Tình trạng đau nhức răng hàm dưới nếu như không được chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm như giảm khả năng ăn nhai, mất răng, tiêu xương răng… Để cơn đau nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng 3 cách sau: các mẹo dân gian, uống thuốc tây y và chữa trị tại cơ sở nha khoa uy tín.
Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, hiện tượng đau răng hàm dưới bên trái, bên phải là do các nguyên nhân chính sau: sâu răng, viêm nhiễm tủy, viêm nha chu, áp xe răng và răng khôn mọc lệch.
Khoang miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ dần dần xâm nhập vào sau trong tủy răng gây nên tình trạng viêm nhiễm tủy. Đây là nguyên nhân chính khiến cho răng ở hàm dưới bị ê nhức và làm ảnh hưởng xấu tới khả năng ăn nhai.
Nhức răng hàm dưới do sâu răng
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng mà rất nhiều người gặp phải. Theo thời gian, cao răng sẽ dần tích tụ nhiều trên bề mặt răng khiến vi khuẩn có hại dễ phát triển và tấn công các mô nướu. Khi đó, các bộ phận xung quanh răng sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ và gây nên những cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Áp xe răng cũng là một biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý răng miệng và nứt răng. Hiện tượng nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện từ sâu bên trong răng, sau đó lan dần sang các bộ phận khác.
Triệu chứng điển hình của áp xe răng chính là đau nhức kéo dài, có mủ, máu và chảy dịch ra bên ngoài. Nếu như không khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô lan tỏa, viêm hạch…
Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi đã kể đến ở phần trên, răng khôn mọc lệch lạc cũng có thể gây nên tình trạng đau nhức răng hàm dưới. Đối với trường hợp cung hàm không còn đủ khoảng trống, răng số 8 sẽ mọc lệch lạc và mọc ngầm dưới nướu, thậm chí đâm sang chân răng hàm 7.
Đi kèm với những cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng, răng khôn mọc ngầm còn gây nên nhiều rủi ro như: viêm lợi, đau khớp, mô mềm xung quanh bị tổn thương…
Nhức răng hàm do mọc răng khôn
Nhiều bác sĩ đã nhận định, tình trạng đau nhức răng hàm dưới nếu như không được chữa trị và khắc phục kịp thời có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm, cụ thể như sau:
Giảm khả năng ăn nhai: Răng hàm là nhóm răng đóng vai trò chủ chốt trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Răng bị đau nhức chắc chắn sẽ làm cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Thức ăn không được nghiền nát kỹ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Tiêu xương răng: Tình trạng đau nhức răng không được chữa trị sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm lấn và gây tổn hại nghiêm trọng tới cấu trúc răng. Sau một khoảng thời gian, xương ổ răng sẽ dần dần bị tiêu biến. Đây là nguyên nhân khiến cho má hóp lại, da nhăn nheo và làm mất tính thẩm mỹ của tổng thể gương mặt.
Mất răng: Răng hàm bị sâu ở mức độ nặng, vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy gây nên tình trạng viêm nhiễm. Khi đó, răng sẽ bị lung lay, thậm chí có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng tới những răng liền kề: Nếu như tình trạng đau nhức răng hàm không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ dần dần lan sang và làm tổn hại những răng ở vị trí liền kề
Để nhanh chóng xoa dịu cơn đau nhức răng ở hàm dưới, bạn có thể áp dụng 3 cách sau: mẹo dân gian, uống thuốc tây y và chữa trị tại cơ sở nha khoa uy tín.
4 cách trị đau nhức răng dân gian tại nhà an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất gồm có: chườm đá lạnh, sử dụng nước muối, lá bạc hà và lá trầu không.
Chườm đá là phương pháp giảm đau truyền thống nhưng được rất nhiều người áp dụng bởi có hiệu quả tốt. Hơi lạnh tỏa ra từ đá sẽ làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh vị trí đau răng. Nhờ vậy, những cơn đau nhức sẽ được thuyên giảm đi đáng kể.
Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 – 3 viên đá già cho vào 1 lớp túi nilon và bọc khăn sạch ở bên ngoài. Ngoài ra, để tiện lợi hơn, bạn có thể mua những loại túi chườm làm từ chất liệu silicon. Sau đó, chườm đá lên vùng má bên ngoài khu vực đau nhức răng hàm khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, trong quá trình chườm, bạn nên di chuyển túi đá theo đường tròn, tuyệt đối để tránh trường hợp bỏng lạnh.
Chườm lạnh giúp làm giảm ê nhức răng
Không chỉ là một gia vị cần thiết trong mỗi món ăn hàng ngày, muối còn có công dụng giảm đau nhức răng cực kỳ hiệu quả nhờ đặc tính sát khuẩn cao. Khi răng hàm có biểu hiện bị đau nhức, bạn có thể pha ngay một cốc nước muối loãng để súc miệng.
Tuy nhiên, bạn không nên pha quá mặn bởi nó có thể gây kích ứng nướu, làm miệng và họng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc.
Hàng ngày, sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối và ngậm trong khoảng 60 – 90 giây ở bên răng hàm bị đau nhức. Tình trạng đau nhức răng sẽ nhanh chóng giảm bớt. Không chỉ vậy, nước muối giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn còn sót lại giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Trong đông y, lá bạc hà là một loại thảo dược giúp nhanh chóng cải thiện những cơn đau nhức răng do có chứa các hoạt chất gây tê tự nhiên. Phương pháp giảm đau bằng lá bạc hà rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bạn chỉ cần lấy một ít lá bạc hà khô đun với nước trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng 2 – 3 lần một ngày. Mỗi lần thực hiện, bạn nên ngậm trong vòng 1 – 3 phút để nước lá bạc hà có thể thấm sâu vào trong răng, nướu. Chỉ cần duy trì khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt.
Sử dụng lá trầu không cũng là một mẹo trị đau nhức răng hàm mà bạn nên áp dụng. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 5 – 10 lá trầu sạch và đem giã nát cùng với một chút muối. Sau đó, bạn cho khoảng 1 – 2 chén rượu trắng vào, trộn đều, ngâm trong khoảng 10 – 20 phút và dùng rây để lọc lấy nước.
Bạn có thể sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng hàng ngày hoặc dùng tăm bông thấm nước và chấm nhẹ lên vùng răng đau nhức. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Lá trầu không có công dụng giảm đau răng
Bên cạnh những mẹo dân gian trên, bạn có thể uống các loại thuốc tây y sau để giảm đau nhanh chóng: Paracetamol, Alaxan và Dorogyne. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định đối với trường hợp nhức răng hàm dưới do sâu răng, mọc răng khôn… Thuốc được sử dụng với liều lượng như sau:
Người lớn: uống 1 – 2 viên/lần sau ăn, mỗi lần nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: uống 1 viên/lần sau bữa ăn, một ngày chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần.
Alaxan là một trong những sản phẩm thuốc tây y có công dụng giảm đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gặp phải tác dụng phụ, bạn cũng nên sử dụng đúng liều lượng. Người lớn và trẻ trên 12 tuổi chỉ nên uống 1 viên/lần. Mỗi lần uống thuốc cần cách nhau khoảng 6 tiếng. Đối với người cao tuổi hoặc mắc các bệnh lý về gan, thận nên hạn chế sử dụng thuốc nhất có thể.
Thuốc Dorogyne được dùng để điều trị tình trạng đau nhức răng hàm do nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý mãn tính như viêm nha chu, viêm nướu… Liều lượng sử dụng được khuyến cáo như sau:
Người lớn: 2 viên/lần. Một ngày chỉ nên uống 2 – 3 lần.
Trẻ từ 5 – 10 tuổi: uống 1 viên thuốc/lần. Một ngày có thể dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Đối với trường hợp đau nhức răng hàm ở mức độ nghiêm trọng, không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày kèm theo những triệu chứng như đau nửa đầu, khó nuốt… bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám toàn bộ răng miệng và chụp X-quang (nếu cần thiết).
Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ê nhức răng và đưa ra phương án xử lý tối ưu. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của các máy móc và công nghệ tiên tiến, hiện tượng đau răng hàm bên dưới sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức răng hàm dưới, bạn cần vệ sinh và chăm sóc răng miệng sạch sẽ:
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor. Cứ khoảng 3 – 4 tháng, bạn nên thay bàn chải một lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Tăm không thể len vào từng kẽ ngách nhỏ của răng và có thể làm tổn hại nướu. Do đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn thừa còn bám lại trên răng.
Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
Tới cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám răng miệng định kỳ 2 lần một năm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có phương án xử lý ngay khi phát hiện có dấu hiệu lạ.
Nhức răng hàm dưới kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng, rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, bạn cần nhanh chóng có phương pháp khắc phục để cơn đau được cải thiện.
Panadol được chỉ định trong các trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, viêm khớp và viêm họng. Vì vậy, đối với câu hỏi đau răng uống
Các cách trị nhức răng dân gian được áp dụng phổ biến gồm có lá ổi, lá trầu không, quả vải, lá lốt, cây duối, cây cúc áo, hạt gấc, vỏ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nha khoa Hồ Hiệp Anh Tuấn – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc
Đau nhức răng hàm là biểu hiện ban đầu rất có nguy cơ tiến triển thành bệnh lý nguy hiểm, gây mất răng ăn nhai quan trọng. Mặc dù tiềm
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×