sự chắc khỏe cho răng
Tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và các chế phẩm từ sữa để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đảm bảo cho trẻ sơ sinh nhận được dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.
Bị ê buốt răng sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách thì chị em hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này.
Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa hoàng thị thu hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,
Để có kết quả bọc răng sứ như mong muốn thì không thể thiếu thao tác mài chỉnh cùi răng thật. Tuy nhiên, mài răng xong có thể gây ê
Tình trạng ê buốt răng rất phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như mòn men răng, tụt nướu, chăm sóc răng miệng sai cách. Để
Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra
Sensodyne, PS Sensitive Expert, Crest Pro-Health Sensitive, Emoform-F… là những “ứng cử viên sáng giá” trong danh sách các loại kem
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×