Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Theo dân gian, răng cấm là răng cấm nhổ, cấm động tới. Nhưng theo các chuyên gia, nếu răng cấm bị “bệnh nặng” không thể điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Vậy sau khi nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không? Hãy thẽo dõi bài viết sau đây để có lời giải đáp nhé!

1. Nhổ răng cấm hàm dưới không trồng lại có sao không?

Theo các chuyên gia hàng đầu về nha khoa, nhổ răng cấm hàm dưới được chỉ định khi:

– Răng cấm bị sâu nặng không thể khắc phục bằng biện pháp thông thường

– Răng bị hoại từ tủy

– Viêm nha chu nặng

– Răng bị tai nạn nghiêm trọng

Thế nhưng răng cấm có vai trò rất quan trọng đối trong chức năng ăn nhai, đặc biệt răng hàm dưới có liên hệ với các dây thần kinh liên cận, do đó sau khi nhổ răng cấm cần phải trồng lại, nếu không sẽ gây ra 1 số hậu quả nặng nề như:

– Khó khăn trong việc ăn nhai: Việc nghiền nhỏ thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn khi nhổ răng cấm vì lực nhai bị giảm sút.

– Dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa: Người nhổ răng cấm có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa cao hơn vì thức ăn không được nghiền nhỏ, khi ăn khiến dạ dày khó khấp thụ chất dinh dưỡng.

– Xương hàm bị thoái hóa: Khi răng cấm bị nhổ đi, lực tác động khi nhai lên xương hàm khiến xương ở vị trí này bị tiêu dần theo thời gian.

– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt: Nhổ răng cấm theo thời gian xương hàm bị thoái hóa, gương mặt lão hóa nhanh chóng, da chảy xệ làm xuất hiện các nếp nhăn khiến khuôn mặt trông già hơn.

– Ảnh hưởng đến các răng còn lại: Các răng xung quanh không còn lực nâng đỡ sẽ có xu hướng di chuyển xô lệch để lấp đầy khoảng trống mất răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai mà còn có thể dẫn đến răng bị hô hoặc móm.

Nhổ răng cấm hàm dưới cần lưu ý gì?

Nhổ răng số 6 ảnh hưởng đến các răng còn lại

2. Nhổ răng cấm bao lâu mới trồng lại được?

Nhổ răng cấm sau bao lâu mới trồng lại được còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ lành vết thương và phương pháp trồng răng giả mà người bệnh lựa chọn.

Đối với răng cấm, sau khi nhổ, các mầm thịt sẽ bắt đầu hình thành ở ổ răng, dần dần đẩy lên và sau một tuần sẽ che lấp khoảng trống mất.

Sau khoảng thời gian từ một đến hai tháng, ổ răng gần như hồi phục và 3 đến 6 tháng xương hàm mới sẽ hình thành lại.

Đối với những người cao tuổi, người có sức khỏe yếu, quá trình lành vết thương có thể lâu hơn người trẻ. Vì thế thời gian chờ đợi để trồng răng giả cũng lâu hơn bình thường.

Với phương pháp trồng răng giả tháo lắp, để tiến hành phục hình răng đã mất, phải mất khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng cấm mới có thể phục hình lại được.

Đối với phương pháp phục hình răng bằng cầu răng sứ, thời gian trồng mới răng cấm lâu hơn, bạn cần đợi từ 2 – 3 tháng.

Nhổ răng cấm bao lâu trồng lại

Nhổ răng cấm bao lâu thì trồng lại? Tùy từng trường hợp

Riêng kỹ thuật cấy ghép răng bằng trụ Implant, nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về số lượng xương và sức khỏe có thể trồng ngay implant. Nếu không trồng luôn sẽ đợi khoảng 1 – 3 tháng.

3. Nhổ răng cấm không trồng lại có sao không?

Việc nhổ bỏ răng cấm chắc chắn sẽ có tác động ít nhiều đến sức khỏe nếu không phục hình răng sớm. Một số hậu quả phổ biến khi nhổ răng cấm như: tiêu xương hàm, khả năng ăn nhai bị hạn chế, dễ mắc gặp các bệnh lý răng miệng và mất tính thẩm mỹ.

– Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Răng có chức năng cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn. Nếu răng bị mất thì sẽ làm hạn chế lực để cắn nhỏ thức ăn, gia tăng áp lực cho dạ dày, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Khi mất răng sẽ khiến cho bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, khi một chiếc răng trên cung hàm bị mất sẽ khiến các răng còn lại bị xô lệch, nghiêng ngả, lệch khớp cắn,… làm mất thẩm mỹ.

– Tiêu xương răng, lão hóa sớm: Bình thường, phần xương hàm sẽ phát triển nhờ lực kích thích ở quá trình ăn nhai. Nếu răng mất đi, không còn lực tác động thì xương hàm cũng tiêu dần đi. Khi tiêu xương hàm quá nhiều sẽ khiến cho phần má hóp lại, da mặt sẽ trở nên nhăn nheo, chảy xệ và lão hóa sớm.

– Dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác: Khi răng bị nhổ sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, các mảng thức ăn dễ kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Lâu dần gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… thậm chí là làm mất các răng kế bên.

Nhổ răng cấm không trồng lại có sao không

Nhổ răng cấm không trồng lại có sao không

4. Phương pháp trồng răng cấm tối ưu nhất?

Để hiểu hơn về các phương pháp trồng răng hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bảng so sánh sau đây nhé!

Phương phápTrường hợp áp dụngƯu điểmNhược điểm
Hàm giả tháo lắp– Mất nhiều răng hay toàn hàm

– Người có sức khỏe yếu, bị tiêu xương hàm nhiều

– Chi phí thấp

– Thực hiện được trong thời gian ngắn

– Lực nhai yếu nên chỉ ăn được thực phẩm mềm

– Độ bền thấp

Cầu sứ cố địnhBị mất 1 răng (nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng hai bên để tạo cầu răng, nhằm thay thế răng mất)– Chức năng nhai như răng thật

– Thẩm mỹ cao

– Bền chắc

– Không ngăng ngừa được tình trạng tiêu xương, các bệnh lý xung quanh răng

– Răng xung quanh răng cấm phải chắc khỏe mới làm được cầu răng

Trồng trụ ImplantCó thể thực hiện được cho 1 răng hoặc nhiều răng

(bác sĩ sẽ đặt trụ implant trong xương hàm thay thế chân răng, sau đó 4-6 tháng implant tích hợp vào xương sẽ làm răng sứ trên implant)

– Tính thẩm mỹ cao

– Khôi phục lại khả năng ăn nhai hoàn toàn như răng thật

– Tránh các bệnh lý về răng

– Bảo tồn được xương hàm răng đã mất

– Tránh tình trạng tiêu xương

– Giữ vững những chiếc răng thật xung quanh

– Chi phí cao

– Phải phẫu thuật đặt implant

Từ bảng trên có thể thấy sau khi nhổ răng cấm bạn nên thực hiện phương pháp trồng trụ Implant là giải pháp tối ưu nhất. Để hiểu hơn về phương pháp này bạn đọc có thể xem trực tiếp

Như vậy, nhổ răng cấm hàm dưới rất quan trọng, do đó cần trồng răng giả để không ảnh hưởng đến các răng còn lại của hàm. Hãy mô tả tình trạng răng cấm của bạn bằng cách kết nối ngay với chuyên gia qua hotline 1900.6900 để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Hiển thị nguồn

Kiến thức nha khoa: “Không trồng răng giả sau khi nhổ răng có sao không?”

Bác sĩ nha khoa: “Răng cấm một bên hàm bị sâu nặng nhổ có bị hóp má không”

Nhà thuốc Long Châu: “Có nên trồng răng giả không? Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được”

Scottsdale Family Smiles: “Tooth Replacement Options After a Tooth Extraction”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề giải đáp nhổ răng cấm
Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm phải làm sao để khắc phục dứt điểm?

Đau răng cấm là hiện tượng không hiếm gặp , tình trạng này gây ra nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khả năng ăn nhai.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Nhổ răng cấm được thực hiện khi nào, những lưu ý quan trọng

Để tránh ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận, nhổ răng cấm là một thủ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định cho trường hợp răng gặp phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên – Những điều quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cấm hàm trên được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng như sâu răng nghiêm trọng, viêm tủy không thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Giải đáp: Nhổ răng cấm có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng cấm là thủ tục phẫu thuật nhằm loại bỏ chiếc răng số 6 bị hư hại không thể bảo tồn. Bởi răng cấm đóng vai trò quan trọng trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Lưu ý trước khi nhổ

Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Lưu ý trước khi nhổ

Răng cấm bị sâu xâm nhập vào mô mềm và gây tổn thương nghiêm trọng thì việc nhổ bỏ là giải pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Răng cấm có thay không? Những vấn đề thường gặp về răng cấm

Răng cấm có thay không? Những vấn đề thường gặp về răng cấm

Răng cấm thường được biết đến là chiếc răng cố định trên xương hàm. Răng cấm giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map