Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu – 4 yếu tố ảnh hưởng

Thông thường, quá trình chỉnh nha khớp cắn ngược hay còn được gọi là răng móm thường kéo dài từ 18 – 24 tháng. Sau khoảng thời gian trên, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đẹp như ý. Tuy nhiên, thời gian niềng khớp cắn ngược thực tế còn phụ thuộc phần lớn vào 4 yếu tố sau: tình trạng răng miệng, độ tuổi, phương pháp chỉnh nha và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề niềng răng khớp cắn ngược bao lâu sẽ được Nha Khoa Paris cung cấp ở bài viết sau.

1. Thực hiện niềng răng khớp cắn ngược bao lâu thời gian

Theo bác sĩ Vũ Đình Công – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách niềng răng và răng sứ khu vực miền Bắc của Nha Khoa Paris, thông thường, niềng răng khớp cắn ngược sẽ kéo dài khoảng 18 – 24 tháng. Khi kết thúc quá trình đeo niềng, bạn đã hoàn toàn có thể tự tin với một hàm răng đều và đẹp.

Tuy nhiên, thời gian niềng răng thực tế ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Sau khi thăm khám tình trạng răng miệng, các bác sĩ tiến hành xây dựng phác đồ phù hợp và dự đoán thời gian chỉnh nha. Chỉ cần bạn phối hợp tích cực với bác sĩ, hiệu quả niềng răng sẽ đạt được trong thời gian ngắn nhất có thể.

Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu

Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu

2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian niềng răng khớp cắn ngược

Thời gian chỉnh nha khớp cắn ngược sẽ phụ thuộc phần lớn vào 4 yếu tố sau đây: tình trạng răng miệng, độ tuổi, phương pháp niềng răng và tay nghề của bác sĩ thực hiện.

2.1. Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu – tình trạng răng miệng

Mức độ lệch lạc của răng là yếu tố đầu tiên tác động tới thời gian niềng khớp cắn ngược. Nếu như bạn chỉ bị móm ở mức độ nhẹ thì răng sẽ nhanh chóng di chuyển tới đúng vị trí chuẩn ở trên cung hàm.

Ngược lại, đối với những người có răng móm nghiêm trọng, thời gian chỉnh nha chắc chắn sẽ lâu hơn. Thậm chí, có người phải đeo niềng liên tục trong vòng 3 năm mới có thể đạt được kết quả đúng như mong muốn.

Thời gian chỉnh nha khớp cắn ngược phụ thuộc vào mức độ sai lệch của răng

Thời gian chỉnh nha khớp cắn ngược phụ thuộc vào mức độ sai lệch của răng

2.2. Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu – độ tuổi niềng răng

Theo nhận định của bác sĩ Nguyễn Hải Nam – Nha Khoa Paris, giai đoạn vàng để chỉnh nha khớp cắn ngược là từ 12 – 16 tuổi. Nếu như tiến hành niềng răng ở độ tuổi trên, chắc chắn thời gian chỉnh nha sẽ được rút ngắn đi đáng kể.

Bởi đây là lứa tuổi đang ở trong giai đoạn phát triển và xương hàm vẫn còn mềm. Các răng mọc sai lệch có thể dễ dàng được nắn chỉnh về đúng vị trí trong khoảng thời gian ngắn.

Đối với người trưởng thành, quá trình niềng răng khớp cắn ngược sẽ diễn ra lâu hơn. Do răng và xương hàm đã phát triển toàn diện nên cần nhiều thời gian mới có thể tới được vị trí chuẩn.

2.3. Phương pháp niềng răng

Bên cạnh hai yếu tố mà chúng tôi đã kể đến ở trong phần trên, phương pháp niềng cũng có ảnh hưởng tới thời gian nắn chỉnh răng. Nếu bạn niềng răng bằng mắc cài tự buộc, quá trình đeo niềng chắc chắn sẽ được rút ngắn so với loại mắc cài truyền thống.

Với hệ thống các chốt tự động, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài. Do đó, lực tác động lên răng luôn được duy trì ổn định. Nhờ vậy, thời gian chỉnh nha khớp cắn ngược có thể được rút ngắn tới 1 – 6 tháng, tùy vào mức độ sai lệch của răng. Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, bạn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng bung, tuột mắc cài.

2.4. Tay nghề, trình độ chuyên môn bác sĩ thực hiện

Không chỉ ảnh hưởng tới thời gian niềng răng khớp cắn ngược, chuyên môn và tay nghề của bác sĩ còn quyết định phần lớn tới hiệu quả chỉnh nha. Các bác sĩ giỏi sẽ xây dựng phác đồ tối ưu với tình trạng răng miệng của từng người. Bên cạnh đó, bác sĩ luôn thực hiện chính xác các thao tác trong quá trình chỉnh nha, giúp đẩy nhanh tiến độ dịch chuyển của răng.

Ngược lại, những bác sĩ “non tay”, không được đào tạo bài bản thường rất dễ mắc phải sai lầm như: không điều trị triệt để bệnh lý trước khi niềng, tính toán lực siết không phù hợp… Khi đó, quá trình chỉnh nha chắc chắn sẽ bị kéo dài. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro như: đau nhức răng kéo dài, răng dịch chuyển sai lệch..

3. Các phương pháp niềng răng khớp cắn ngược sử dụng phổ biến

Hiện có 2 nhóm chỉnh nha khớp cắn ngược chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng biệt, phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu của mỗi người.

Niềng răng mắc cài:

Với phương pháp trên, các bác sĩ sẽ gắn trực tiếp mắc cài cùng các khí cụ khác như dây cung, thun buộc… lên hàm răng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch. Mắc cài có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, sứ, pha lê… Trong đó, mắc cài sứ và pha lê được đánh giá cao hơn hẳn về tính thẩm mỹ.

Phương pháp niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài được chia ra thành hai loại chính là mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Đối với niềng mắc cài thường, bác sĩ cần sử dụng thun buộc để cố định dây cung. Trong khi đó, niềng răng mắc cài tự buộc được thiết kế với các chốt tự động, giúp dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài và giảm thiểu tối đa lực ma sát.

Niềng răng mắc cài có thể áp dụng với tất cả trường hợp khớp cắn ngược từ đơn giản cho tới phức tạp. Tuy nhiên, bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng cộm cấn trong quá trình đeo niềng.

Niềng răng không mắc cài:

Niềng răng khớp cắn ngược không mắc cài là một bước đột phá trong lĩnh vực chỉnh nha. Thay vì phải gắn cố định khí cụ lên hàm răng, bạn chỉ cần sử dụng một bộ khay niềng để kéo răng sai lệch trở về đúng vị trí.

Số lượng khay trong quá trình chỉnh nha khớp cắn ngược dao động trong khoảng 20 – 55 khay, tùy vào mức độ lệch lạc của răng. Khay niềng có màu trong suốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những người làm công việc phải giao tiếp nhiều như: tiếp viên hàng không, ca sĩ, diễn viên, lễ tân…

Không những thế, khay niềng được thiết kế trơn láng nên sẽ không gây tổn thương tới các bộ phận trong khoang miệng. Bạn cũng có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng để thuận tiện trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn cần đeo khay ít nhất 22h/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng tiến độ.

Khay niềng răng được thiết kế với về mặt trơn, nhẵn và có màu trong suốt

Khay niềng răng được thiết kế với bề mặt trơn, nhẵn và có màu trong suốt

4. Quy trình thực hiện niềng răng khớp cắn ngược

Để nhanh chóng đạt được kết quả đúng như mong muốn, niềng răng khớp cắn ngược cần được tiến hành bài bản, an toàn và khoa học. Dưới đây là quy trình chuẩn của niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài và khay trong suốt.

+ Đối với phương pháp niềng răng khớp cắn ngược mắc cài:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám toàn bộ khoang miệng, chụp X-quang răng để biết chính xác mức độ sai lệch của răng và xây dựng phác đồ điều trị tối ưu.

Bước 2: Khách hàng được bác sĩ tư vấn chi tiết về phương pháp chỉnh nha và tổng chi phí thực hiện.

Bước 3: Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đặt thun tách kẽ. Khoảng 1 tuần sau, bác sĩ sẽ gắn band niềng để giữ dây cung và tạo lực cho răng dịch chuyển.

Bước 4: Bác sĩ dùng những dụng cụ cần thiết để lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài phù hợp với khách hàng.

Bước 5: Sau khi vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài, dây cung… trực tiếp lên hàm răng.

Bước 6: Cứ khoảng 3 – 4 tuần, khách hàng cần tới nha khoa để bác sĩ chỉnh lực siết của răng. Trong trường hợp cần nhổ bỏ răng để tạo khoảng trống, bác sĩ sẽ nhổ sau khi gắn khí cụ chỉnh nha được 1 tháng.

Bước 7: Khi răng đã dịch chuyển tới đúng vị trí, bác sĩ sẽ tháo khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, khách hàng vẫn cần tiếp tục đeo hàm duy trì để tránh tình trạng răng dịch chuyển về vị trí ban đầu.

+ Đối với niềng răng khớp cắn ngược bằng khay trong suốt:

Bước 1: Bác sĩ xác định tình trạng răng miệng và lên phác đồ điều trị tối ưu.

Bước 2: Bác sĩ tư vấn chi tiết cho khách hàng về phương án nắn chỉnh năng và chi phí dịch vụ.

Bước 3: Bác sĩ lấy dấu răng của khách hàng bằng máy 3D. Thông qua hình ảnh 3D, khách hàng có thể biết được kết quả chỉnh nha cũng như sự dịch chuyển của răng qua từng giai đoạn.

Bước 4: Toàn bộ dữ liệu dấu hàm sẽ được chuyển tới đơn vị sản xuất để chế tác khay niềng phù hợp với từng khách hàng.

Bước 5: Khi khay niềng trong suốt đã được thiết kế xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách sử dụng khay để răng dịch chuyển theo đúng phác đồ đã được xây dựng từ trước.

Bước 6: Khoảng 1 – 2 tháng, khách hàng cần tới nha khoa thăm khám để kiểm tra răng miệng và nhận bộ khay mới.

Bước 7: Kết thúc quá trình chỉnh nha bằng khay trong suốt. Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng miệng để duy trì hiệu quả lâu dài.

5. Một số lưu ý khi niềng răng khớp cắn ngược

Khi niềng răng khớp cắn ngược, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, có chế độ ăn uống phù hợp và tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Có như vậy, quá trình niềng răng mới diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng và nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn.

5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi đeo niềng, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor khoảng 3 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kết hợp sử dụng bàn chải kẽ để loại bỏ mảng bám ở mắc cài.

Trong trường hợp có cặn thức ăn mắc lại trong kẽ răng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sẽ giúp làm sạch chúng dễ dàng. Bạn không nên sử dụng những loại tăm tre truyền thống bởi có thể gây tổn hại tới nướu và làm gián đoạn quá trình chỉnh nha.

Cuối cùng, bạn đừng quên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Thói quen trên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.

Bàn chải kẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả khi chỉnh nha

Bàn chải kẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả khi chỉnh nha

5.2. Chế độ ăn uống phù hợp

Khi niềng răng, răng và hàm sẽ yếu hơn so với bình thường bởi các khí cụ chỉnh nha tác động lực kéo răng tới đúng vị trí. Do đó, không chỉ việc vệ sinh răng miệng, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống để tránh làm tổn thương răng, hàm và gây đau nhức kéo dài.

+ Thực phẩm nên ăn:

Sữa và các thực phẩm được làm từ sữa như: sữa chua, phô mai… Đây là nhóm thực phẩm vừa mềm, vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm được chế biến ở dạng mềm như: cháo, súp, bún, phở… Khi nấu, bạn có thể bổ sung rau xanh, thịt cá… nhưng cần đảm bảo chúng được chế biến ở dạng mềm.

Các thực phẩm làm từ trứng: bánh flan, bánh bông lan… Những món trên vừa có chứa nhiều vitamin D, vừa không tác động mạnh tới răng hàm trong quá trình ăn nhai.

Các loại trái cây tươi như: bưởi, táo, cam, dâu tây, nho… Đối với những loại trái cây cứng, bạn nên xay thành nước ép hoặc sinh tố.

+ Thực phẩm cần hạn chế:

Thực phẩm cứng như: kẹo cứng, sườn sụn, mía… Chúng không chỉ gây cảm giác đau nhức răng mà còn làm tăng nguy cơ bung, tuột mắc cài.

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng bị ê buốt kéo dài và làm biến dạng khí cụ chỉnh nha.

Những món ăn dẻo như: bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su… Khi ăn những loại thực phẩm trên, tình trạng thức ăn bị bám lại trên mắc cài là không thể tránh khỏi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển.

Bánh dày nằm trong danh sách những thực phẩm cần hạn chế khi niềng răng

Bánh dày nằm trong danh sách những thực phẩm cần hạn chế khi niềng răng

5.3. Tuân thủ lịch tái khám

Để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, bạn cần tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực siết phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng vệ sinh và thăm khám toàn bộ khoang miệng để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển, làm ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.

Việc tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ sẽ giúp bạn tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình niềng răng như: răng dịch chuyển sai vị trí, quá trình chỉnh nha bị kéo dài, đau nhức răng dai dẳng, tiêu xương ổ răng

Như vậy, niềng răng khớp cắn ngược bao lâu còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ cần lựa chọn cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng răng bị sai lệch sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng khớp cắn ngược
Niềng răng khớp cắn ngược dùng khí cụ gì? Hiệu quả ra sao?

Niềng răng khớp cắn ngược dùng khí cụ gì? Hiệu quả ra sao?

Niềng răng khớp cắn ngược rất phổ biến với những người đang điều trị móm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được có những loại khí cụ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map