Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do đó, đối với câu hỏi nhổ răng hàm không trồng lại có sao không thì đáp án của chúng tôi luôn là CÓ. Thậm chí, về lâu dài những hệ lụy trên sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Răng hàm bao gồm 2 nhóm là: răng hàm nhỏ (số 4, 5) và răng hàm lớn (số 6, 7 và 8), dù kích thước có sự khác nhau, nhưng chúng vẫn đảm nhận chức năng chính là nghiền nát thức ăn.
Cùng với đó, răng hàm còn có rất nhiều vai trò quan trọng khác nhau đối với sức khỏe cũng như thẩm mỹ răng miệng.
Do đó, dù bị nhổ răng hàm bởi bất kỳ lý do nào nếu không tiến hành trồng lại thì bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều ảnh hưởng, nguy hiểm như giảm khả năng ăn nhai, xương hàm bị thoái hóa, tăng khả năng mắc các bệnh lý răng miệng…
Một điều dễ nhận thấy nhất là sau khi nhổ răng xong sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm. Dù các răng hàm nằm ở vị trí bên trong, nhưng với các răng số 4 và số 5 khi trò chuyện hay cười thì vẫn sẽ lộ ra.
Thêm vào đó, về lâu dài các răng trên cung hàm sẽ có xu hướng xô lệch, nghiêng về vị trí đã mất răng, không còn sự cân đối như ban đầu. Chắc chắn một hàm răng không còn sự đều đặn, sẽ khiến chúng ta trở nên mất tự tin đi rất nhiều.
Về lâu dài, nếu xảy ra tình trạng xương hàm bị tiêu biến thì phần má ngoài còn bị hóp lại khiến thẩm mỹ tổng thể của cả gương mặt giảm sút.
Nhổ răng hàm không trồng lại làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Vai trò quan trọng của răng hàm là nhai và nghiền nát thức ăn.
Do đó khi bị mất răng hàm, nhất là răng số 6 và số 7 thì lực ăn nhai chắc chắn giảm sút nghiêm trọng, thức ăn không được nghiền nhỏ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Thậm chí đây còn là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đường ruột…
Hơn thế, thức ăn khi không được nhai kỹ, nghiền nát còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều đó về lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, suy nhược và nặng hơn là suy dinh dưỡng.
Khi răng hàm bị nhổ đi thì lực nhai tác động đến vùng xương hàm phía dưới cũng không còn, nên tế bào xương không được kích thích sinh trưởng và dần bị thoái hóa dẫn đến tình trạng tiêu biến xương.
Thông thường, từ tháng thứ 3 sau khi mất răng thì mật độ, số lượng và chất lượng xương hàm sẽ bắt đầu bị tiêu biến. Càng về sau tốc độ thoái hóa càng nhanh chóng, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
+ Lão hóa sớm: Như đã đề cập đến ở phần trên, khi xương hàm bị tiêu biến sẽ gây ra tình trạng má bị hóp vào và khiến vùng da xung quanh bị chảy xệ với nhiều nếp làm cho gương mặt của bạn trở nên già nua.
+ Khó phục hình răng: Xương hàm nếu như bị thoái hóa nặng sẽ rất khó tiến hành phục hình răng giả. Đặc biệt là đối với phương pháp cấy ghép Implant. Khi chất lượng xương hàm không đảm bảo, bắt buộc bạn phải thực hiện ghép xương giả trước.
Tại khoảng trống mất răng, phần nướu sẽ không còn được bảo vệ tốt nên rất dễ bị tổn thương, trầy xước.
Thêm vào đó, đây cũng là vị trí dễ tích tụ lại mảng bám, cặn thức ăn thừa và trở thành nơi “trú ngụ” của vi khuẩn gây hại, dẫn tới các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Tăng nguy cơ các bệnh răng miệng
Tuy rằng đối với nhóm răng hàm thì điều trên ít xảy ra hơn, nhưng trên thực tế vẫn có một số người sau khi mất răng hàm đã gặp phải tình trạng phát âm sai, không rõ chữ và thậm chí là mất cả tiếng.
Bởi khi bị mất răng thì sự tương quan giữa ba bộ phận môi – lưỡi – răng đã không còn được đảm bảo. Do đó, bạn rất khó nói tròn vành, rõ chữ như lúc trước.
Nhổ răng hàm và cụ thể là răng hàm dưới nếu không trồng lại sẽ tác động tới dây thần kinh, bởi đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với các ống dây thần kinh vùng hàm mặt.
Nên khi mất răng hàm dưới lâu ngày thì xương hàm bị thoái hóa nhanh, sụt thấp xuống và từ đó ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Nếu tình trạng trên kéo dài, dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều còn gây cản trở cho việc phục hình răng trong tương lai.
Đối với các trường hợp nhổ răng hàm ở hàm trên, nếu như không tiến hành phục hình lại sẽ khiến phần xoang hàm dần mở rộng xuống tận vị trí mất răng cũng như khu vực xung quanh.
Khi xoang hàm mở rộng sẽ khiến cho xương hàm bị phá hủy từ trong ra ngoài và thúc đẩy quá trình tiêu biến ổ xương răng nhanh chóng hơn.
Ảnh hưởng tới xoang hàm
Thực chất vẫn có hai trường hợp nhổ răng hàm không trồng lại mà vẫn an toàn, không dẫn đến các hệ quả nguy hiểm như trên đó là nhổ răng số 8 và nhổ răng khi tiến hành chỉnh nha.
Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, đây là chiếc răng phát triển cuối cùng trên cung hàm nên chúng không có quá nhiều chức năng về ăn nhai hay thẩm mỹ.
Ngược lại răng số 8 lại gây ra không ít “phiền phức” cho chúng ta, đặc biệt là trong các trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, kẹt thẳng…
Trong các trường hợp như vậy, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho khách hàng. Bởi răng số 8 mọc sai vị trí sẽ gây ra không ít ảnh hưởng.
Do răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng nên sau khi bị nhổ đi chúng cũng không làm suy giảm chức năng ăn nhai, khả năng giao tiếp, thẩm mỹ… vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Nhổ răng số 8
Khi niềng răng, nếu cung hàm của bạn quá nhỏ, răng mọc chen chúc, xô lệch, thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng tạo khoảng trống giúp các răng di chuyển về đúng vị trí.
Các răng thường được nhổ khi chỉnh nha là răng số 4, 5 hoặc 8, đây cũng là các trường hợp không cần phải trồng lại răng giả.
Vì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại các răng trên cung hàm sao cho chúng dàn đều, lấp đầy các khoảng trống nên chắc chắn tình trạng tiêu xương hàm cũng sẽ không xảy ra.
Nhổ răng khi niềng răng
Thực chất có rất nhiều yếu tố quyết định tới thời gian trồng răng thay thế các răng hàm đã bị mất, nhưng quan trọng nhất vẫn là tốc độ lành thương và phương pháp phục hình.
Thường thì từ 1 – 2 tháng sau khi nhổ răng hàm, thì chúng ta đã có trồng được răng giả đối với phương pháp hàm tháo lắp và bắc cầu răng sứ.
Riêng đối với phương pháp trồng răng Implant thì có hai trường hợp là trồng răng giả tức thì và sau 2 – 3 tháng. Điều đó sẽ phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng và mức độ lành thương.
Sau khi nhổ răng hàm, bạn có thể cân nhắc tới 3 phương pháp phục hình răng giả là hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant.
Mỗi một phương pháp sẽ có cách thức thực hiện và ưu – nhược điểm khác nhau. Đây cũng chính là những điều mà bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Răng giả tháo lắp (hàm giả tháo lắp) là phương pháp phục hình răng bị mất linh hoạt, tức là chúng ta có thể tháo hoặc lắp một cách dễ dàng trong suốt quá trình sử dụng.
Về cấu tạo răng giả tháo lắp sẽ bao gồm 1 nền hàm hoặc khung hàm và răng giả phục hình.
+ Ưu điểm: Phương pháp trên sẽ không tạo ra tác động xâm lấn khi phục hình nên bạn cũng sẽ không bị đau chút nào. Trên hết, trong 3 phương pháp thì hàm giả tháo lắp có mức chi phí rẻ nhất.
+ Nhược điểm: Tuổi thọ sử dụng của chúng lại rất ngắn chỉ khoảng 3 – 5 năm, chưa kể còn dễ bị rơi ra gây mất thẩm mỹ. Do chỉ phục hình được phần thân răng, nên răng giả tháo lắp không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Bắc cầu răng sứ là phương pháp được tiến hành dựa trên nguyên tắc mài đi 2 răng bên cạnh làm trụ, để nâng đỡ toàn bộ phần mão sứ phía trên.
Một cầu răng sứ sẽ có cấu tạo gồm nhiều mão sứ được thiết kế dính liền với nhau.
+ Ưu điểm: Đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng, phục hồi khả năng ăn nhai khoảng 70%. Vì là phương pháp cố định nên việc vệ sinh răng miệng rất dễ dàng, không mất nhiều thời gian như phương pháp hàm giả tháo lắp. Hơn thế răng sứ được chế tác với khả năng chịu lực tốt nên bạn có thể ăn uống một cách thoải mái.
+ Nhược điểm: Phương pháp trên sẽ tạo ra tác động xâm lấn đối với các răng bên cạnh khi phải mài răng làm trụ. Đồng thời cầu răng sứ chỉ sử dụng được từ 7 – 10 năm và cũng không ngăn chặn được tình trạng xương hàm bị thoái hóa.
Cấy ghép Implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng hàm bị mất tối ưu nhất, với rất nhiều điểm cộng vượt trội.
Cấu tạo của răng Implant sẽ gồm 3 bộ phận là chân trụ, khớp nối Abutment và mão sứ. Để phục hình răng bị mất, bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào ổ xương hàm.
Sau một thời gian trụ tích hợp thành công với xương hàm và các mô mềm xung quanh thì, mới lắp mão sứ bên trên thông qua khớp nối Abutment.
+ Ưu điểm: Phục hình toàn diện về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khách hàng. Tuổi thọ sử dụng từ 20 – 25 năm, nếu biết cách chăm sóc thì có thể sử dụng vĩnh viễn. Quan trọng hơn cả, răng Implant là giải pháp duy nhất giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
+ Nhược điểm: Đây là phương pháp có mức chi phí phục hình đắt đỏ nhất, hơn thế không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện. Chưa kể, thời gian trồng răng kéo dài đến vài tháng.
Cấy ghép Implant
Thông qua những chia sẻ trên đây, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ về vấn đề nhổ răng hàm không trồng lại sao không. Có thể thấy rằng, việc nhổ răng hàm mà không trồng lại sẽ mang tới không ít ảnh hưởng, nguy hiểm cho chính sức khỏe răng miệng của chúng ta. Đây cũng là lý do vì sao sau khi thực hiện nhổ răng, các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên phục hình răng càng sớm càng tốt.
Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó là những chiếc răng bị hư hỏng nặng,
Bạn nên nhổ răng hàm trên trong các trường hợp răng bị lung lay nhiều, gãy/vỡ do chấn thương, sâu nặng, mọc sai vị trí và viêm nhiễm
Tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng hàm sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày và sau 4 – 7 ngày sẽ biến mất. Nhưng đây cũng là một
Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Việc tự nhổ răng hàm trên là điều hoàn toàn không an toàn, chỉ cần một sai sót nhỏ khi thực hiện cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×