Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng số 6 bị đau không – Tips giảm đau hiệu quả

Nhổ răng số 6 bị đau là hiện tượng không thể tránh khỏi bởi quá trình nhổ có sự xâm lấn tới mô nướu, dây chằng quanh răng… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi vấn đề trên sẽ được hạn chế tối đa nhờ bác sĩ tiêm thuốc tê trước khi thực hiện. Sau khi nhổ răng, bạn có thể giảm đau bằng cách: cắn chặt miếng gạc, chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau, ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách.

1. Khi nào cần nhổ răng số 6

Răng số 6 thuộc nhóm răng cấm, có vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nhổ răng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Răng bị sâu ở mức độ nặng, phần thân răng bị phá hủy nghiêm trọng, không thể điều trị triệt để bằng kỹ thuật thông thường. Nếu không nhổ răng, vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục phát triển và tác động xấu tới các răng liền kề.
  • Răng số 6 bị viêm nhiễm mãn tính, đã điều trị nhiều lần nhưng vẫn tái phát, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Răng số 6 mắc các bệnh lý răng miệng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm quanh cuống răng…
  • Răng bị lung lay nặng, không còn bám chắc trong xương hàm.
  • Răng bị gãy, vỡ lớn chỉ còn lại một ít chân răng do tai nạn, va chạm mạnh khi chơi thể thao… Khi đó, phương pháp bọc răng sứ hay trám răng đều không thể phát huy được hiệu quả đúng như mong muốn.
Răng số 6 bị sâu nghiêm trọng cần nhổ bỏ

Răng số 6 bị sâu nghiêm trọng cần nhổ bỏ để tránh vi khuẩn lây lan sang những răng liền kề

2. Nhổ răng số 6 bị đau không

Trước khi bắt đầu nhổ răng số 6, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê với liều lượng phù hợp nên bạn hoàn toàn thoải mái và không hề cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Thông thường, thuốc tê chỉ có hiệu quả trong khoảng 60 – 90 phút, tính từ thời điểm gây tê. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở vị trí nhổ.

So với nhóm răng cửa hay răng nanh, nhổ răng số 6 sẽ gây đau hơn. Bởi răng số 6 là một trong những chiếc răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Không chỉ vậy, răng hàm số 6 có khoảng 2 – 3 chân nên mức độ xâm lấn cũng nhiều hơn.

3. Nhổ răng số 6 bị đau mấy ngày

Bác sĩ Hứa Cẩm Hà tại Nha Khoa Paris chi nhánh Cộng Hòa cho biết, những cơn đau nhức do nhổ răng số 6 sẽ dần thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Khoảng 5 – 7 ngày sau nhổ răng, tình trạng đau, khó chịu gần như đã biến mất hoàn toàn.

Trong đó, một vài ngày đầu tiên là thời điểm cơn đau ở mức độ nặng nhất bởi vết thương khi đó vẫn còn rất mới và nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng trên sẽ dần dần giảm bớt.

Nhổ răng số 6 bị đau khoảng 5 - 7 ngày

Tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng số 6 thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày

4. Làm gì sau khi nhổ răng số 6 để giảm đau nhức

Để những cơn đau nhức sau khi nhổ răng số 6 nhanh chóng được xoa dịu, bạn có thể áp dụng các tips sau: cắn chặt miếng gạc, chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau, ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách.

4.1. Cắn chặt miếng gạc

Sau khi nhổ răng hàm số 6, bạn cần cắn chặt miếng gạc trong khoảng 30 – 45 phút. Điều đó sẽ tạo một lực ép giúp vết thương nhanh chóng cầm máu và hỗ trợ giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được nghiến miếng gạc bởi có thể làm ảnh hưởng xấu tới vết thương và kéo dài thời gian hồi phục.

Ngoài ra, miếng gạc mà bạn sử dụng cần phải đảm bảo vô trùng. Nếu không, vi khuẩn bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào trong vết thương và gây biến chứng nhiễm trùng.

4.2. Chườm đá lạnh

Đây là phương pháp giảm đau nhức truyền thống nhưng hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Nhiệt lạnh được tác động liên tục làm cho các mạch máu bị co lại, giảm tuần hoàn tại chỗ và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn sạch. Sau đó, bạn cho một vài viên đá lạnh vào trong và chườm nhẹ nhàng lên phần má bên ngoài vị trí nhổ răng số 6. Mỗi lần, bạn chỉ nên chườm trong khoảng khoảng 10 – 15 phút. Nếu như bạn chườm lạnh quá lâu, da mặt rất dễ bị tổn thương, thậm chí gây cứng hàm.

Chườm đá lạnh giảm đau răng

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau hiệu quả sau khi nhổ răng số 6

4.3. Uống thuốc

Uống thuốc được xem là biện pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả nhất sau khi nhổ răng số 6. Một số loại thuốc mà bạn có thể dùng là: Paracetamol, Acetaminophen… Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ. Việc uống sai loại thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi…

4.4. Chế độ ăn uống khoa học

Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng số 6, bạn chỉ nên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được ăn, nhai ở vị trí nhổ răng vì có thể làm ảnh hưởng xấu tới vết thương. Ngoài ra, bạn vẫn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau chóng hồi phục.

Những loại thực phẩm mà bạn cần kiêng sau nhổ răng gồm có:

  • Thực phẩm cứng: mía, sườn sụn… Đây là những loại thực phẩm cần đến lực nhai mạnh. Do đó, vết thương có thể bị tác động và gây đau nhức kéo dài.
  • Thực phẩm cay: ớt, hạt tiêu, mì cay… Những đồ có tính cay, nóng sẽ làm cho vết nhổ dễ bị kích ứng kém theo tình trạng đau nhức dai dẳng.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: rượu, bia, bò húc… Chất kích thích không chỉ kéo dài thời gian lành thương mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thực phẩm giòn: bánh quy, đồ chiên, rán… Mảnh vụn của thức ăn có thể lọt xuống vị trí mới nhổ răng và khó có thể loại bỏ. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhức và sưng tấy dai dẳng.
Rượu, bia có thể làm vết nhổ răng số 6 bị nhiễm trùng

Rượu, bia có thể làm vết nhổ răng số 6 bị nhiễm trùng

4.5. Vệ sinh răng miệng đúng cách

24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng số 6 là khoảng thời gian cục máu đông hình thành để cầm máu và bảo vệ vết thương. Khi đó, bạn không nên súc miệng bằng nước muối. Bởi muối là một nguyên liệu có tính sát khuẩn cao nên có thể khiến cho cục máu đông không được hình thành hoặc tan sớm.

Ngoài ra, bạn cũng không được chải răng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Để làm sạch khoang miệng, bạn chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng với nước ấm.

Sang đến ngày thứ 2, bạn có thể đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem chuyên dụng. Tuy nhiên, trong quá trình đánh răng, bạn chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh đau nhức cũng như tác động tới vết thương.

Bên cạnh đó, bạn vẫn cần duy trì thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước muối sinh lý. Có như vậy, những mảng bám và cặn thức ăn thừa trong khoang miệng mới được loại bỏ hoàn toàn.

5. Đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng 6 do đâu

Trên thực tế vẫn có một vài người bị đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng hàm số 6. Tình trạng trên thường xảy ra do những nguyên nhân sau: nhiễm trùng, nhổ sót chân răng, tổn thương các mô xung quanh, viêm ổ răng khô…

5.1. Nhiễm trùng

Đây là biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng số 6, thường xảy ra do quá trình nhổ răng không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc chăm sóc vết thương sai cách. Những dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng là đau nhức kéo dài, cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, vết nhổ có mủ…

Nếu biến chứng nhiễm trùng không được xử lý sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu. Thậm chí chúng còn gây nguy hiểm tới tính mạng.

5.2. Nhổ sót chân răng

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhổ sót chân răng là do bác sĩ chuyên môn kém, trang thiết bị lạc hậu và không chụp phim X-quang cẩn thận trước khi nhổ răng. Chân răng không được loại bỏ hoàn toàn sẽ gây nên những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài nhiều ngày. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan sang cả các bộ phận xung quanh như hàm, má, thái dương…

5.3. Tổn thương các bộ phận khác

Trong quá trình nhổ răng số 6, nếu như bác sĩ sử dụng lực quá mạnh thì nguy cơ xâm lấn tới xương hàm, răng liền kề, dây thần kinh… là rất cao. Khi đó, hiện tượng đau nhức dai dẳng là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, đối với trường hợp tổn thương dây thần kinh, bạn còn có nguy cơ bị tê lưỡi, cứng hàm, liệt cơ… vĩnh viễn.

5.4. Viêm ổ răng khô

Viêm ổ răng khô cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng số 6. Hiện tượng trên xảy do cục máu đông không hình thành đầy đủ hoặc bị tiêu đi quá sớm, làm lộ phần xương ổ răng ra bên ngoài.

Khi bị viêm ổ răng khô, cảm giác đau nhức có thể lan rộng đến cả mang thai. Ngoài ra, hơi thở còn có mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.

Biến chứng viêm ổ răng khô gây đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng

Biến chứng viêm ổ răng khô gây đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng

5.5. Tình trạng sức khỏe tổng quát

Những người đang mắc các bệnh lý toàn thân, người vừa khỏi bệnh… thường không được bác sĩ chỉ định nhổ răng số 6. Bởi sức đề kháng yếu hơn so với người bình thường. Ngoài ra, khả năng đông máu và lành thương cũng không tốt. Vì vậy, việc nhổ răng có thể xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, kéo theo tình trạng nhiễm trùng và chảy máu kéo dài.

6. Cách xử lý khi bị đau nhức kéo dài sau nhổ răng

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, tình trạng đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng số 6 là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nhổ sót chân răng, tổn thương xương hàm… Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra vết nhổ, xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời. Nếu như tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhìn chung, nhổ răng số 6 bị đau là hiện tượng bình thường nên bạn không phải lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện cơn đau nếu như chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp đau nhức kéo dài nhiều ngày, không thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Có 0 bình luận bài Nhổ răng số 6 bị đau không – Tips giảm đau hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map