Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng có làm răng yếu đi? nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng là một giải pháp chỉnh nha giúp điều chỉnh lại hàm răng khuyết điểm như: hô, thưa, móm, lệch lạc. Bởi niềng răng giúp răng dịch chuyển lệch so với vị trí ban đầu nên nhiều khách hàng lo lắng liệu niềng răng có làm răng yếu đi không? Cùng tìm câu trả lời cho niềng răng có làm răng yếu đi hay không dưới bài viết này nhé!

1/ Tìm hiểu niềng răng có làm răng yếu răng không?

Trên thực tế thì điều đó là đúng bởi vẫn có một số khách hàng khi niềng răng sẽ cảm thấy răng mình bị yếu đi như: hay ê buốt, mỏi răng khi ăn nhai,…Trường hợp này xảy ra là do áp lực tác động vào chân răng giúp dịch chuyển gây nên tình trạng viêm nhẹ, lâu dần dẫn đến tiêu xương gây lung lay và gãy.

Tuy nhiên, các răng đã dịch chuyển sau khi kết thúc chỉnh nha, các mô xương mới sẽ được tạo ra bao quanh lấy chân răng trên xương hàm, giúp cố định răng của bạn và giúp chắc khỏe hơn. Như vậy, niềng răng không làm răng yếu đi nếu như làm đúng, chuẩn theo kỹ thuật niềng răng.

Tìm hiểu niềng răng có làm răng yếu răng

Tìm hiểu niềng răng có làm răng yếu răng

2/ Những nguyên nhân có thể khiến răng bị yếu đi khi niềng

Bởi niềng răng là quá trình bác sĩ tác động một lực vừa đủ để răng dịch chuyển theo ý muốn của mình. Dưới đây là 2 nguyên chính có thể khiến răng bị yếu đi khi niềng:

Nguyên nhân từ phí bác sĩ thực hiện: Bởi bác sĩ thực hiện niềng răng là người trực tiếp làm thay đổi răng của khách hàng, khách hàng niềng răng làm răng yếu đi có thể là nguyên nhân do bác sĩ thực hiện như:

– Bác sĩ thực hiện tính toán sai lực tác động lên răng như lực quá mạnh dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, có thể gây gãy rụng hoặc lực quá yếu dẫn đến thời gian niềng lâu, răng dịch chuyển không đúng dẫn đến đi lòng vòng, lung lay.

– Thực hiện tăng lực kéo và dây thun quá sớm khi răng mới dịch chuyển mà chưa ổn định lại, điều này làm tổn thương đến xương hàm và dẫn đến tiêu xương.

– Bác sĩ đặt hệ thống niềng răng sai vị trí dẫn đến tổn thương môi, nướu và xương hàm, tình trạng này có thể làm răng yếu đi khi niềng.

– Do bác sĩ thực hiện không điều trị các bệnh về răng miệng cho khách hàng trước khi niềng răng dẫn đến răng yếu đi và có khả năng mắc các bệnh về răng như viêm nướu, nha chu,…

Niềng răng bị yếu có thể do tay nghề bác sĩ

Niềng răng bị yếu có thể do tay nghề bác sĩ

Nguyên nhân thứ 2 đó là phía khách hàng: 

– Do sức khỏe của khách hàng niềng răng, khách hàng có sức khỏe yếu khi niềng răng sẽ rất mệt, hay đau sức đề kháng kém có thể làm răng yếu đi khi niềng, đặc biệt là sức khỏe về răng miệng.

– Do khách hàng không chú ý chăm sóc tốt cho răng miệng trong thời gian niềng, không kiêng những đồ ăn dai, cứng,…dẫn đến răng bị tổn thương trong thời gian dịch chuyển.

Vậy, từ các nguyên nhân dẫn đến răng yếu đi khi niềng răng thì bạn có thể biết được nên niềng răng như thế nào để có được hàm răng đẹp mà vẫn chắc khỏe như thường nhé.

Niềng răng bị yếu do khách hàng thiếu xương hàm

Niềng răng bị yếu do khách hàng thiếu xương hàm

3/ Vậy răng yếu có niềng được không

Trường hợp răng yếu vấn đề đến từ phía khách hàng và không thể thay đổi được. Tuy nhiên họ lại gặp phải tình trạng răng xấu mà rất mong muốn được niềng răng.

Dưới đây là lời giải đáp từ Tiến sĩ Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Chuyên gia 20 năm kinh nghiệm chỉnh nha tại hệ thống nha khoa Paris!

Biết được nhu cầu hay mong muốn của những khách hàng có răng yếu muốn niềng răng, TS.BS Đàm Ngọc Trâm nói: “Đối với những khách hàng răng yếu thì không nên niềng răng, bởi răng yếu khi gặp tác động co kéo của dụng cụ chỉnh nha sẽ làm xương hàm tổn thương dẫn đến răng bị nghiêng, rơi rớt khỏi ổ răng,….”

Được hỏi về có trường hợp nào răng yếu vẫn có thể niềng răng hay không? TS.BS Trâm chia sẻ thêm:

“Nếu như khách hàng có đủ điều kiện có thể tiến hành ghép xương nhân tạo để tạo độ vững chắc cho xương. Tuy nhiên không không phải 100% khách hàng đều có thể ghép xương, bạn cần phải thăm khám và kiểm tra tại nha khoa uy tín để biết”

Hình ảnh TS.BS Đàm Ngọc Trâm - chuyên gia chỉnh nha 20 năm

Hình ảnh TS.BS Đàm Ngọc Trâm – chuyên gia chỉnh nha 20 năm kinh nghiệm

4/ Niềng răng làm răng yếu đi phải xử lý thế nào?

Khách hàng đang niềng răng cảm thấy răng bị yếu đi thì cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng, tránh để lâu dẫn đến những hậu quả khó lường sau này. Dưới đây là một số cách xử lý khi khách hàng niềng răng làm răng yếu đi:

– Bởi khi niềng, răng của bạn sẽ trong trạng thái xoay chuyển vì vậy bạn phải hạn chế hoặc không dùng các thực phẩm khiến răng bị dịch chuyển khi ăn như: dai, cứng, giòn,…

– Trước khi ăn nên cắt nhỏ thức ăn và sẽ tốt nhất nếu như bạn ăn thức ăn mềm, khiến răng không bị tác động khi ăn. Điều này sẽ giúp răng dịch chuyển theo ý muốn của bác sĩ chỉnh nha mà không gặp nhiều áp lực khác tác động vào.

 

Điều chỉnh thói quen ăn uống khi niềng răng

Điều chỉnh thói quen ăn uống khi niềng răng

Việc vệ sinh răng miệng là điều bạn vẫn phải làm từ bé rồi. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng khi niềng sẽ gặp phải trở ngại bởi dụng cụ niềng ở trong miệng của bạn.

Chú trọng chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng

Chú trọng chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng

Để giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe và trắng sáng sau niềng thì bạn phải thực hiện nghiêm khắc việc vệ sinh răng miệng của mình như: Sử dụng bàn chải với lông mềm mại và kem đánh răng không gây kích ứng với khoang miềng . Vệ sinh sạch các dây cung bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nướcnước súc miệng sinh lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu… Vậy niềng răng có đau không?

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch mất thời gian bao lâu? Giá có đắt không?

Niềng răng mọc lệch là phương pháp nắn chỉnh các xương răng mọc lệch, mọc sai vị trí bằng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh