Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tác hại của niềng răng mà ít người để ý

Tác hại của niềng răng tuy không thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên nếu gặp phải thì những ảnh hưởng sẽ rất xấu và nguy hiểm. Dưới đây là những tác hại khi chỉnh nha phổ biến nhất bạn nên tham khảo.

1. 7 Tác hại của niềng răng ít người biết

Mặc dù không thể phủ nhận niềng răng là dịch vụ đã giúp rất nhiều khách hàng giành lại nụ cười đẹp. Tuy nhiên những tác hại của niềng răng vẫn thường xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm.

1.1 Sâu răng

Một trong những tác hại của niềng răng điển hình nhất là sâu răng. Thực phẩm sau khi ăn xong sẽ dễ mắc lại tại dây hoặc các góc cạnh của khí cụ niềng răng.

niềng răng có ảnh hưởng gì không

Đặc biệt với người sử dụng khí cụ có mắc cài thì bàn chải thông thường rất khó làm sạch triệt để vết bẩn. Kết hợp với tâm lý ngại hoặc lười làm sạch từng kẽ, từng góc nhỏ của dụng cụ nên dễ khiến vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng

1.2 Tiêu xương răng

Tiêu xương răng là ảnh hưởng của việc niềng răng chắc chắn sẽ xảy ra, thậm chí bất cứ ai cũng sẽ gặp phải. Điều này là do khi chân răng di chuyển, xương hàm sẽ bị va chạm và tiêu biến.

tác hại của niềng răng

Tuy nhiên những mô xương mới sẽ nhanh chóng được cơ thể sản sinh và bù đắp vào khu vực bị mất. Đó là lý do vì sao răng sau khi di chuyển tới vị trí mới được neo giữ lại, không quay về vị trí cũ.

Nhưng vẫn sẽ có những người gặp bệnh lý lạ, xương hàm không thể sản sinh thêm được nên nướu lợi khu vực bị tiêu xương sẽ bị sụt xuống, gây ra tình trạng lão hóa khuôn mặt.

1.3 Khó chịu, đau hàm, đau đầu

Ảnh hưởng dễ thấy nhất khi niềng răng chính là cảm giác đau nhức, đau chịu hoặc thậm chí là đau đầu.

Khi hệ thống mắc cài bắt đầu co kéo răng, chân răng dịch chuyển trong xương hàm làm vỡ mô xương cũ. Tất cả áp lực này sẽ gây ra tình trạng viêm nhẹ dẫn tới đau răng.

niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh

Ngay sau khi mắc cài kéo đến vị trí cần thiết, răng bắt đầu ổn định lại thì cảm giác đau sẽ dần biến mất.

Không những thế khi các cơn đau nhức xuất hiện, cơ thể sẽ tự sản sinh ra một số loại protein và tăng cường bơm máu tới khu vực bị đau.

Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến người niềng răng bị stress và đau nhức đầu.

ĐỌC NGAY:Niềng răng đau bao lâu mới hết?

1.4 Dị ứng

Nhiều người trong quá trình niềng răng sẽ bị dị ứng với chất liệu của mắc cài hoặc khay niềng. Trong đó kim loại niken và cao su latex là 2 loại chất dễ làm cho người niềng bị dị ứng nhất.

niềng răng có hại không

Khi bị dị ứng, người niềng sẽ gặp những triệu chứng như nổi phát ban, ngứa ngáy toàn thân, lở loét miệng… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người niềng răng.

1.5 Tổn thương mô mềm

Hệ thống mắc cài thường được làm từ kim loại hoặc nhựa. Sẽ rất an toàn nếu bạn sử dụng sản phẩm chính hãng, có kiểm định.

tác hại của việc niềng răng

Tuy nhiên nếu sản phẩm không được gia công tốt, không được thiết kế cẩn thận sẽ khiến môi và má bị viêm do cọ xát.

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ khí cụ niềng răng, bạn nên tham khảo sử dụng thêm các loại sáp nha khoa.

HỮU ÍCH:Niềng răng có làm răng yếu đi không?

1.6 Vàng răng sau khi tháo niềng

Một ảnh hưởng của việc niềng răng thường xảy ra là bị vàng răng. Do mắc cài được gắn cố định trên răng, việc làm sạch ít nhiều sẽ tương đối khó khăn.

niềng răng có nguy hiểm không

Vì vậy khi tháo mắc cài, khu vực thân răng bị mắc cài đè lên sẽ có màu khác so với những phần xung quanh.

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, thường thường bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn tẩy trắng răng để khắc phục nhược điểm này. Tùy từng nha khoa sẽ còn miễn phí cho bạn dịch vụ này sau khi niềng răng.

1.7 Bị chết tủy

Chết tủy là một tác hại rất nguy hiểm của việc niềng răng mà nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của bác sĩ.

Những bác sĩ thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc sẽ không thể chẩn đoán chính xác tình trạng răng của bệnh nhân. Từ đó dẫn đến việc lắp mắc cài hoặc khung niềng sai làm cho răng bị tổn thương nặng nề.

Khi đó việc niềng răng không chỉ làm tốn thời gian, tiền bạc, công sức mà còn khiến răng bị lòi chân, thậm chí là chết tủy.

biến chứng niềng răng

Người bị chết tủy răng sẽ cảm thấy đau nhức răng và phần lợi xung quanh. Cùng với đó là cảm giác chán ăn do không cảm nhận được mùi vị thức ăn.

Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị thì về lâu dài, người niềng sẽ bị viêm chóp chân răng và cần phải nhổ bỏ chiếc răng đó.

1.8 Chứng cứng khớp (f)

Niềng răng sẽ trở nên khá nguy hiểm nếu khách hàng mắc chứng cứng khớp Ankylosis. Đây là dạng bệnh lý mà phần chân răng sẽ bị dính liền với xương hàm.

niềng răng có hại gì không

Do vậy khí cụ niềng răng sẽ không thể làm cho chân răng dịch chuyển trong xương hàm. Nếu liên tục bị tác động lực như vậy răng sẽ dần bị nghiêng và có thể gây ra nhiều tác hại rất nguy hiểm.

Để phát hiện ra kiểu biến chứng này đòi hỏi bác sĩ cần nhiều kinh nghiệm. Chụp X-quang sẽ chỉ phát hiện ra được loại bệnh lý này trong một vài trường hợp.

2. Niềng răng có ảnh hưởng gì không? Review thực tế

2.1 Từ hội nhóm Facebook và mạng xã hội

Nhiều người trên các group niềng răng và chỉnh nha đã nhận xét rằng niềng răng có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

Bởi ban đầu khi mới đeo niềng thì họ cảm thấy không quen, thậm chí là vướng víu và khó khăn trong việc ăn uống.

Tuy nhiên chỉ sau một vài tháng thì những vấn đề này trở nên hoàn toàn bình thường. Dưới đây là tổng hợp một số bình luận mà Nha Khoa Paris thu thập được:

review niềng răng có ảnh hưởng gì không

2.2 Từ khách hàng tại Nha khoa Paris

Anh Nguyễn Hoàng Sơn

Mình cũng đọc khá nhiều bài viết về vấn đề niềng răng có nguy hiểm không ở trên internet. Ban đầu cũng khá hoang mang, tuy nhiên thấy nhiều người niềng thành công nên mình cũng tự hỏi rằng liệu có hại thật không?

Khi được các bác sĩ tại Nha Khoa Paris tư vấn & giải thích thì mình cũng yên tâm hơn. sau hơn 1 năm kiên trì niềng răng thì ảnh hưởng duy nhất mình thấy là hơi đau mỗi khi siết lại niềng.

khách hàng review niềng răng có nguy hiểm không

Chị Lê Thu Hòa

Mình có tự tìm hiểu về tài liệu chỉnh nha ở nước ngoài nên kết luận được rằng: Niềng răng có ảnh hưởng gì hay không chủ yếu do phía bác sĩ là nhiều.

Do phải bỏ ra số tiền lớn nên mình ưu tiên chọn các hệ thống lớn hơn. Nha Khoa Paris là quyết định cuối cùng của mình sau gần 1 tháng cân đo đong đếm.

khách hàng review những tác hai từ niềng răng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Làm sao để ngăn ngừa & hạn chế những tác hại khi niềng răng?

Tuy chỉ có một vài tác hại của niềng răng thực sự ảnh hưởng nguy hiểm nhưng việc ngăn chặn & hạn chế vẫn là điều rất cần thiết.

Người niềng trước tiên cần phải tham khảo và lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín. Bởi đa số tác hại của việc niềng răng đều do bác sĩ nha khoa có tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm.

Thường xuyên tái khám để được bác sĩ kiểm tra tình hình răng miệng cũng như tư vấn cách chăm sóc răng niềng hợp lý.

Bên cạnh đó, chính người niềng cũng nên có ý thức tuân theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên

Với những chia sẻ của Nha Khoa Paris về những tác hại của niềng răng, hi vọng bạn hãy trở nên sáng suốt và cẩn trọng hơn trong quá trình tìm kiếm địa chỉ niềng răng uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng
Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp phổ biến trong nha khoa, giúp nắn chỉnh các sai lệch của xương hàm và răng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng bằng silicon có tốt không – Cách sử dụng tối ưu

Niềng răng silicon điều hướng răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm và ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn, đồng thời

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất

Niềng răng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bị hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu… Vậy niềng răng có đau không?

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Niềng răng hô có đau không? Bí quyết giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Niềng răng giá rẻ có tốt không? Chi phí rẻ nhất là bao nhiêu?

Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map