Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Nếu bạn đang băn khoăn liệu niềng răng hô có đau không, thì đáp án là CÓ. Trong quá trình niềng răng hô, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và căng tức răng. Dù không tạo ra tác động xâm lấn, niềng răng vẫn gây đau nhức. Điều trị niềng răng hô sẽ trải qua 5 giai đoạn đau: đặt thun tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài – dây cung, siết răng định kỳ và điều trị tổng quát.
Theo bác sĩ Vũ Đình Công, trong quá trình niềng răng hô bạn sẽ có cảm giác đau nhức do tác động từ các thao tác giúp điều chỉnh các răng, khớp cắn bị sai lệch về đúng vị trí trên hàm. Tuy nhiên, cảm giác đau này thường chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi niềng răng. Còn tùy thuộc vào mức độ chịu đựng của mỗi người mà cảm giác đau có thể nhiều hoặc ít.
Sau khi đã quen với sự có mặt của mắc cài và lực kéo răng thì bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, trong quá trình niềng sẽ có một số giai đoạn bạn cảm thấy đau. Nếu cơn đau quá mức chịu đựng, hãy báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều chỉnh, có thể là làm giảm bớt lực kéo cho phù hợp với tình trạng của bạn.
Một số giai đoạn khi niềng răng hô sẽ bị đau
Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng hô, khi mới đặt chun tách kẽ là giai đoạn đau nhất khi niềng. Bởi lúc này răng phải chịu một lực tác động, chưa có sự thích nghi nên sẽ thấy ê nhức, khó chịu. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng bởi cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn có thể ăn uống lại bình thường.
Ngoài giai đoạn đầu của niềng răng thì bạn có thể sẽ cảm thấy đau ở các giai đoạn khác như:
Trước khi bước vào hành trình niềng răng hô bạn cần có một hàm răng khỏe mạnh, không gặp phải các bệnh lý răng nướu.
Trong trường hợp răng bị sâu, viêm tủy, viêm nha chu,… bắt buộc phải điều trị dứt điểm ngay từ đâu. Do đó, trong giai đoạn điều trị tổng quát tình trạng đau nhức, khó chịu rất dễ xảy ra, nhưng nguyên nhân là do bệnh lý chứ không phải các thao tác khi chỉnh nha.
Đây là giai đoạn đầu tiên để gắn mắc cài niềng răng, thun tách kẽ thường có độ dày khoảng 2mm đặt vào kẽ hở của 2 răng số 5 – 6 và 6 – 7 trong khoảng 5 đến 7 ngày. Chun tách kẽ giúp các răng dịch chuyển, tạo ra khoảng trống để đặt khâu niềng.
Sau khi đặt thun tách kẽ, răng bạn sẽ có tình trạng đau nhức, khó chịu khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí đặt chun. Những ngày sau, cảm giác sẽ giảm dần và hết hẳn.
Niềng răng hô bị đau khi đặt thun tách kẽ răng
Giai đoạn sau khi gắn mắc cài và dây cung gây đau đớn do sau khi gắn mắc cài thì gần như đã sinh ra lực tác động vào thân răng và các răng sẽ bắt đầu di chuyển.
Cộng thêm với việc chúng ta chưa thể quen ngay được với sự xuất hiện của các khí cụ trong miệng nên sẽ cảm thấy khó chịu. Đối với những bạn niềng răng bằng mắc cài và nhất là mắc cài kim loại còn xảy ra tình trạng cọ xát vào môi, má làm trầy xước gây ra cảm giác rất đau.
Khoảng 1 – 2 tuần sau khi cố định mắc cài và dây cung thì các tình trạng trên sẽ bắt đầu giảm dần, bạn cũng không cảm thấy bị đau âm ỉ như lúc trước nữa.
Với những bạn có chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm thì đây cũng là một trong những giai đoạn bị đau khi chỉnh nha.
Thế nhưng cảm giác đó cũng không hề đáng sợ như bạn nghĩ, vì khi thực hiện nhổ răng bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước. Tình trạng đau nhức, sưng tấy trung bình sẽ chỉ diễn ra trong vòng 2 – 3 ngày.
Niềng răng hô bị đau khi thực hiện nhổ răng tạo khoảng trống di chuyển răng
Trong quá trình chỉnh nha, định kỳ bạn sẽ cần đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và tăng lực siết của dây cung hoặc nhận bộ khay mới giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn theo đúng kế hoạch.
Do lực siết răng sẽ lớn hơn nên sẽ gây ra tình trạng răng bị căng tức, khó chịu đôi chút. Nhìn chung, sau mỗi lần tăng lực siết răng định kỳ thì bạn sẽ bị đau từ 2 – 3 ngày.
Theo bác sĩ Công, với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, các khí cụ được cố định mà không có sự đàn hồi, nên một khi lực siết của dây cung tác động lên thân răng sẽ gây nên tình trạng đau nhiều hơn.
Ngược lại, phương pháp mắc cài tự buộc do cơ chế phân bổ lực kéo chính xác đến từng vị trí và không cần sử dụng thun liên hàm nên sẽ hạn chế tình trạng đau.
Còn niềng răng khay trong đang là phương pháp được đánh giá cao nhất về vấn đề hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu cho khách hàng.
Lựa chọn phương pháp niềng phù hợp
Cho dù bạn lựa chọn phương pháp chỉnh nha tốt đến đâu, nhưng nếu tay nghề bác sĩ không vững thì hiệu quả cũng sẽ không đảm bảo, thậm chí còn bị đau nhiều hơn.
Do đó, hãy lựa chọn bác sĩ chỉnh nha dựa trên các tiêu chí sau:
– Có chuyên môn.
– Kinh nghiệm lâu năm.
– Đã thực hiện nhiều ca niềng răng thành công với đủ phương pháp.
– Nhận được nhiều lời khen, đánh giá tích cực từ đông đảo khách hàng.
Hiểu đơn giản thì nếu như nền xương răng của bạn tốt thì mức độ đau cũng sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Còn nếu như nền xương yếu thì chỉ cần các khí cụ mới tác động lực vào răng đã cảm thấy rất đau.
Nhờ nhiệt độ thấp các mạch máu sẽ bị co lại và từ đó là chậm lưu lượng máu di chuyển đến các vùng đang bị đau. Đồng thời, chườm đá lạnh cũng làm giảm hoạt động của các dây thần kinh nên cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ được xoa dịu nhanh chóng.
Nhưng khi chườm đá lạnh bạn cần lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên vị trí bị đau hay vùng má ngoài, vì có thể dẫn tới bỏng lạnh. Thay vào đó, hãy bọc đá lạnh trong túi hoặc vải sạch để chườm.
Sử dụng túi chườm đá lạnh
Trong quá trình chỉnh nha, các khí cụ có thể khiến môi, má, nướu bị trầy xước gây đau, khó chịu. Để giảm đau bạn hãy pha nước ấm và muối súc miệng giúp vết thương mau lành, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn.
Thông qua đó, tình trạng đâu nhức, khó chịu khi chỉnh nha sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Những ngày răng đang bị đau nhức bạn nên ưu tiên các loại thức ăn mềm như cháo, súp, thịt ninh nhừ để hạn chế sự vận động của cơ hàm.
Tuyệt đối không nên ăn các món quá cứng, dai như:
– Sườn sụn.
– Mía.
– Kẹo lạc.
– Gân bò.
Ngoài ra, đây cũng là các thực phẩm nên kiêng trong suốt quá trình chỉnh nha. Vì chúng có thể khiến mắc cài bị tuột, dây cung bị bung ra làm tổn thương các mô mềm xung quanh.
Nhằm hạn chế vấn đề mắc cài, dây cung cọ xát gây tổn thương các mô mềm, bạn hãy dùng sáp nha khoa đặt vào các vị trí tiếp xúc.
Đây là một sản phẩm khá an toàn và lành tính, nên ngay cả khi bạn lỡ nuốt vào bụng cũng không có gì đáng quan ngại.
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ của chúng tôi về vấn đề niềng răng hô có đau không. Nếu như bạn lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, cam kết rõ ràng về chất lượng dịch vụ thì sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề đau hay không đau nữa. Vì vậy, Nha Khoa Paris chắc chắn là sự gợi ý tốt nhất dành cho bạn.
Medical News Today: “Do braces hurt? What to expect”
Hove Dental Clinic: “Do Braces Hurt & How Long Do They Hurt”
Healthline: “Do Braces Hurt: When You Get Them Off and When Tightened”
Braces Haven: “How Long Will My Braces Hurt?”
Kiến thức nha khoa: “Niềng Răng Có Đau Hay Không?”
Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng
Răng hô nhẹ là một trong những trường hợp sai lệch khớp cắn mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng trên làm mất đi tính thẩm mỹ của
Có rất nhiều khách hàng vẫn chưa hình dung được như thế nào được gọi là một ca niềng răng thành công? Trước và sau khi niềng răng sẽ
Có thể niềng răng sau khoảng 1-2 tháng sau quá trình niềng do không gây xâm lấn răng. Tuy nhiên, khi mang thai, các chị em không nên
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×