Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phương pháp làm cầu răng sứ là gì? Ưu nhược điểm thế nào

Phương pháp làm cầu răng sứ là cách lắp cầu răng giả cố định trên cung hàm nhằm thay thế cho vị trí răng thiếu hụt, đảm bảo chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ cho người dùng. Đây là giải pháp hiệu quả cho những người bị mất một hoặc nhiều răng, liền kề hay cách quãng. Tìm hiểu về ưu nhược điểm, các loại cầu răng cũng như các câu hỏi liên quan sẽ giúp bệnh nhân đưa ra lựa chọn có nên dùng phương pháp này hay không.

1. Tìm hiểu về phương pháp làm cầu răng sứ là gì?

Phương pháp làm cầu răng sứ là cách dùng một dải cầu gồm ít nhất 3 mão sứ gắn liền với nhau nhằm cố định răng đã mất không bị dịch chuyển xô lệch.

Bác sĩ sẽ thực hiện mài hai răng trụ bên cạnh vị trí răng thiếu hụt để làm trụ đỡ cho cầu răng thêm phần chắc chắn.

Phần cầu răng sứ được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau đáp ứng tùy theo nhu cầu sử dụng của người bệnh. Với mỗi vật liệu lại làm nhịp cầu răng sẽ có độ bền đẹp cũng như giá cả khác nhau.

Phương pháp này giúp giữ lại các răng xung quanh và răng đối diện không bị xô lệch. Nếu thực hiện bắc cầu khi răng vừa mất thì có thể kéo dài tuổi thọ cho răng được rất lâu.

Khái niệm về phương pháp làm cầu răng sứ

Khái niệm về phương pháp làm cầu răng sứ

2. Các loại cầu răng sứ được dùng phổ biến

Với phương pháp phục hình này, có rất nhiều loại cầu răng sứ được sử dụng, trong đó phổ biến nhất là:

2.1. Cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ truyền thống là loại nhịp cầu được ra đời lâu nhất. Với cách tiến hành mài một tỷ lệ nhỏ răng liền kề làm trụ để chụp cầu răng sứ lên trên.

Ở giữa vị trí các răng trụ được thiết kế dải răng sứ cố định gắn liền các mão sứ với nhau với mục đích thay cho phần răng thiếu hụt để lại.

2.2. Cầu răng sứ có cánh dán

Cầu răng sứ cánh dán được các chuyên gia đánh giá cao vì mức độ xâm lấn trên bề mặt răng vô cùng nhỏ nên có thể bảo tồn răng thật một cách tối đa.

Cầu răng bao gồm 1 răng giả làm từ chất liệu sứ và 2 cánh dán nằm ở 2 bên. Khi đó chiếc răng phục hình sẽ thay cho khoảng trống răng đã mất và các cánh dán từ kim loại hoặc sứ được gắn tại mặt trong răng liền kề.

Điểm hạn chế của kỹ thuật này là khả năng chịu áp lực khi ăn nhai yếu, không ổn định, vì thế thường phù hợp thay thế cho răng cửa.

2.3. Cầu răng sứ nhảy

Phương pháp bắc cầu sứ nhảy thường sử dụng cho vùng răng cửa và răng cửa bên. Bởi vì những vị trí này không cần dùng nhiều lực nghiền thức ăn như răng hàm.

Cầu răng sứ nhảy cũng tương tự như nhịp cầu răng sứ truyền thống. Tuy nhiên điểm khác biệt là thay vì phải nằm ở cả 2 bên thì trụ răng cầu nhảy chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên.

2.4. Cầu răng sứ trên trụ implant

Cầu răng sứ trên trụ Implant được thiết kế dựa trên nguyên lý cắm trụ Titan trực tiếp vào khung xương hàm tại vị trí răng đã mất.

Toàn bộ quá trình thực hiện không hề tác động đến răng tự nhiên xung quanh vị trí răng thiếu hụt do đó có thể bảo tồn được răng thật một cách tối đa. Đây cũng là cách bắc cầu răng được sử dụng rộng rãi.

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp bắc cầu răng sứ

Với phương pháp làm cầu răng sứ này cũng giống như nhiều cách phục hình khác, chứa nhiều ưu điểm và cũng tồn động một số điểm hạn chế.

3.1. Ưu điểm

– Giải pháp bắc cầu răng sứ có thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng 4 đến 5 là có thể phục hình lại răng đã mất. Sau đó người bệnh hoàn toàn được sở hữu hàm răng đủ, đều, rút ngắn thời gian tiến hành hơn kỹ thuật trồng răng một cách đáng kể.

– Cách thức này mang tới sự chắc chắn trong quá trình ăn nhai bởi vì cầu răng sẽ được gắn cố định vào các răng trụ trên cung hàm. Như vậy, bệnh nhân thoải mái nghiền thức ăn mà không lo áp lực sẽ khiến răng lỏng lẻo, nứt vỡ.

– Với chất liệu sứ cao cấp nên đảm bảo cầu răng sứ có độ cứng, chắc, thậm chí còn chịu được lực tốt hơn cả răng thật.

– Làm cầu răng sứ có độ thẩm mỹ cao, màu sắc răng tự nhiên giống răng thật, phù hợp với các vị trí phục hình trên cung hàm.

– Vật liệu sứ an toàn, không gây kích ứng với các tổ chức trong khoang miệng khi sử dụng.

– Phục hồi lại các chức năng khác của răng, điển hình là chỉnh lại khớp cắn như bình thường, khả năng phát âm, giao tiếp rõ ràng và giúp duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên.

– Ngăn chặn hệ lụy răng dịch chuyển do mất răng gây nên, về lâu dài bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

– Tuổi thọ của cầu răng sứ khá lâu dài trên cung hàm, thường rơi vào khoảng 10 năm, thậm chí còn tồn tại lâu hơn nếu được chăm sóc cẩn thận.

3.2. Nhược điểm

– Trong trường hợp răng bị mất lâu ngày, tình trạng răng đã suy yếu mà vẫn thực hiện bắc cầu răng sứ thì có khả năng khiến xương ổ răng bị tiêu biến.

– Việc bắc cầu răng sứ không tránh được trường hợp răng thật bị mài mòn, với trường hợp răng yếu có thể khiến người bệnh bị ê buốt, đau nhức.

– Nếu khoảng mất răng quá dài, vị trí các răng đã mất có vai trò ăn nhai chính như răng số 6 và răng số 7 thì cầu răng sứ không phải là một lựa chọn tốt nhất.

– Việc sinh cho cầu răng sứ thường phức tạp hơn kỹ thuật phục hình khác, do đó nếu thực hiện không kỹ có thể dẫn tới hôi miệng, viêm nướu do đọng thức ăn dưới cầu răng.

Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa

Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa

4. Phương pháp làm cầu răng sứ thực hiện như thế nào?

Quy trình làm cầu răng sứ giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả phục hình, cụ thể bao gồm các công đoạn như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng miệng trực tiếp để đánh giá xem tình trạng răng miệng của bệnh nhân ra sao. Nếu gặp các bệnh về răng, bác sĩ sẽ xử lý dứt điểm trước khi bắc cầu răng sứ.

Quá trình thăm khám tổng quát sẽ xác định sức khỏe răng miệng của người bệnh như thế nào, từ đó đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.

Bước 2: Vệ sinh và gây tê

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp quá trình làm cầu răng diễn ra an toàn và tránh dẫn đến nguy cơ gây viêm nhiễm chéo. Hơn nữa, còn giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu có thể phát sinh bên trong môi trường khoang miệng.

Để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong quá trình mài cùi đồng thời giúp quá trình làm cầu răng diễn ra suôn sẻ, bác sĩ tiến hành gây tê tại vị trí răng. Như vậy có thể tránh phát sinh những tình huống bất ngờ trong lúc thực hiện.

Bước 3: Bác sĩ mài cùi và lấy dấu răng

Mỗi bệnh nhân cần mài 2 răng thật bên cạnh vị trí răng đã mất để làm trụ nâng đỡ. Ở bước này, bác sĩ sẽ mài từ 0,5mm – 2mm tùy vào từng trường hợp.

Sau đó tiến hành lấy dấu mẫu hàm nhằm đảm bảo cầu răng sứ khớp với răng thật của người bệnh. Hơn nữa, đảm bảo được độ cân xứng của răng phục hình so với những chiếc răng khác trên cung hàm.

Bước 4: Tiến hành chế tạo nhịp cầu răng sứ

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa dấu răng đến phòng Labo để chế tạo răng sứ. Nhờ những công nghệ hiện đại, tạo ra mão răng sứ có hình dáng kích thước rất giống với răng thật.

Bước 5: Lắp cầu răng và hoàn thành phục hình

Bệnh nhân đến khám theo đúng lịch hẹn, khi đó bác sĩ sẽ thử sườn và lắp sứ lên cung hàm nhằm đảm bảo cầu răng sứ vừa khít với hàm và răng thật xung quanh.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát lại một lượt, khi chắc chắn rằng không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra là có thể hoàn thành quy trình.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi bắc cầu răng sứ

Bên cạnh những thông tin trên, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc các vấn đề xoay quanh phương pháp làm cầu răng sứ, điển hình như:

5.1. Bắc cầu răng sứ có tốt không?

Theo các chuyên gia, bắc cầu răng sứ là giải pháp tốt cho những trường hợp mất nhiều răng nhưng xương răng không khỏe mạnh.

Lúc này thay vì trồng từng chiếc răng có thể tiềm tàng nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng, thì bác sĩ chỉ ra rằng nên làm cầu răng sứ. Như vậy, vừa đáp ứng nhu cầu nghiền thức ăn, vừa cải thiện được tính thẩm mỹ của khuôn miệng.

5.2. Những ai nên làm cầu răng sứ?

Thông thường, cầu răng sứ được chỉ định dùng cho một số trường hợp cụ thể như:

– Người bệnh bị mất một hay nhiều răng liền nhau hoặc xen kẽ.

– Mất răng ở vị trí răng cửa.

– Lắp cầu răng sứ trên trụ Implant.

câu hỏi thường gặp khi làm cầu răng sứ

câu hỏi thường gặp khi làm cầu răng sứ

Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp làm cầu răng sứ này, cần thỏa mãn các điều kiện sau:

– Các răng được chọn làm trụ cho cầu răng phải đảm bảo còn chắc khỏe.

–  Lợi ở vùng mất và phần xung quanh răng trụ săn chắc, không bị viêm.

– Tình trạng cả thân răng khỏe mạnh, nếu có các bệnh lý răng miệng thì cần được chữa trị dứt điểm.

– Các răng hàm đối diện với răng thiếu hụt ở trong tình trạng tốt.

5.3. Cách chăm sóc để giữ cầu răng sứ bền lâu

Để răng sứ tồn tại lâu dài trên cung hàm, tốt nhất người bệnh nên nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình hậu phục hình.

– Về cách chăm sóc: đánh răng sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng. Kết hợp chỉ chuyên dụng để quét sạch vi khuẩn ở kẽ răng và dùng nước súc miệng giúp khoang miệng sạch sâu, hơi thở thơm mát.

– Về sinh hoạt: xóa sổ thói quen xấu gây ảnh hưởng tới màu sắc và độ bền của răng. Cụ thể là ngừng hút thuốc lá để giảm thiểu tình trạng răng xỉn màu, đồng thời nếu bị nghiến răng trong lúc ngủ người bệnh nên đeo hàm bảo vệ để tránh nứt, vỡ cầu răng sứ.

– Về cách ăn uống: khi vừa phục hình xong, bệnh nhân không nên ăn đồ cứng, giòn ngay bởi vì lúc này cầu răng cần thời gian để thích nghi. Sau khoảng 3- 4 tuần, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, thưởng thức cả các món ăn ở trạng thái nóng, lạnh, cứng,…

Bên cạnh đó, hạn chế uống nước ngọt có ga, chè, cà phê, bia rượu,… vì trong các đồ uống này có chứa chất hóa học gây vàng răng, ảnh hưởng tới độ bền màu.

Có thể thấy, phương pháp làm cầu răng sứ mang tới khá nhiều ưu điểm nổi bật, chính vì vậy đây luôn là hình thức được áp dụng khá phổ biến ngày nay. Nếu bệnh nhân muốn phục hình bằng cách lắp cầu răng sứ, hãy tới địa chỉ uy tín gần nhất để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cầu răng sứ
Bảng giá làm cầu răng sứ tại Hệ thống nha khoa uy tín Paris

Bảng giá làm cầu răng sứ tại Hệ thống nha khoa uy tín Paris

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Hỏi đáp: Làm cầu răng sứ có đau không? Tồn lại được bao lâu? 

Hỏi đáp: Làm cầu răng sứ có đau không? Tồn lại được bao lâu? 

Mất răng gây nhiều bất tiện và khó khăn khi ăn uống, khiến các răng bên cạnh bị xô lệch, sai khớp cắn. Làm cầu răng sứ là giải pháp

Cầu răng sứ kim loại là gì, ưu nhược điểm như thế nào?

Cầu răng sứ kim loại là gì, ưu nhược điểm như thế nào?

Cầu răng sứ kim loại là 1 trong những loại răng sứ giả được áp dụng trong cầu răng. Loại răng sứ này có mức giá rất tiết kiệm, lại đảm

Trồng răng cầu răng sứ áp dụng cho những trường hợp nào?

Trồng răng cầu răng sứ áp dụng cho những trường hợp nào?

Trồng răng cầu răng sứ là 1 trong những phương pháp phục hình răng tối ưu . Phương pháp này không những khắc phục được nhiều nhược điểm

Phân tích chi tiết ưu nhược điểm của cầu răng sứ là gì?

Phân tích chi tiết ưu nhược điểm của cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là 1 trong rất nhiều phương pháp mà nhiều người lựa chọn nhằm khắc phục tình trạng mất răng. Tuy nhiên phương pháp này có

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map