Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh… Hầu hết những biến chứng trên đều xảy ra do thực hiện tại cơ sở kém uy tín và chăm sóc vết thương sai cách sau khi nhổ răng. Trong đó, việc nhổ răng khôn hàm dưới tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất do nằm gần nhiều dây thần kinh quan trọng và dễ mọc sai lệch.
Xét về bản chất, nhổ răng chỉ là một thủ thuật đơn giản và an toàn trong nha khoa. Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện ở những đơn vị kém uy tín và chăm sóc răng miệng sai cách, bạn vẫn có nguy cơ cao phải đối mặt với những rủi ro sau: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng…
Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền – bác sĩ tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh, hiện tượng chảy máu thường chỉ xuất hiện trong khoảng 30 phút sau khi nhổ răng. Trong 24 giờ đầu tiên, máu vẫn có thể rỉ ra tại vị trí nhổ răng nhưng cũng không đáng quan ngại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã cắn gạc thì khả năng cao là bạn đã gặp phải biến chứng sau khi nhổ răng. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là nhổ răng trên nền viêm nhiễm, bác sĩ mở vết thương quá lớn, vận động mạnh sau khi nhổ răng…
Chảy máu kéo dài là một trong những rủi ro nguy hiểm sau khi nhổ răng. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục.
Chảy máu dai dẳng sau khi nhổ răng
Bác sĩ nhổ răng không đúng kỹ thuật, sử dụng lực quá mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau nhức và khó khăn khi cử động hàm. Ban đầu có thể là những cơn đau nhức nhẹ và tự biến mất. Tuy nhiên, càng về lâu dài, cơn đau sẽ càng dữ dội và diễn ra liên tục trong nhiều ngày.
Thậm chí, tình trạng đau nhức còn có thể lan sang đầu, khớp thái dương… Khi đó, chức năng của hàm sẽ bị suy giảm đi đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Thông thường, sau khoảng 2 tuần, mô lợi ở vị trí nhổ răng đã lành lại. Tình trạng nướu phục hồi chậm thường xảy ra do bác sĩ nhổ răng chuyên môn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm và dẫn tới tình trạng nhổ sót chân răng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể ảnh hưởng tới huyệt ổ răng và kéo dài thời gian hồi phục sau khi nhổ răng. Thậm chí, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng đau nhức kéo dài, áp xe lợi…
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là tình trạng vi khuẩn tấn công huyệt ổ răng hoặc vùng xương hàm và nướu tổn thương nghiêm trọng, gây viêm nhiễm. Nguyên nhân chính dẫn tới biến chứng trên là môi trường nhổ răng không đảm bảo điều kiện vô trùng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, nhổ răng sai kỹ thuật…
Hiện tượng nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng không chỉ gây ra những cơn đau nhức kéo dài mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó, trong trường hợp nhổ răng hàm trên, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào xoang hàm và gây nên tình trạng khó thở, đau nhức mũi…
Theo chia sẻ của các bác sĩ răng hàm mặt, có khá nhiều dây thần kinh quan trọng chạy gần chân răng, đặc biệt là nhóm răng hàm. Do đó, trước khi nhổ răng, các bác sĩ luôn tiến hành chụp X-quang trước khi nhổ răng để tránh tác động tới dây thần kinh trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, nếu như thao tác nhổ răng mạnh hoặc dây thần kinh nằm quá sát chân răng thì nguy cơ gây tổn thương tới dây thần kinh rất cao. Hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng tê môi, loạn cảm giác môi vĩnh viễn, ăn nhai khó khăn…
Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị nhất sau khi nhổ răng khôn. Do đó, bạn cần lựa chọn những cơ sở răng hàm mặt uy tín để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Răng nằm gần nhiều dây thần kinh quan trọng
Thủng xoang hàm trên là một trong những rủi ro sau khi nhổ răng khôn ở hàm trên. Xoang hàm là một cấu trúc rỗng, gồm các hốc xoang nằm quanh vùng mắt và hai bên má. Xoang hàm trên có nhiệm vụ chính là giảm tải trọng hộp sọ và lưu thông dưỡng chất để nuôi xương.
Nguyên nhân chính gây nên biến chứng thủng xoang hàm trên là bác sĩ có tay nghề kém và thao tác nhổ răng quá mạnh. Khi bị thông xoang hàm, bạn thường gặp phải những triệu chứng điển hình như: cơ thể mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu, đau nhức kéo dài, dịch chảy ở mũi…
Nếu như có những dấu hiệu trên, bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán kích thước lỗ xoang và đưa ra biện pháp khắc phục triệt để. Trong trường hợp thủng xoang hàm quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải bệnh viêm xoang mãn tính.
Viêm xương ổ răng (viêm ổ răng khô) cũng là một trong những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi nhổ răng vĩnh viễn tại các cơ sở kém uy tín. Sau khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bắt đầu xuất hiện cục máu đông để cầm máu. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm ổ răng khô, cục máu đông sẽ không thể hình thành.
Viêm xương ổ răng thường xảy ra đối với những người có thói quen hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc tránh thai…
Bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức liên tục trong nhiều ngày. Thậm chí, bạn còn bị hôi miệng, giảm vị giác và đau tai. Để không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khi bị viêm xương ổ răng, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ rửa sạch ổ răng và kê thuốc giảm đau.
Viêm ổ răng khô
Theo nhận định của nhiều bác sĩ nha khoa, nhiễm trùng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất sau khi nhổ răng với những dấu hiệu điển hình sau:
– Đau nhức liên tục nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Phần nướu xung quanh vị trí nhổ răng bị sưng phồng và tấy đỏ.
– Huyệt ổ răng xuất hiện những ổ mủ.
– Chảy máu kéo dài hơn 1 ngày và không giảm bớt sau khi đã cắn gạc.
– Sốt, cơ thể mệt mỏi.
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng miệng và xử lý kịp thời. Nếu như biến chứng nhiễm trùng diễn ra trong thời gian dài, vi khuẩn có thể tấn công vào máu, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.
Việc xuất hiện lỗ hổng sau khi nhổ răng là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do chân răng nằm sâu trong xương nên sau khi nhổ bỏ sẽ xuất hiện một khoảng trống trên cung hàm.
Chân răng càng to thì lỗ hổng sẽ càng lớn. Sau một khoảng thời gian, lỗ hổng do nhổ răng sẽ đầy lại nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, tốc độ se lại của huyệt ổ răng còn phụ thuộc rất lớn vào kích thước của chân răng.
Với những chiếc răng có một chân thì chỉ sau khoảng 1 – 2 tháng là huyệt ổ răng đã trở lại như bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị nhổ bỏ là răng hàm hoặc răng khôn có nhiều chân thì thời gian đầy ổ răng có thể lên tới 3 tháng, thậm chí lâu hơn.
Lỗ hổng sau khi nhổ răng
Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền đã nhận định, nhổ răng khôn hàm dưới nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi hàm dưới có kích thước nhỏ hơn hàm trên nên răng số 8 thường không có đủ khoảng trống để phát triển.
Vì vậy, răng khôn hàm dưới thường gặp phải tình trạng mọc lệch, mọc xiên ngang, mọc ngầm dưới nướu… Khi đó, quá trình nhổ bỏ răng chắc chắn sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với những răng mọc thẳng trên cung hàm.
Không chỉ vậy, răng số 8 ở hàm dưới có rất nhiều dây thần kinh chữ V nằm dưới niêm mạc và không bao quanh ống xương. Trong đó phải kể đến dây thần kinh lưỡi, dây thần kinh ổ xương… Một sai sót nhỏ của bác sĩ trong quá trình thực hiện cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây nên tình trạng tê lưỡi, mất cảm giác vĩnh viễn…
Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Cắn chặt bông gạc trong khoảng 30 phút để tạo lực ép nhất định lên vị trí nhổ răng và cầm máu.
– Sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm. Bạn tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Cho một vài viên đá lạnh vào túi chườm và xoa nhẹ lên phần má bên ngoài vị trí nhổ răng để giảm sưng tấy và đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm trong khoảng 10 – 15 phút để tránh trường hợp bỏng lạnh.
– Trong 24h đầu tiên, bạn không nên sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Sang ngày thứ 2, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối để đảm bảo vệ sinh khoang miệng.
– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không vận động mạnh sau khi nhổ răng số 8. Ngoài ra, bạn nên kê cao gối khi nằm để máu không bị ứ đọng ở vết thương.
– Ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng sau khi nhổ răng như cháo, súp, sinh tố, nước ép, sữa…
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng, dai, cay, nóng hay những đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… bởi chúng có thể tác động xấu tới vết thương và kéo dài thời gian hồi phục.
– Tuyệt đối không sử dụng ống hút khi uống nước, tránh tình trạng cục máu đông bị vỡ quá sớm.
Những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm
Như vậy, trong bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn những rủi ro khi nhổ răng. Để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm, bạn nên lựa chọn các cơ sở răng hàm mặt uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Được giải đáp bởi Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Câu hỏi phổ biến “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu” đặt ra quan tâm về thời gian tồn tại của răng sau khi thực hiện quá
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×