Răng đau nhức không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh răng miệng nguy hiểm. Để tìm được biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây nhức răng, đau răng cụ thể.
Bệnh về nướu răng được coi là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng.
Nguyên nhân:
Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu gọi là cao răng. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.
Bệnh về nướu là một trong các nguyên nhân gây đau nhức răng hàng đầu
Triệu chứng:
– Chảy máu nướu
– Đau răng
– Hình thành túi nướu, túi mủ.
– Nướu sưng, đỏ, sờ mềm, không săn chắc
Giải pháp: Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần
Tại Paris, khắc phục nguyên nhân đau nhức răng do bệnh về nướu, các bác sĩ luôn cố gắng áp dụng những giải pháp hữu ích có thể kể đến như giải pháp chăm sóc răng – nướu toàn diện EMS, làm sạch răng và lấy mảng bám cao răng Canvitrol BP 8.0 cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Nguyên nhân gây nhức răng phổ biến là do sâu răng gây nên. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu thì lỗ sâu nhỏ, có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý nhưng các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.
Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu
Nguyên nhân đau răng sâu:
Vệ sinh răng miệng kém, men răng yếu, ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit khiến vi khuẩn tấn công vào tủy răng – dây thần kinh cảm giác của răng.
Triệu chứng:
– Đau nhức răng khó chịu, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt
– Có lỗ sâu màu trắng hoặc đen
– Sâu nặng quá có thể dẫn đến vỡ răng và viêm tủy
Giải pháp:
Nạo bỏ vết sâu, điều trị tủy nếu cần và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ. Nếu sâu răng quá nặng, cần phải tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế răng đã mất.
>>> Xem thêm: Làm răng sứ có TỐT không?
Răng khôn mọc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng dữ dội.
mọc răng không gây nên đau răng hàm
Răng khôn mọc lệch hay lợi trùm răng khôn là một lý do vì sao bị nhức răng thường gặp nhất
Nguyên nhân đau răng khôn:
– Răng mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng bên cạnh, gây ra kích ứng, đôi khi khiến răng bên cạnh bị hỏng
– Lợi trùm răng khôn do răng không thể mọc lên
Triệu chứng:
– Vị trí trong cùng của hàm răng bị sưng lên, đỏ và đau nhức
– Khó mở miệng
– Có thể lên cơn sốt
Giải pháp:
Cắt lợi trùm (trong trường hợp răng khôn mọc thẳng) hoặc nhổ răng khôn (trong trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm).
Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai.
Đau khớp thái dương hàm thường kéo theo đau răng
Nguyên nhân gây đau nhức răng do khớp thái dương:
– Chấn thương cấp tính (như cú đấm vào mặt)
– Viêm hay viêm khớp thoái hoá
– Xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.
– Cơ quanh khớp được dùng để nhai bị co thắt
Triệu chứng:
– Miệng khó mở
– Ăn nhai gặp nhiều khó khăn
Giải pháp:
Điều trị khớp thái dương bằng các bài tập vật lý trị liệu, uống thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám.
Nguyên nhân gây đau nhức răng cửa do mòn men răng:
– Sử dụng nhiều loại thực phẩm, đồ uống chứa axit như: chanh, cam, nước ngọt có ga,…
– Chải răng quá nhiều lần và quá mạnh.
– Lấy cao răng, tẩy trắng răng sai cách.
Mòn men răng là nguyên nhân thường gặp gây đau nhức răng.
Triệu chứng:
– Lớp men răng mòn đi khiến ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh
– Răng bị ố vàng, sần sùi.
– Răng nhạy cảm hơn.
Giải pháp:
Bổ sung các thực phẩm cần thiết, tái khoáng răng để bù đắp các “dưỡng chất” cho răng, hàn trám răng hoặc bọc răng sứ cho răng cửa.
Nguyên nhân gây đau nhức răng cửa do va đập
– Đau răng cửa hàm dưới, hàm trên do những cú đánh mạnh vào miệng, chơi thể thao, đập răng vào vật cứng.
– Cắn đồ ăn hoặc vật quá cứng gây gãy răng và chấn thương răng.
Va đập gây đau răng trong thời gian dài.
Triệu chứng:
– Đau răng cửa hàm trên nhiều và liên tục ngay sau khi va đập.
– Ê buốt răng khi tiếp xúc với đồ nóng, lạnh.
Giải pháp:
Bổ sung các thực phẩm cần thiết giúp răng chắc khỏe hơn và tự lành lại. Dùng đá lạnh để chườm bên ngoài khu vực đau nhức. Nếu gãy răng cần hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau như:
– Răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ
– Tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi)
– Viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của bạn đau nhức.
Một số nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp
Triệu chứng: Mỗi vấn đề sẽ có những biểu hiện và trạng thái khác nhau.
Giải pháp:
Cho dù thuộc nguyên nhân nào thì đau răng cũng gây ra những phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, khi bị đau nhức răng thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được trực tiếp khám và tư vấn cách hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây nhức răng.
Các nguyên nhân gây đau răng chủ yếu được liệt kê là do va đập hoặc vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt. Chính vì vậy, để hạn chế những cơn đau, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
Khi chơi thể thao, cần dùng dụng cụ bảo vệ răng hàm mặt.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho răng miệng giàu vitamin D, canxi và flour.
Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà từ: muối, gừng, lá chè,…
Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh
Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức
Thuốc giảm đau răng thường chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nha sĩ khuyên khách hàng
Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà
Cần làm gì để giảm đau răng? Khi các cơn đau răng xuất hiện bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách chườm lạnh, dùng tỏi, nước muối
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×