Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ có thể đem lại hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn hơn. Tuy nhiên, có không ít trường hợp chỉnh nha thất bại, để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bệnh nhân. Vậy những tác hại của niềng răng bạn có thể gặp phải là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà niềng răng có thể đem lại như: tạo cung hàm đều đẹp, các răng sát khít, khớp cắn chuẩn thì niềng răng có tác hại gì không?
Vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp thất bại, dẫn đến những tác hại của niềng răng gây tốn kém thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng.
Nếu được thực hiện đúng phương pháp, bởi bác sĩ có tay nghề cao cùng công nghệ hiện đại, niềng răng sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp, nụ cười rạng rỡ, tự tin hơn sau 18 – 24 tháng.
Ngược lại, răng có thể vẫn sẽ lệch lạc, thậm chí còn hơn xưa, không đạt kết quả như ý, gây mất thời gian, chi phí của khách hàng nếu chọn nhầm địa chỉ thực hiện.
Chỉnh nha không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại của niềng răng
Không chỉ các răng không được điều chỉnh, sắp xếp về vị trí chuẩn xác, rất nhiều trường hợp niềng răng còn bị xô lệch cả xương hàm, dẫn đến khuôn mặt biến dạng, méo lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và rất khó để khắc phục.
Việc điều chỉnh lực kéo răng không hợp lý hay chế độ vệ sinh, chăm sóc của khách hàng không đúng cách là những nguyên nhân dẫn đến tụt chân răng hay các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, răng lung lay,… thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn.
Tác hại niềng răng khiến ăn uống và vệ sinh răng miệng khó khăn hơn gây một số bệnh lý.
Niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài kim loại có thể cọ vào lợi gây nhiệt miệng, sứt môi trong thời gian đầu.
Ngoài ra, việc niềng răng có tác hại gì? Chỉnh nha sai phương pháp cũng như chế độ chăm sóc không hợp lý sẽ khiến răng trở nên yếu, lung lay, khó có thể ăn nhai được như bình thường, dẫn đến sớm rụng, tuổi thọ suy giảm.
Nếu bác sĩ thực hiện không có tay nghề cao, điều chỉnh lực kéo không hợp lý, xiết răng quá mạnh sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt.
Thậm chí, hàm răng có liên quan tới nhiều dây thần kinh trung ương, dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống.
Tác hại của việc niềng răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Niềng răng có hại cho sức khỏe không? Nếu niềng răng gây đau đớn, cắn thức ăn cũng đau, ăn uống khó khăn có thể khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng, hóp má, hóp thái dương, cơ thể suy yếu, gầy gò và khả năng làm việc, sinh hoạt không cao. Đó là còn chưa kể tâm lý cũng bị ảnh hưởng khiến tinh thần luôn mệt mỏi và chán nản.
Ai cũng mong muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ, chuẩn khớp cắn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, khả năng ăn nhai tốt sau khi niềng.
Tuy nhiên, rất nhiều người không may mắn gặp phải tác hại của niềng răng. Vậy làm sao để phòng tránh được điều này?
Qua những phân tích về tác hại của niềng răng phía trên, có lẽ bạn đang “hoảng hồn” về những tác của niềng răng mang lại.
Để niềng răng thành công cũng như tránh gặp phải những tác hại không mong muốn, bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và ghi nhớ những biện pháp phòng tránh tác hại của niềng răng sau:
1. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để tránh tác hại của việc niềng răng
Yếu tố đầu tiên để có được một ca chỉnh nha an toàn, thành công là địa chỉ nha khoa niềng răng. Vì vậy, nếu muốn có được kết quả chỉnh nha tốt nhất, hãy lựa chọn địa chỉ có:
Niềng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín sẽ hạn chế những tác hại niềng răng.
– Bác sĩ thực hiện tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực niềng răng, có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cũng như điều chỉnh lực kéo chuẩn xác, giúp răng dịch chuyển từ từ, không ảnh hưởng xấu tới chân răng, xương hàm.
– Công nghệ niềng răng hiện đại, hỗ trợ bác sĩ trong việc lên phác đồ điều trị chuẩn xác, ngăn chặn những biến chứng ngăn cản quá trình răng dịch chuyển về vị trí, rút ngắn thời gian chỉnh nha mà vẫn không gây hại cho sức khỏe răng miệng.
– Khí cụ niềng răng chính hãng, đảm bảo an toàn, không gây kích ứng, nguy hiểm cho khách hàng.
– Chế độ bảo hành uy tín cùng tỷ lệ chỉnh nha thành công trên thực tế cao.
Để tránh những tác hại niềng răng không đáng có từ việc niềng răng, ngoài việc cần chọn bác sĩ tay nghề giỏi thì bạn cần lựa chọn đúng phương pháp niềng răng.
Lựa chọn đúng phương pháp sẽ giảm thiểu những tác hại khi niềng răng.
– Với những trường hợp răng sai lệch nhẹ, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt để có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh, tránh các bệnh lý răng miệng.
– Nếu niềng răng lệch lạc nhiều, bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại truyền thống để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian chỉnh nha hơn.
Để tránh khỏi những tác hại của niềng răng, việc ăn uống, vệ sinh trong thời gian này đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần ghi nhớ:
Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng làm gián đoạn quá trình chỉnh nha: Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng.
Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các thực phẩm mềm, tránh xa thức ăn dai cứng dễ làm răng bị xô lệch khỏi phác đồ điều trị cũng như gia tăng nguy cơ bung tuột mắc cài.
Bổ sung đầy đủ canxi và dưỡng chất để răng luôn chắc khỏe.
Sử dụng sáp nha khoa để hạn chế việc viêm nướu, nhiệt miệng do mắc cài gây ra.
Tái khám đều đặn theo lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tiến trình dịch chuyển của răng, điều chỉnh lực kéo và phát hiện sớm nguy cơ có thể dẫn đến những tác hại của niềng răng.
Sau khi đã hiểu rõ tác hại của niềng răng, cbạn nên ghi nhớ những cách phòng tránh kể trên để có 1 kết quả chỉnh nha tốt nhất.
Nếu làm đúng những theo những lưu ý trên thì niềng răng có tác hại gì không sẽ không còn là nỗi bận tâm của bạn nữa. Nếu còn bất kỳ băn khoăn,
Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng
Có rất nhiều khách hàng vẫn chưa hình dung được như thế nào được gọi là một ca niềng răng thành công? Trước và sau khi niềng răng sẽ
Có thể niềng răng sau khoảng 1-2 tháng sau quá trình niềng do không gây xâm lấn răng. Tuy nhiên, khi mang thai, các chị em không nên
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×