Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mất răng lâu năm phải làm sao? Có trồng lại được không?

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. Đặc biệt khi mất răng lâu năm còn kéo theo hiện tượng tiêu xương răng. Lâu ngày nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ khuôn mặt. Vậy bị mất răng bao lâu thì tiêu xương? Cách trồng lại răng khi bị mất như thế nào? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này

1. Những nguyên nhân gây mất răng lâu năm phổ biến

1.1 Chăm sóc răng miệng không tốt

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến mất răng là do cách chăm sóc răng miệng không tốt.

Hàng ngày, chúng ta nhai nuốt, tiêu hóa rất nhiều thức ăn và đồ uống nên rất khó tránh được việc thức ăn sót lại trong kẽ răng.

Các vụn thức ăn này không được loại bỏ mỗi ngày sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh phát triển gây ra những hậu quả nặng nề như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,..

Khi các bộ phận này bị viêm nhiễm và suy yếu sẽ không thể bảo vệ được chân răng, từ đó dẫn đến hiện tượng mất răng.

Chăm sóc răng tệ dẫn đến các bệnh lý làm mất răng

Chăm sóc răng tệ dẫn đến các bệnh lý làm mất răng

1.2 Do tai nạn hoặc va đập mạnh

Trong cuộc sống thường ngày rất khó tránh được các va chạm bất ngờ trong lúc chơi thể thao, tai nạn khi di chuyển hoặc khi làm việc.

Khi có lực tác động, trường hợp nhẹ thì chỉ bị thương, chảy máu, sứt lợi. Nhưng nếu lực quá mạnh đôi khi có thể làm gãy răng, mất răng.

Chấn thương gây mất răng xảy ra khá thường xuyên

Chấn thương gây mất răng xảy ra khá thường xuyên

1.3 Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh mất răng. Nếu trong một gia đình có người bị mất răng thì thế hệ sau cũng dễ bị thiếu răng

Tuy không nhiều nhưng vẫn có khả năng thiếu răng do gen di truyền

Tuy không nhiều nhưng vẫn có khả năng thiếu răng do gen di truyền

1.4 Mất răng lâu ngày do yếu tố tuổi tác

Càng về già thì chức năng nhai, cắn, nghiền nhỏ thức ăn của hàm răng sẽ dần bị suy giảm. Nguyên nhân một phần do lớp men răng dần bị bào mòn khi đã hoạt động trong thời gian.

Đồng thời tuổi càng cao, cấu trúc răng sẽ càng bị lão hóa khiến chân răng không còn chắc khỏe như ban đầu từ đó dẫn đến bệnh mất răng.

Người già răng yếu và rụng dần

Người già răng yếu và rụng dần

1.5 Thói quen sử dụng thuốc lá

Thuốc lá là chất kích thích có rất nhiều hóa chất độc hại có thể phá hủy lớp men răng và làm tổn thương tế bào chân răng, nướu răng.

Thuốc lá sẽ không ngừng phá hủy khiến nướu răng không thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ răng, tất yếu dẫn đến mất chân răng.

Thuốc lá phá hủy răng nhanh và nhiều hơn tưởng tượng

Thuốc lá phá hủy răng nhanh và nhiều hơn tưởng tượng

2. Mất răng lâu năm có tác hại, ảnh hưởng gì?

Mỗi chiếc răng đều có chức năng, nhiệm vụ và sự ảnh hưởng nhất định. Do vậy dù mất 1 răng hay nhiều răng đều sẽ làm sức khỏe, tính thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng rất lớn, bất kể là vị trí răng nào (trừ răng khôn)

2.1 Xương hàm bị tiêu biến

Khả năng duy trì mật độ xương phụ thuộc vào lực nhai tác động lên hàm răng từ đó tạo ra sự kích thích đến xương hàm xung quanh răng. Khi bị mất răng lâu ngày, hàm răng sẽ không còn sự kích thích và dần gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng mất răng bao lâu thì tiêu xương. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như mức độ tổn thương, cơ địa của từng người,…

Thông thường, khi răng bị mất khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ bắt đầu suy giảm. Mặc dù vậy, quá trình này diễn ra một cách chậm chạp nên người bệnh khó phát hiện được mình đang bị tiêu xương.

Chỉ sau khi bị mất răng nhiều ngày, phần nướu răng bị tụt xuống gây mất cân đối cho hàm răng và khuôn mặt, người bệnh thường mới nhận ra những vấn đề này.

Không còn răng, xương sẽ mất dần

Không còn răng, xương sẽ mất dần

TÌM HIỂU THÊM: Tiêu xương răng có nguy hiểm không?

2.2 Khó ăn nhai khi mất răng hàm dưới, hàm trên

Mất răng hàm lâu năm sẽ khiến lực nhai, khả năng nghiền nhỏ của hàm răng bị giảm sút, đặc biệt khi mất cả hai răng cối.

Người không còn răng hàm sẽ gặp nhiều trở ngại khi ăn uống, làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản,…

Bên cạnh đó, răng hàm bị mất sẽ khiến người bệnh không ăn được nhiều món ăn như thịt bò, thịt gà, thịt heo,… Lúc đó, do phải cố gắng nhai nên cảm giác ăn bị giảm sút, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

Chưa hết, ví dụ như chỉ mất 1 răng hàm trên, thông thường hàm sẽ phải cố đẩy ra trước 1 chút để dùng các răng còn lại nghiền thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sai lệch khớp cắn.

Mất răng sẽ khó nhai và nhai không kỹ

Mất răng sẽ khó nhai và nhai không kỹ

2.3 Tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng khi mất răng cửa

Trường hợp mất răng cửa sẽ khiến người bệnh rất xấu hổ và thiếu tự tin khi giao tiếp. Bởi răng cửa là vị trí rất dễ nhìn thấy, khi người bệnh cười, nói sẽ tạo ra một khoảng trống khá lớn trên khoang miệng.

Như vậy răng cửa bị mất sẽ khiến bệnh nhân trở nên ngại giao tiếp và có xu hướng né tránh đám đông, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Răng rụng lỗ chỗ không thể đẹp bằng hàm trắng đều được

Răng rụng lỗ chỗ không thể đẹp bằng hàm trắng đều được

??? VIDEO Mất răng không trồng lại thì bị làm sao?

3. Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Nếu bị mất răng lâu năm, xương hàm đã bị tiêu biến nhiều, nướu đã bị tụt nhiều thì bạn cũng không cần lo lắng, vẫn có thể thực hiện trồng lại răng được.

Trong những trường hợp mất răng lâu ngày, trước khi phục hình lại răng bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ thuật nhỏ như: Ghép xương răng, nâng xoang, ghép mô nướu,.. mục đích để tạo hình thẩm mỹ và phục hồi các điều kiện cần để trồng răng.

Sau đó, tùy vào nhu cầu và trường hợp của từng khách hàng mà sẽ thực hiện trồng lại răng bằng các kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên để ngăn ngừa tiêu xương tái phát, khách hàng vẫn nên lựa chọn phương pháp Cấy ghép răng Implant.

Mất răng lâu năm cần 1 số biện pháp phục hồi hàm trước khi trồng lại

Mất răng lâu năm cần 1 số biện pháp phục hồi hàm trước khi trồng lại

??? VIDEO Mất răng lâu năm có trồng được không?

NÊN XEM:Ghép xương nhân tạo là như thế nào?

4. Tổng hợp các kỹ thuật trồng lại răng mất lâu ngày

4.1 Trường hợp còn chân răng

Trồng răng giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật khắc phục răng bị mất cổ điển và lâu đời nhất. Thông thường phương pháp này phù hợp để chữa răng mất toàn hàm hoặc dùng cho người cao tuổi.

Với kỹ thuật trồng răng tháo lắp, một hàm răng giả giống hàm răng tự nhiên sẽ được chế tác riêng cho từng bệnh nhân. Người bệnh chỉ việc đeo hàm vào miệng và sử dụng.

Phương pháp trồng răng giả tháo lắp khá linh động, người bệnh có thể tự tháo lắp và vệ sinh răng hàng ngày để đảm bảo khoang miệng luôn thơm tho, sạch sẽ.

Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp có thể gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu và lực nhai không khỏe như bình thường.

Bên cạnh đó, răng tháo lắp dễ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng và có thể dẫn đến tiêu xương hàm nếu sử dụng trong thời gian dài.

Hàm giả tháo lắp - đơn giản và tiết kiệm

Hàm giả tháo lắp – đơn giản và tiết kiệm

Làm cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là kỹ thuật sử dụng thân răng thật làm trụ, sau đó gắn mão răng giả bằng sứ lên trên thành các nhịp cầu.

Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cần mài bớt men răng của 2 răng thật kế bên răng mất. Sau đó sẽ tạo 1 nhịp cầu 2 hoặc 3 răng để phục hình.

Kỹ thuật cầu răng sứ có độ bền, độ cứng, khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ tốt hơn rất nhiều so với hàm giả tháo lắp.

Nhìn chung, phương pháp này tương đối giống và dễ bị hiểu lầm thành việc bọc răng sứ cho răng mất. Tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ, bọc răng sứ chỉ dùng cho răng còn chân, còn khi mất chân răng thì phải làm cầu răng sứ.

Cầu sứ - ăn nhai thoải mái

Cầu sứ – ăn nhai thoải mái

4.2 Trường hợp không còn chân răng

Là kỹ thuật khắc phục răng mất lâu năm hiệu quả, hiện đại và tốt nhất. Cấy ghép Implant sẽ dùng một trụ Titanium cắm vào xương hàm, sau đó thông qua khớp nối Abutment để phục hình mão răng sứ lên trên.

Implant là kỹ thuật duy nhất có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương khi bị mất răng lâu ngày. Trụ Titanium sẽ liên tục kích thích giúp xương hàm phát triển, sản sinh.

Trồng implant - phương án tối ưu

Trồng implant – phương án tối ưu

Răng implant đem lại cảm giác không khác răng thật

Răng implant đem lại cảm giác không khác răng thật

??? VIDEO Trồng răng Implant và Cầu răng sứ loại nào tốt hơn?

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

5. Những lưu ý cần nhớ khi bị mất răng lâu năm

5.1 Không nên để mất răng lâu ngày

Bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, càng để kéo dài, tổn thương càng nghiêm trọng thì việc thăm khám, điều trị càng gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn, mất răng cũng không ngoại lệ.

Chính vì vậy, bạn cần lưu ý không nên để mất răng lâu ngày khiến cho việc cấy ghép, phục hình răng phức tạp và tốn kém hơn.

Mặt khác, bệnh càng kéo dài, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn càng bị giảm sút. Việc các bạn nên làm lúc này là hãy thăm khám bệnh sớm nhất có thể.

Mất răng lâu ngày gây tiêu xương hàm, chèn ép răng và khó để trồng lại

Mất răng lâu ngày gây tiêu xương hàm, chèn ép răng và khó để trồng lại

5.2 Làm sạch chỗ răng mất hàng ngày

Mất răng lâu năm sẽ tạo ra những khoảng hở lớn trên hàm răng. Đây chính là vị trí tiềm năng để tạo ra những ổ vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu, làm tổn thương cho những chiếc răng còn lại.

Bởi vậy, khi bị mất răng mọi người nên chú ý đến vấn đề vệ sinh, làm sạch vị trí mất răng hàng ngày để hạn chế thấp nhất những nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra.

Vệ sinh liên tục tránh chỗ mất răng viêm nhiễm

Vệ sinh liên tục tránh chỗ mất răng viêm nhiễm

Mất răng là điều không ai mong muốn hoặc đôi khi không thể lường trước được. Nếu không may răng bị mất bạn không nên chần chừ, hãy tới ngay các phòng khám nha khoa để được hỗ trợ trồng lại sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mất răng
Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. mất răng làm cho hiện tượng tiêu xương răng phát

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Mất răng lâu ngày và 9 tác hại không mong muốn

Mất răng lâu ngày và 9 tác hại không mong muốn

Mất răng lâu ngày không còn là tình trạng hiếm gặp , có thể chỉ vì lý do chủ quan không can thiệp sớm mà nhiều hệ lụy nghiêm trọng đã

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Răng không mọc được hay không thể mọc lại sau khi thay răng sữa là hội chứng tuy rất hiếm nhưng đã có khá nhiều trường hợp được ghi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sún răng là gì? Tác hại khi trẻ bị sún răng? Cha mẹ cần làm gì

Sún răng là gì? Tác hại khi trẻ bị sún răng? Cha mẹ cần làm gì

Sún răng xảy ra phổ biến ở các bé trong nhóm tuổi từ 1 – 3 tuổi. Răng sẽ bị bào mòn từng chút một, nhỏ dần, chuyển nâu đen và lâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map