Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng hàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để GIẢM ĐAU

Nhổ răng hàm xong ngoài việc chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình lành thương, tránh nhiễm trùng. Vậy nhổ răng hàm kiêng gì và nên ăn gì là tốt nhất? Cùng nha khoa Paris đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1/ Nhổ răng hàm kiêng ăn gì để không chảy máu, nhiễm trùng?

Phần lớn các biến chứng sau khi nhổ răng hàm là do chế độ chăm sóc và ăn uống không khoa học. Bệnh nhân thường chủ quan không kiêng khem cẩn thận khiến vết thương bị chảy máu, nhiễm trùng. Vậy nhổ răng hàm kiêng ăn gì?

– Các loại thực phẩm, đồ uống chua, cay, nóng

Các loại thực phẩm, đồ uống quá chua, cay, nóng như: dưa cà muối, ớt, súp, trà, cà phê,… tác động xấu đến vết thương sau khi nhổ răng hàm khiến bạn có cảm giác đau sót, sưng tấy. Nhiệt độ quá nóng sẽ làm hòa tan cục máu đông, gây hiện tượng khô ổ răng, nhiễm trùng.

Nhổ răng hàm kiêng ăn gì? Cần kiêng nhóm thực phẩm chua, cay, nóng

Nhổ răng hàm kiêng ăn gì?

– Các loại hạt khô, đồ ăn vặt

Khi nhai các loại hạt điều, hướng dương,… hay những đồ ăn vặt như bim bim, khoai tây chiên rất dễ để lại vụn trên răng, nhất là khi răng hàm mới  nhổ để lại lỗ. Thức ăn còn sót lại lâu ngày có thể gây nhiễm trùng ổ răng, sâu răng bên cạnh và hôi miệng.

– Đồ ăn quá cứng, dai

Khi mới nhổ răng hàm, bạn không nên dùng quá nhiều lực để nhai thức ăn. Vết thương chưa lành có thể bị rách lớn hơn, mất máu nhiều rất nguy hiểm. Tuyệt đối không được nhai trực tiếp vào vị trí răng hàm mới nhổ, cho tới khi lành hẳn, không còn chảy máu và vết thương hở.

– Nhổ răng kiêng ăn thịt gà, đồ nếp

Bất kỳ nhổ răng nào, bạn cũng không nên ăn đồ nếp, thịt gà, xôi,… vì chúng có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn.

– Đồ ăn chứa nhiều đường

Thức ăn ngọt chứa nhiều đường là món ăn ưa thích của vi khuẩn gây bệnh. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, các tác nhân này sẽ tích tụ và gây ra một số bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng,…

Các loại đồ ngọt rất bắt mắt thu hút nhưng là nguyên nhân gây bệnh răng miệng hàng đầu.

Các loại đồ ngọt rất bắt mắt thu hút nhưng là nguyên nhân gây bệnh răng miệng hàng đầu.

Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt bởi đường có trong đồ ngọt phản ứng với nước bọt có tính axit gây ra phản ứng khử, càng làm cho tình trạng viêm thêm kéo dài.

– Các chất kích thích

Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện để phần lợi tổn thương có thời gian hồi phục nhanh hơn.

2/ Nhổ răng hàm nên ăn gì giúp mau lành vết thương?

Trong khoảng 1 tuần đầu, bạn nên tuân thủ chế đố ăn uống dưới đây để hạn chế sưng đau, một trong số đó có thể giúp vết thương mau lành hơn.

Đồ ăn, thức uống mềm, dễ nuốt

Mới nhổ răng phần nướu còn khá nhạy cảm, nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như: cháo, súp, sinh tố. Trong 2 ngày đầu tiên, bạn chỉ nên ăn những loại đồ ăn này nhưng chỉ để ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Thực phẩm giàu chất đạm

Tăng cường bổ sung các loại thịt gà, thịt lợn, đặc biệt là hải sản sau khi nhổ răng bởi chúng có hàm lượng protein và các chất thiết yếu tốt cho răng miệng và kích thích nướu răng được lấp đầy nhanh hơn.

Tuy nhiên, tất cả các thực phẩm này đều phải được chế biến cẩn thận, gỡ hết xương nếu có, sau đó, nghiền nhỏ hoặc ninh nhừ để không phải dùng lực nhai quá nhiều.

Nhổ răng hàm nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm

Nhổ răng hàm nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm.

Các loại rau xanh

– Nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả. Có thể uống nước trái cây ép hoặc nước ép từ một số loại rau củ có tính mát như: cà rốt, rau má giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể sau khi nhổ răng hàm.

Rau củ quả rất tốt cho quá trình hồi phục sau khi nhổ răng hàm

Rau củ quả rất tốt cho quá trình hồi phục sau khi nhổ răng hàm

Tuy nhiên, có một số tranh cãi cho rằng nhổ răng có được ăn rau muống không? Câu trả lời là rau muốn nằm trong danh sách nhổ răng hàm kiêng ăn gì vì có chứa thành phần làm tăng sinh biểu mô dẫn tới hiện tượng vết thương hở lồi. Nếu mới nhổ răng, để không có thịt lồi trong hốc răng gây ảnh hưởng tới việc phục hình về sau, bạn không nên ăn rau muống.

Tóm lại, bạn chỉ cần nhớ danh sách nhổ răng hàm kiêng ăn gì để tránh, còn lại có thể ăn các đồ ăn khác bình thường, nhưng tất cả phải được xay nhỏ để dễ nuốt, tránh dùng lực nhai quá nhiều.

3/ Nhổ răng hàm xong nên làm gì?

Bên cạnh nhổ răng hàm kiêng ăn gì, bạn cũng nên nhớ lưu ý một vài điều sau để ăn nhai bình thường và không ảnh hưởng xấu đến vết thương:

Ngậm chặt bông gòn khoảng 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu.

Tuyệt đối không đưa sờ tay, dùng vật nhọn chọc vào vết nhổ vì có thể làm chảy máu, nhiễm trùng nặng.

Uống thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tránh nhiễm trung, đau nhức.

Không nên nên súc miệng quá nhiều trong 1 – 2 giờ đầu sau khi nhổ răng.

Chỉ nên súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng, nghiêng đầu về phía răng hàm mới nhổ để lấy được hết thức ăn mắc lại trong lỗ nhổ răng.

Trong ngày thứ 2, vệ sinh răng miệng cẩn thận, kết hợp dùng chỉ nha khoa nhưng trán tác động trực tiếp và vết nhổ răng.

Trong ngày tiếp theo, bạn nên súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng, nghiêng đầu về phía răng hàm mới nhổ để lấy được hết thức ăn mắc lại trong lỗ nhổ răng.

Có thể chườm lạnh khoảng 20 phút bên ngoài má để giảm bớt đau nhức, hạn chế phù nề.

Vết sưng và cảm giác đau nhức có thể vẫn còn diễn ra sau đó khoảng 2 – 3 ngày sau nhổ răng, việc này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn, hãy đến nha khoa kiểm tra lại.

Sau khoảng 3 – 4 tháng kể từ khi nhổ răng cần lắp răng giả bằng phương pháp làm cầu răng sứ để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng hàm
Nhổ răng hàm: trường hợp nào cần nhổ, lưu ý điều gì

Nhổ răng hàm: trường hợp nào cần nhổ, lưu ý điều gì

Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu giúp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đang có vấn đề ra khỏi hàm. Đó là những chiếc răng bị hư hỏng nặng,

Có nên nhổ răng hàm trên không – Các trường hợp cần phải nhổ

Có nên nhổ răng hàm trên không – Các trường hợp cần phải nhổ

Bạn nên nhổ răng hàm trên trong các trường hợp răng bị lung lay nhiều, gãy/vỡ do chấn thương, sâu nặng, mọc sai vị trí và viêm nhiễm

Nhổ răng hàm đau mấy ngày? 5 cách giảm đau dành cho bạn

Nhổ răng hàm đau mấy ngày? 5 cách giảm đau dành cho bạn

Tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng hàm sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày và sau 4 – 7 ngày sẽ biến mất. Nhưng đây cũng là một

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại

Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Góc giải đáp: Trẻ 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không: 7 tác hại cần biết

Nhổ răng hàm không trồng lại sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, xương hàm tiêu biến, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng… Do

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map