Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng cửa thưa do đâu? Tướng số của người có răng cửa thưa

Răng cửa thưa thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị thiếu răng bẩm sinh, thói quen xấu, răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, dù tình trạng trên xảy ra do đâu thì cũng gây ra những ảnh hưởng tới thẩm mỹ, phát âm, cấu trúc xương hàm,… Chưa kể trong nhân tướng học thì đây không phải là đặc điểm tốt. Để khắc phục thì bạn có thể trám răng thẩm mỹ, bọc sứ, dán sứ hoặc chỉnh nha.

1. Nguyên nhân khiến răng cửa bị thưa

Răng cửa bị thưa gây mất thẩm mỹ không phải là điều hiếm gặp (1).Tình trạng trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan và khách quan. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, mọc lệch, thói quen xấu và ảnh hưởng từ bệnh lý răng miệng.

1.1. Do bị thiếu răng bẩm sinh

Tình trạng thiếu răng bẩm sinh được đặc trưng bởi việc thiếu một hay nhiều răng. Người bị thiếu răng bẩm sinh hình thành khoảng trống hoặc kẽ hở, trên hàm xuất hiện nhiều vị trí răng thưa, bao gồm cả răng cửa.

Nếu bố mẹ, ông bà của bạn có khuyết thiếu về răng, khả năng bạn sinh ra có nguy cơ răng cửa bị thưa là rất cao. Hoặc răng phát triển dị tật bẩm sinh, răng sắp xếp không đều ở tuổi thiếu niên hay răng nhỏ mọc trên hàm to sẽ làm răng cửa bị thưa.

Do bị thiếu răng bẩm sinh

Do bị thiếu răng bẩm sinh

1.2. Răng mọc ngầm khiến răng cửa bị thưa

Răng mọc ngầm bên dưới chân răng cửa, kẹt trong xương hàm thay vì mọc trồi lên khỏi nướu khiến răng cửa bị ngăn cách, tạo ra khe hở nhỏ giữa hai răng.

Đặc biệt, răng mọc ngầm đối với trẻ còn làm thay đổi hướng mọc của răng vĩnh viễn, gây tình trạng lệch lạc các răng kế cận, ảnh hưởng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai sau này.

1.3. Răng mọc lệch làm cho răng cửa thưa

Răng mọc lệch là tình trạng chân răng hoặc một phần của chân răng vẫn đúng vị trí trên cung hàm. Song thân răng mọc theo hướng bất thường và tạo ra một khoảng cách giữa các răng cửa với nhau.

1.4. Thói quen xấu gây răng thưa

Các thói quen xấu như dùng tăm xỉa răng, đẩy lưỡi, thường xuyên ăn đồ cứng, dùng răng cửa mở đồ vật, thở bằng miệng,… đều là nguyên nhân khiến răng cửa dần bị thưa hơn.

Việc nhai nuốt sai cách, đẩy lưỡi quá nhiều với phản xạ nuốt xuống tạo ra lực tác động lên răng cửa. Về lâu dài sẽ làm giữa hai răng có khoảng cách. Hơn nữa, việc chải răng quá mạnh, kẽ răng và nướu cũng khiến khoảng cách giữa các răng cửa bị ảnh hưởng.

Thói quen xấu gây răng thưa

Thói quen xấu gây răng thưa – Dùng tăm xỉa răng

1.5. Do các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu, hay tụt lợi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng răng cửa bị thưa và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác (2).

2. Tác động của răng cửa thưa đến sức khỏe răng miệng

Dù răng cửa bị thưa do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ khuôn mặt, cấu trúc xương hàm, phát âm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và khó khăn trong vệ sinh răng miệng.

2.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Đây là ảnh hưởng rõ ràng nhất mà chúng ta sẽ nhận ra bằng mắt thường. Ngoài chức năng cắn, xé thức ăn thì nhóm răng cửa còn có vai trò vô cùng quan trọng về mặt thẩm mỹ của khuôn mặt.

Chúng còn được ví là “bộ nhận diện” của gương mặt, bởi răng cửa nằm ở vị trí trung tâm chỉ cần nói chuyện hay cười là người đối diện cũng đã thấy được.

Do đó, nếu răng cửa bị thưa thì chắc chắn tính thẩm mỹ của cả gương mặt cũng sẽ bị giảm xuống. Thậm chí, đây còn là khuyết điểm khiến bạn cảm thấy tự ti hơn trong giao tiếp.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

2.2. Ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm

Nghiêm trọng hơn, răng cửa bị thưa còn ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc xương hàm. Nhất là trong các trường hợp răng mọc không đều, mất răng thường gây ra tình trạng các răng dịch chuyển sai vị trí, dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn.

Càng về lâu dài nếu không khắc phục ngay thì tình trạng trên lại trở nên nặng hơn. Một trong những biến chứng nguy hiểm có thể sẽ xảy ra chính là làm biến dạng cấu trúc xương hàm.

2.3. Ảnh hưởng đến phát âm

Cấu trúc của hàm răng và nhất là nhóm răng cửa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát âm. Theo các bác sĩ, khả năng phát âm tròn vành, rõ chữ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào răng cửa. Nếu như răng cửa bị thưa hay bị mất sẽ làm cho chúng ta khó có thể phát âm được một cách rõ ràng.

Ảnh hưởng đến phát âm

Ảnh hưởng đến phát âm

2.4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng

Kẽ hở ở răng cửa sẽ là vị trí thuận lợi để cặn thức ăn, mảng bám tích tụ lại mỗi ngày. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kỹ lưỡng, đương nhiên các vi khuẩn gây hại sẽ tăng sinh nhanh chóng.

Vì vậy, tình trạng răng cửa có kẽ hở sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu,…

2.5. Khó khăn trong vệ sinh răng miệng

Răng cửa bị thưa có các kẽ răng trở nên rộng hơn và dễ dàng tích tụ mảng bám và thức ăn. Việc làm sạch răng và kẽ răng trở nên khó khăn hơn, cần sử dụng các công cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám.

3. Răng cửa thưa nói lên điều gì?

Theo phong thủy, người có răng cửa bị thưa thường là người thừa của (hao tài tốn của), nói láo và tiểu nhân.

3.1. Răng thưa thừa của

Trong quan niệm phong kiến, người răng cửa bị thưa là những người thừa của. Tuy nhiên, ý nghĩa cụm từ thừa của trong trường hợp trên không phải là giàu sang, phú quý. Thay vào đó thừa của nghĩa là những người tiêu xài hoang phí, không biết tiết kiệm mà chẳng cần biết điều kiện bản thân ra sao.

Cũng vì lối sống như vậy, nên những người có răng cửa bị thưa thường có hậu vận không mấy dư giả, rất vất vả.

3.2. Răng thưa nói láo

Người xưa thường dựa vào đặc điểm ngoại hình của một ai đó để đánh giá tính cách, nhân phẩm.

Những người răng cửa bị thưa thường không trung thực, hay dối trá và rất hay dựng chuyện để hãm hại người khác. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy quan niệm trên là đúng, nhưng đã vô tình tạo nên rất nhiều ảnh hưởng cho những người răng cửa bị thưa. Thậm chí những người vì không may có răng thưa mà bị nhiều người xung quanh ác cảm.

3.3. Răng thưa tiểu nhân

Nhân tướng học còn cho rằng những người có răng cửa bị thưa là người tính tiểu nhân, ích kỷ. Họ sẵn sàng làm tất cả vì lợi ích của bản thân mà không để ý đến những người xung quanh.

Răng cửa bị thưa nói lên điều gì?

Người có răng cửa bị thưa là người thừa của, nói láo và tiểu nhân

4. Tướng số người răng thưa có tốt không? Sướng hay khổ?

Dựa trên quan điểm về nhân tướng học, mỗi một đặc điểm trên cơ thể con người đều có ý nghĩa cụ thể. Cùng là đặc điểm răng cửa thưa nhưng giữa đàn ông và phụ nữ sẽ không giống nhau.

4.1. Tướng đàn ông răng cửa thưa

Các nhà nhân tướng học đánh giá răng cửa bị thưa không phải là một đặc điểm tốt đối với phái mạnh.

Đầu tiên, răng cửa dù thưa ít hay nhiều đều tiết lộ người đàn ông, con trai đó có tuổi thơ cơ hàn, khó khăn. Khi trưởng thành thì công việc của họ cũng mấy thuận lợi, muốn phát triển được thì buộc phải làm ăn xa nhà, không được gần anh em người thân.

Hơn thế họ còn là người có tính cách rất xuề xòa, thẳng thắn và luôn bày tỏ hết suy nghĩ của mình nên dễ gây mất lòng với mọi người xung quanh.

Chưa kể đàn ông, con trai răng cửa bị thưa thường khó kiểm soát được lời nói của mình nên không ít lần tiết lộ chuyện riêng tư của người khác.

Bên cạnh đó họ còn là những người không biết kiểm soát tài chính một cách khoa học, tiêu xài hoang phí nên từ đó rất khó làm nên chuyện lớn và đạt được thành công trong cuộc sống.

4.2. Tướng phụ nữ răng thưa

Đối với chị em phụ nữ, răng cửa bị thưa cũng không có ý nghĩa tốt đẹp. Đặc điểm đó báo hiệu một cuộc đời truân chuyên, vất vả không có ai giúp đỡ, đúng hơn là hoàn toàn phải tự lập cánh sinh từ nhỏ.

Nhiều quan điểm còn cho rằng phụ nữ, con gái răng cửa bị thưa có tuổi thơ không mấy vui vẻ vì cha mẹ luôn mâu thuẫn, xung đột.

Xét về tính cách, các cô nàng có răng cửa thưa được nhận xét là thoáng tính, tốt bụng và không biết tính toán. Thế nhưng vì vậy mà họ cũng dễ sa đà vào việc chi tiêu lãng phí, vui chơi quá mức và khó tích cóp được của cải.

Tướng số người răng thưa có tốt không? Sướng hay khổ?

Tướng số người răng thưa dù là nam hay nữ thì đều không tốt

5. Phương pháp điều trị răng cửa thưa

Răng cửa bị thưa mất thẩm mỹ có thể khắc phục tại nha khoa hoặc các giải pháp tại nhà.

5.1. Điều trị răng cửa thưa bằng nha khoa

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng răng cửa bị thưa bằng các phương pháp như trám răng, bọc răng sứ, dán sứ Veneer và niềng răng.

– Trám răng:

Trám răng cửa bị thưa là phương pháp thẩm mỹ giúp răng trở nên khít sát, thẩm mỹ hơn nhanh chóng với chi phí thấp (3). Tuy nhiên, phương pháp trám răng thưa thường chỉ định với trường hợp khoảng hở giữa 2 răng nhỏ hơn 2mm. Bác sĩ thường sử dụng vật liệu Composite để lấp đầy khoảng trống cho răng. Composite có màu sắc giống như răng thật nên khôi phục được khả năng ăn nhai và mang lại sự thẩm mỹ tối đa.

– Bọc răng sứ:

Trường hợp răng cửa có khoảng cách quá rộng khiến vết trám răng không hiệu quả thì có thể lựa chọn bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng bên ngoài theo tỷ lệ nhất định rồi bọc răng sứ lên trên. Mão sứ có hình dáng, màu sắc giống như răng thật nên có tính thẩm mỹ rất cao. Thời gian sử dụng răng sứ lâu dài, trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí là trọn đời nếu chọn loại sứ cao cấp và biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

– Dán sứ Veneer:

Mặt dán sứ Veneer có nhiều ưu điểm vượt trội so với bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài răng thật khoảng 0.3 – 0.5mm (ít hơn với bọc răng sứ) và dán sứ lên bề mặt răng để che khuyết điểm răng cửa bị thưa. Mặt sứ Veneer giúp răng mới sáng, đều đẹp, đồng thời độ bền cao và hạn chế xâm lấn đến răng thật. Tuy nhiên, dán sứ chỉ áp dụng cho trường hợp răng thưa nhẹ bởi mặt dán sứ khá mỏng, chỉ bù đắp vào phần nào độ dày của răng.

– Niềng răng:

Với trường hợp có mức độ thưa nặng và nhiều, làm sai lệch về khớp cắn, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để khắc phục (4). Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay tháo lắp,… để nắn chỉnh vị trí của răng, giúp chúng sát khít lại với nhau. Đây là phương pháp được chuyên gia đánh giá cao nhờ mức độ hiệu quả, không xâm lấn tới răng thật và giúp khớp cắn chuẩn.

Niềng răng thưa

Niềng răng thưa

5.2. Phương pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc điều trị răng thưa tại nha khoa, bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà như: dùng dây thun và dùng lực tay.

– Dùng dây thun: cách thực hiện rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị một sợi dây chun có độ đàn hồi tốt, sau đó buộc vào 2 răng cửa bị thưa để kéo chúng lại, răng sẽ dịch chuyển khít lại với nhau

– Dùng ngón tay đẩy răng: lấy ngón tay cái và ngón trỏ đặt vào vị trí của răng cửa và đẩy chúng lại gần nhau. Thực hiện 3 lần/ ngày đều đặn, mỗi lần 10 phút. Lưu ý, lực sẽ tăng dần về sau để có hiệu quả tốt nhất

6. Một số câu hỏi liên quan tới răng cửa thưa

Dưới đây là những giải đáp thường gặp liên quan đến tình trạng răng cửa bị thưa:

6.1. Răng cửa thưa có ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện không

Răng cửa bị thưa có ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện do tác động trực tiếp đến cấu trúc của hàm. Khi các răng đồng đều và khít sát với nhau làm thay đổi về cách miệng và lưỡi di chuyển khi nói chuyện. Khi đó, bạn không thể phát âm rõ ràng, dẫn đến việc nói lắp, nói ngọng, ảnh hưởng đến học tập và công việc.

6.2. Răng cửa thưa có gây đau đớn không

Răng cửa bị thưa không gây đau đớn cho bạn. Tuy nhiên, một số trường hợp răng cửa bị thưa gây khó chịu do mảng bám hoặc thức ăn tích tụ ở các kẽ răng.

6.3. Làm thế nào để phòng ngừa răng cửa thưa

Để phòng ngừa tình trạng răng cửa thưa, bạn cần duy trì chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống khoa học. Hãy đảm bảo đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa cùng nước súc miệng để làm sạch các răng, bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể và đừng quên thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra chuyên sâu.

6.4. Răng cửa thưa có thể tự khắc phục được không

Răng cửa bị thưa có thể tự khắc phục tại nhà với trường hợp sai lệch nhẹ. Các biện pháp cải thiện như dùng ngón tay hoặc dây thun tác động lực để siết răng lại. Tuy nhiên cần thực hiện đều đặn hàng ngày mới đem lại hiệu quả tốt.

Thông qua những chia sẻ, tìm hiểu trong bài ắt hẳn đã mang đến rất nhiều thông tin hữu ích về vấn đề răng cửa thưa. Có thể thấy, răng cửa bị thưa sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và rất nhiều vấn đề khác của chúng ta. Do đó, thay vì “ngồi yên chịu trận” hãy tìm kiếm cho mình một giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chỉnh răng thưa
Cách làm răng thưa khít lại tại nhà như thế nào? Có hiệu quả không?

Cách làm răng thưa khít lại tại nhà như thế nào? Có hiệu quả không?

Răng thưa là hiện tượng không còn xa lạ với mọi người. Vậy tình trạng này có gây ảnh hưởng gì không? Cách làm răng thưa khít lại tại

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng thưa phải làm sao? Cách làm răng thưa khít lại tại nhà

Răng thưa phải làm sao? Cách làm răng thưa khít lại tại nhà

Răng thưa là hiện tượng nhiều người thường gặp, nhất là các răng cửa, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cũng như có thể

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng thưa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng thưa ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng sữa, răng vĩnh viễn của trẻ mọc thưa thường khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Họ không biết liệu bé có gặp vấn đề gì về sự phát triển

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tìm hiểu về niềng răng thưa: Quy trình, thời gian và các lưu ý

Tìm hiểu về niềng răng thưa: Quy trình, thời gian và các lưu ý

Khuyết điểm răng thưa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn làm giảm chức năng ăn nhai và gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng.

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng hàm dưới thưa: Tình trạng và cách khắc phục

Răng hàm dưới thưa: Tình trạng và cách khắc phục

Răng hàm dưới thưa gây ra những ảnh hưởng về chức năng và thẩm mỹ cho mỗi người. Tình trạng này khiến cho thức ăn dễ mắc lại giữa các

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Răng bị thưa dần: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị thưa dần: Nguyên nhân và cách khắc phục

Được giải đáp bởi Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map