Ê buốt răng là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong quá trình ăn uống hàng ngày. Để khắc phục, nhiều người đã sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như lá ổi, đinh hương, lá húng quế… Điểm chung của những cách trị ê buốt răng tại nhà là đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp sẽ giúp răng thêm chắc khỏe và hỗ trợ giảm ê buốt hiệu quả. Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm dành riêng cho răng ê buốt. Tuy nhiên, bạn nên chọn những kem đánh răng không chứa nhiều chất tẩy trắng răng và có hàm lượng fluor phù hợp (1000 – 1500ppm với người lớn và nhỏ hơn 1000ppm với trẻ em).
Dưới đây là một số sản phẩm kem đánh răng bạn có thể tham khảo:
– Sensodyne Rapid Action:
Sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên theo quy trình NovaMin, giúp tạo lớp màng bảo vệ men răng khỏi những vi khuẩn gây hại. Hàm lượng tẩy trắng thấp cùng hương bạc hà dịu nhẹ đem đến cảm giác thoải mái sau khi sử dụng.
– Bamboo Salt:
Đây là sản phẩm kem đánh răng được chiết xuất từ muối tre giúp hình thành lớp màng bên ngoài những vùng răng đang bị tổn thương. Với thành phần tự nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo gặp phải tình trạng kích ứng.
– Crest Pro-Health Sensitive:
Hợp chất Sodium Hexametaphosphate có trong kem đánh răng giúp giảm ê buốt. Đồng thời, sản phẩm còn ngăn ngừa tích tụ mảng bám, cao răng nên giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nha chu…
Kem đánh răng Sensodyne Rapid Action
Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, sử dụng nước súc miệng cũng là một phương pháp hữu ích để cải thiện tình trạng ê buốt răng tại nhà. Dưới đây là các sản phẩm nước súc miệng được nhiều người tin dùng:
– Lacalut Sensitive:
Nước súc miệng Lacalut Sensitive có nguồn gốc từ Đức. Với các thành phần Amine Fluoride, Chlorhexidine Digluconate, Allantoin… sản phẩm sẽ hạn chế tình trạng ê buốt răng hiệu quả và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
– Pierrot Sensitive:
Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất trực tiếp bởi thương hiệu Pierrot. Nước súc miệng Pierrot Sensitive chứa thành phần chính là Sorbitol, Potassium Nitrate, Glycerin, Cetyl Pyridinium Chloride… giúp hạn chế tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ lạnh.
– Vitis Sensitive:
Nước súc miệng Vitis Sensitive cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người đang bị ê buốt răng. Bởi sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Hap Repair, giúp hỗ trợ quá trình tái khoáng của men răng.
Sử dụng lá ổi là phương pháp trị ê buốt răng đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Các hoạt chất Alpha-limonene, Beta-sitosterol trong lá ổi… giúp giảm ê buốt răng hiệu quả do các bệnh lý răng miệng gây ra. Đồng thời, chúng còn làm tăng độ bám giữa răng và các mô nướu xung quanh, ngăn chặn tình trạng hở chân răng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá ổi non, đem đi rửa sạch và giã nhuyễn với một ít muối. Thoa trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng răng bị đau nhức và giữ nguyên trong khoảng 5 phút.
– Cách 2: Rửa sạch 5 – 6 lá ổi và giã với muối. Cho nước vào hỗn hợp lá ổi, chắt nước cốt và dùng tăm bông thấm vào dung dịch rồi bôi lên vị trí răng bị đau.
– Cách 3: Rửa lá ổi non và đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Súc miệng với nước lá ổi 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng ê buốt răng.
Cách trị ê buốt răng với lá ổi
Ngoài là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến, muối còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Ngoài ra, các khoáng chất trong nước muối còn giúp làm dịu các kích thích ở nướu, hỗ trợ tái tạo tế bào mới ở các mô nướu bị tổn thương.
Cách thực hiện:
– Vệ sinh răng, nướu sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.
– Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây, tập trung ở khu vực có răng đang bị ê buốt.
– Súc miệng lại bằng nước sạch để rửa hết lượng muối cùng với mảng bám đã bị bong ra trong khoang miệng.
Đối với phương pháp trên, bạn có thể tự mua nước muối sinh lý tại cửa hiệu thuốc tây hoặc pha tại nhà. Tuy nhiên, nếu tự pha, bạn cần tính toán tỉ lệ cẩn thận, tránh tình trạng nước muối quá mặn, gây tổn thương tới niêm mạc miệng.
Một phương pháp chữa ê buốt răng tại nhà khá đơn giản và an toàn mà bạn có thể áp dụng là sử dụng lá bàng. Trong nguyên liệu trên chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe răng miệng như Flavonoid, Tercatin hay Saponin. Chúng không chỉ có công dụng kháng viêm, sát khuẩn mà còn hỗ trợ bảo vệ men răng khỏi các tác nhân gây hại trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá bàng non, không bị sâu bệnh và đem đi rửa sạch.
– Ngâm lá bàng với nước muối để tiệt trùng.
– Giã nhuyễn lá bàng cùng với một ít muối ăn và nước ấm.
– Chắt lấy nước cốt lá bàng và sử dụng để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần, bạn nên súc khoảng 1 – 2 phút để tinh chất trong lá bàng phát huy tác dụng.
Với một hàm lượng Hydrogen Peroxide và chất chống oxy hóa dồi dào, mật ong có khả năng tiêu diệt, ức chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm răng, nướu. Nhờ vậy, những cơn ê buốt răng cũng dần dần được giảm bớt.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Hòa tan 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất vào trong một cốc nước ấm. Sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng trong vòng 2 – 3 phút.
– Cách 2: Lấy tăm bông sạch nhúng trực tiếp vào mật ong rồi thoa lên vùng răng đang bị ê buốt. Súc miệng lại với nước sạch sau 5 – 10 phút.
Mật ong trị buốt răng
Chữa ê buốt răng bằng trà xanh là một phương pháp được rất nhiều người chia sẻ trên các hội nhóm nha khoa. Trong bảng thành phần của trà xanh có chứa một lượng lớn EGCG lactic và fluor. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, sát khuẩn và củng cố sự vững chắc của men răng.
Do đó, đối với trường hợp ê buốt do sâu răng, viêm nướu, mòn men răng… bạn hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước lá trà xanh để khắc phục.
Cách thực hiện:
– Rửa một nắm lá trà xanh.
– Cho lá trà vào ấm, đổ ngập nước và đun sôi.
– Thêm muối ăn vào nước trà.
– Dùng nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần súc khoảng 1 – 2 phút.
Trong đông y, lá trầu không được xem là một dược liệu quý với khả năng làm tiêu viêm hiệu quả. Còn trong y học hiện đại, nguyên liệu trên chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn và giảm đau, buốt răng như Beta-phenol, Phenolic, Eugenol… Nếu bạn kiên trì áp dụng, sức khỏe răng miệng sẽ được dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Rửa sạch 2 – 3 lá trầu không, đem đi nghiền nát và ngâm với rượu trắng cùng ít muối. Lấy bông gòn thấm hỗn hợp trên và đặt lên vùng răng bị ê buốt trong 5 phút rồi súc miệng với nước.
– Cách 2: Rửa lá trầu không và để ráo nước. Nhai trực tiếp lá trầu không trong miệng khoảng 5 phút và súc miệng với nước.
– Cách 3: Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, đem rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước vừa đun súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Lá trầu không có nhiều hợp chất kháng khuẩn
Đinh hương là một nguyên liệu quý, có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là những trường hợp đang bị ê buốt răng . So với các loại thảo dược khác, hàm lượng chất Eugenol cao hơn tới 20 lần. Đây là một chất có khả năng sát khuẩn mạnh và bảo vệ cấu trúc men răng.
Chưa kể, Eugenol còn là một chất gây tê tự nhiên nên giúp hiện tượng ê buốt răng nhanh chóng giảm bớt.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Đắp hỗn hợp lên răng bị ê buốt trong khoảng 10 phút và súc miệng bằng nước ấm.
– Cách 2: Rửa sạch nụ đinh hương, đem phơi khô và bảo quản cẩn thận. Nhai 2 – 3 nụ đinh hương trong khoảng 5 – 10 phút để tinh dầu tiết ra và giảm ê buốt răng.
– Cách 3: Lấy tăm bông thấm vào tinh dầu đinh hương rồi chấm trực tiếp lên răng. Bạn cần để nguyên khoảng 5 – 10 phút rồi mới súc miệng bằng nước sạch.
Không chỉ là một loại rau thơm được sử dụng nhiều trong trong bữa ăn hàng ngày, lá húng quế còn có công dụng ức chế vi khuẩn gây hại và cải thiện triệu chứng ê buốt răng do bệnh lý viêm nhiễm gây ra. Đồng thời, lá húng quế còn có một mùi thơm đặc trưng, đem lại hơi thở thơm mát cho khoang miệng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Nhai sống lá húng quế trong khoảng 5 phút, tập trung ở vị trí răng đau để các tinh chất từ lá có thể tiết ra hết.
– Cách 2: Rửa sạch một nắm lá húng quế rồi đun sôi với nước. Dùng hỗn hợp nước lá húng quế súc miệng sau khi ăn.
Lá húng quế ức chế nhiều vi khuẩn gây hại
Cả rượu và hạt cau đều có chứa thành phần diệt khuẩn. Khi kết hợp hai nguyên liệu trên với nhau, khả năng diệt khuẩn sẽ được tăng lên đáng kể, giúp cho răng thêm chắc khỏe và giảm ê buốt do sâu răng, viêm nướu… gây ra.
Đặc biệt, cách ngâm rượu cau rất đơn giản. Chỉ cần một vài bước đơn giản, bạn đã có một bình rượu cau để tích trữ trong nhà và dùng cho cả gia đình.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 20 quả cau tươi và 1 lít rượu trắng.
– Tước bỏ phần vỏ xanh ở hạt cau.
– Tước cùi trắng và tách hạt cau thành 2 hoặc 4 phần rồi cho vào ngâm với rượu.
– Ngâm trong khoảng 1 tháng và sử dụng rượu cau để súc miệng.
Hợp chất Zingibain được tìm thấy trong gừng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn chặn bệnh viêm nhiễm ở răng, nướu tiếp tục lây lan. Nếu như bạn sử dụng gừng đúng cách và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài, tình trạng ê buốt sẽ dần dần thuyên giảm.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Rửa sạch một củ gừng tươi, cạo vỏ và đem đi đập dập. Lấy phần gừng đã đập cắn vào chỗ ê buốt răng trong khoảng 15 – 20 phút để các tinh chất tiết ra.
– Cách 2: Đem 1 củ gừng đi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành từng lát mỏng. Cho lát gừng vào bình và đổ nước sôi vào. Sau 15 phút, bạn dùng nước gừng để súc miệng.
Phương pháp chữa ê buốt răng bằng tỏi được nhiều khá nhiều người áp dụng tại nhà và nhận được kết quả tích cực. Đó là nhờ trong tỏi có chứa một lượng allin dồi dào. Nếu tỏi được cắt thành từng lát mỏng hoặc đập dập và có sự xúc tác của men allinase, allin sẽ dần chuyển biến thành allicin. Đây là một chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh nên giúp giảm viêm nhiễm và ê buốt răng.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Thái tỏi ra thành từng lát và để ở ngoài khoảng 5 phút. Chà xát trực tiếp tỏi lên răng khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
– Cách 2: Giã tỏi cùng 1 ít muối. Đắp hỗn hợp trên lên vùng răng bị ê buốt trong khoảng 10 phút và vệ sinh răng miệng cẩn thận.
– Cách 3: Giã nhuyễn tỏi với gừng và đắp hỗn hợp lên răng bị ê buốt. Giữ nguyên trong khoảng 5 – 7 phút rồi súc miệng với nước sạch.
Mẹo chữa ê buốt răng với củ tỏi
Cách chữa ê buốt răng tiếp theo mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà là dùng nghệ. Hoạt chất Curcumin trong tỏi có khả năng bảo vệ men răng trước tác nhân gây hại và giảm ê buốt răng. Đặc biệt, nghệ cực kỳ lành tính nên có thể sử dụng được với cả trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Trộn bột nghệ với một lượng nước vừa đủ rồi đắp lên chỗ răng bị ê buốt trong vòng 5 phút và đánh răng lại cho sạch.
Cách 2: Trộn 1 thìa bột nghệ với 1/2 thìa dầu mù tạt và 1/2 thìa muối. Bôi hỗn hợp trên lên răng ê buốt và xung quanh nướu khoảng 10 phút trước khi súc miệng.
Dầu dừa cũng nằm trong danh sách những nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để chữa ê buốt răng tại nhà. Axit Lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, tinh chất dầu dừa còn hỗ trợ làm dịu các mô nướu đang bị tổn thương nhanh chóng. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm răng, nướu như đau, buốt răng… cũng giảm bớt.
Cách thực hiện:
– Cách 1: Trộn 5ml dầu dừa với nước cốt của nửa quả chanh. Dùng hỗn hợp trên súc miệng 2 – 3 lần/tuần. Bạn cần súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.
– Cách 2: Trộn đều dầu dừa với một ít muối tinh khiết. Sử dụng hỗn hợp vừa thu được để chải răng trong khoảng 2 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.
Thành phần của dầu dừa có khả năng kháng khuẩn
Để tình trạng ê buốt răng nhanh chóng giảm bớt, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
– SensiKin:
Gel SensiKin thường được sử dụng đối với trường hợp ê buốt răng do các kích thích từ bên ngoài gây ra như đồ lạnh, tẩy trắng răng, chải răng quá mạnh… Gel có chứa 10% Potassium Nitrate và Sodium Fluoride hỗ trợ giảm buốt răng nhanh chóng và phục hồi nướu.
Bạn nên bôi gel 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4h. Sau khi bôi, bạn không được ăn uống hoặc súc miệng lại trong vòng 30 phút.
– Paracetamol:
Thuốc Paracetamol thường được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp đau buốt răng từ nhẹ đến vừa. Thuốc hầu như không gây tác động xấu tới hệ tim mạch, hô hấp…
Người lớn có thể uống 325 – 650mg/lần. Liều dùng phổ biến đối với trẻ em là 10 – 15mg/kg. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
– Aspirin:
So với Paracetamol, nhóm thuốc Aspirin đem đến hiệu quả nhanh chóng hơn. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Aspirin Starch, Sodium Starch Glycolate, Colloidal Silicon Dioxide…
Liều dùng của thuốc là người lớn uống 1 – 2 viên/lần, ngày 2 – 4 lần; trẻ em uống 1 – 2 viên/lần, ngày 1 – 2 lần.
SensiKin giúp giảm ê buốt răng
Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh, những phương pháp trị răng ê buốt tại nhà được khá nhiều người ưa chuộng bởi tiện lợi, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi áp dụng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Các phương pháp tại nhà chỉ thực sự đem lại hiệu quả trong trường hợp ê buốt răng ở mức độ nhẹ.
– Bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới thấy được kết quả.
– Áp dụng đúng cách để tránh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
– Ngưng áp dụng nếu như gặp phải tình trạng kích ứng.
– Nếu tình trạng ê buốt răng không thuyên giảm sau một thời gian áp dụng thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa.
Phương pháp chữa ê buốt răng tại nha khoa sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng mỗi người. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
– Nứt, vỡ răng: Trám răng hoặc bọc răng sứ. Trong đó, bọc răng sứ giúp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng của hàm răng tốt hơn.
– Sâu răng: Bác sĩ làm sạch vết sâu, loại bỏ các mô răng bị tổn thương và trám răng hoặc bọc sứ. Tuy nhiên, phương pháp trám răng chỉ phù hợp với trường hợp lỗ sâu nhỏ.
– Viêm nướu kèm tụt lợi: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng và ghép vạt lợi để phục hồi những tổn thương và tái tạo hình dáng cho nướu răng.
Với những phương pháp trị ê buốt răng tại nhà mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng các bạn đã lựa chọn được cho mình giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng buốt răng không giảm bớt, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm.
Mayo Clinic: “Sensitive teeth: What treatments are available?”
Healthline: “Sensitive Teeth: Causes, Symptoms, Treatments, and More”
Everyday Health: “10 Biggest Causes of Tooth Sensitivity”
KIN: “How Long Can Tooth Sensitivity Last? Treatments”
Nhất Nhất: “Răng ê buốt kéo dài nguy hiểm hơn nhiều người nghĩ”
Sức khỏe đời sống: “Răng ê buốt cần xử trí thế nào?”
Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm
Tình trạng ê buốt răng rất phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như mòn men răng, tụt nướu, chăm sóc răng miệng sai cách. Để
Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng
Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu
Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau
Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×