Răng bị nứt dọc thân hoặc bị nứt vỡ thường có nguyên nhân chủ yếu do gặp phải các tác động mạnh từ bên ngoài hoặc gặp phải những tác nhân phá hoại từ bên trong như sâu răng, răng không đủ canxi,… Tình trạng này gây cảm giác đau đớn, ê buốt cho người bệnh đặc biệt là khi ăn nhai hoặc sử dụng các đồ uống nóng, lạnh.
Răng bị nứt, vỡ hay bị mẻ là tình trạng thân răng do chịu phải những tác động làm các liên kết trong răng bị bẽ gãy không còn kết nối được với nhau, dẫn tới nứt vỡ. Cụ thể như:
– Nguyên nhân nội sinh:
Răng bị nứt vỡ là do bản thân răng không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để nuôi dưỡng và duy trì các liên kết trong cấu trúc răng. Lâu dần, các liên kết này yếu đi và rất dễ bị bẻ gãy.
– Nguyên nhân ngoại sinh:
Nguyên nhân ngoại sinh là những nguyên nhân, tác động từ bên ngoài tới thân răng, làm thân răng xuất hiện các vết nứt vỡ gây ê buốt khó chịu.
Bản chất của nguyên nhân ngoại sinh này cũng do những liên kết trong răng không đủ mạnh, khi gặp các tác động ngoại lực mạnh như gặp tai nạn, ăn nhai đồ cứng,…khiến liên kết trong răng bị bẻ gãy dẫn tới tình trạng nứt dọc thân răng, tạo ra cảm giác ê buốt khó chịu
Tình trạng răng bị nứt dọc thân khiến người bệnh luôn có cảm giác nhức nhối, ê buốt khó chịu, cảm giác ăn nhai không được thoải mái gây ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống hàng ngày rất nhiều. Không những vậy, nếu không được chữa trị và khắc phục nhanh chóng, tình trạng này sẽ là 1 cơ hội tốt để cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi, gây viêm nhiễm vùng chân răng, ảnh hưởng tới nướu, làm sưng và chảy máu chân răng.
Hàn trám răng để khắc phục tình trạng răng bị nứt dọc là lựa chọn được khá nhiều người nghĩ đến. Phương pháp này có nhiều ưu điểm cũng như đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh:
– Tiết kiệm chi phí thực hiện
– Thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả nhanh
– Phục hình thẩm mỹ vị trí răng hỏng
– Ngăn ngừa vi khuẩn xâm lấn.
Răng bị nứt dọc liệu có hàn trám được không?
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc hàn trám răng cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như:
– Độ bền miếng hàn trám không cao
– Không cho cảm giác ăn nhai hoàn toàn thoải mái
– Có thể bị bong bật khi ăn nhai
– Chỉ có thể khắc phục trên bề mặt răng chứ không giải quyết tận gốc vấn đề.
Chính vì những ưu nhược điểm này của hàn trám răng mà nha sĩ khuyên các bạn không nên sử dụng phương pháp này để phục hình răng bị nứt dọc nếu điều kiện kinh tế cho phép vì mặc dù chi phí ban đầu thấp nhưng giá phí tính theo hàng năm bạn cần bỏ ra lại là con số khá cao. Hơn thế nữa, cả về mặt thẩm mỹ và chất lượng thì hàn trám đều không đạt hiệu quả như bọc răng sứ.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng răng bị nứt dọc, về nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như tính hiệu quả khi khắc phục bằng hàn trám răng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mong bạn để lại bình luận phía bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời nhất. Cảm ơn bạn đã tham gia sử dụng dịch vụ.
Về bản chất, các răng không có khả năng tự chữa lành như những vết thương ở da hay xương nên chúng không thể lành lại như lúc ban đầu
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×