
Răng khểnh có trồng được không? Nhiều người có mong muốn sở hữu một chiếc răng khểnh cho duyên dáng. Tuy nhiên không phải ai cũng có răng khểnh một cách tự nhiên. Vậy trồng răng khểnh có nên không? Có vấn đề gì không? Bền lâu không?
Răng khểnh hay còn có tên gọi khác là răng nanh bị mọc lệch. Răng nanh chính là chiếc răng số 3. Nó không mọc thẳng hàng như các răng khác trên cung hàm mà có thể chếch ra ngoài hoặc chếch vào trong một chút. Từ đó làm cho nụ cười của người có răng khểnh thêm phần thu hút.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào mọc răng khểnh trông cũng đều duyên dáng đáng yêu. Nó còn tùy thuộc vào khẩu hình môi, khuôn miệng của mỗi người. Với những chiếc răng khểnh mọc chếch lên chếch xuống quá nhiều sẽ gây mất cân đối khuôn mặt.
Nếu xét theo khoa học sức khỏe, răng khểnh thực chất chỉ là một dạng khớp cắn bị sai lệch. Nó không khiến người có răng khểnh đẹp hơn mà thậm chí còn gây khó khăn khi ăn uống, khi vệ sinh. Lâu ngày gây các bệnh lý không tốt và có hại cho sức khỏe.
Răng khểnh cười duyên
Răng khểnh có thể trồng “nhân tạo” nhờ sự can thiệp của bác sĩ. có 3 phương pháp trồng răng khểnh phổ biến gồm đắp vật liệu Composite, cấy ghép răng giả implant và bọc răng sứ tạo khểnh.
Để đạt được kết quả theo đúng nguyện vọng của bản thân, bạn nên lựa chọn địa chỉ trồng răng khểnh chất lượng. Các bác sĩ chuyên môn cao sẽ tạo hình đẹp và đảm bảo an toàn, không xảy ra các tình trạng viêm lợi, nướu,…
Trồng răng khểnh không hề khó, thậm chí còn rất đơn giản. Tuy nhiên theo thời gian lâu dài, nó có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc lại về mong muốn trồng răng khểnh.
Một chiếc răng khểnh chỉ đẹp thu hút khi nó mọc tự nhiên và không quá bị lệch khỏi xương hàm, không gây ảnh hưởng tới cấu trúc hàm miệng. Nếu răng khểnh gây ra tình trạng khớp cắn bị xáo trộn, hàm không cân đối, nói chuyện khó, cản trở ăn nhai,… thì sẽ cần phải điều chỉnh. Trong trường hợp này, niềng răng có thể giúp khắc phục hiệu quả.
Rất nhiều bạn trẻ có sở thích tạo nên răng khểnh giả. Bởi họ cho rằng có răng khểnh sẽ giúp nụ cười duyên dáng, đáng yêu thu hút được mọi người.
Ngoài ra trong quan điểm của người phương Đông chúng ta, những người có răng khểnh thường có tướng số tốt, cuộc sống gặp được quý nhân, nhiều may mắn.
Còn đối với quan điểm của người Phương Tây, họ lại hoàn toàn không thích răng khểnh. Bởi theo họ răng khểnh mọc lệch trên cung hàm giống như điểm báo về cuộc sống không được suôn sẻ. Ngoài ra sẽ có vẻ ngoài như ma cà rồng, không hề may mắn. Do đó nếu chẳng may có răng khểnh họ sẽ ngay lập tức đi niềng răng để khắc phục.
Người có răng khểnh có vận mệnh tốt
Nếu bạn sở hữu hàm răng khểnh tự nhiên, theo thời gian càng lớn tuổi răng sẽ càng lệch lạc nặng hơn. Nguyên nhân do ban đầu răng bị lệch lạc nhẹ nhưng không được khắc phục, hàng ngày vẫn phải chịu lực ăn nhai và các tác động khác.
Khớp cắn ngày càng lệch khỏi vị trí chuẩn, răng sẽ xấu dần. Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,.. xuất hiện do việc vệ sinh răng khấp khểnh khó khăn. Thậm chí có thể bị rụng răng rất nguy hiểm.
Đối với trồng răng khểnh giả bằng bọc răng sứ hoặc đắp vật liệu Composite, răng khểnh chỉ sử dụng được trong khoảng vài ba năm, hoặc hơn chục năm, tùy theo chất liệu sứ làm răng. Về cơ bản, theo thời gian răng khểnh giả sẽ không còn được như lúc đầu. Bạn sẽ phải làm lại để đảm bảo răng luôn giữ được độ thẩm mỹ.
Trồng răng khểnh bằng bọc sứ
Thời gian đắp răng khểnh rất nhanh, chỉ mất từ 30 – 45 phút để thực hiện. Bạn có thể hình dung dễ dàng hơn thông qua quy trình đắp răng khểnh bằng Composite dưới đây:
B1: Bác sẽ tiến hành kiểm tra răng và tư vấn
Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hàm số 3 xem có các vấn đề bệnh lý răng miệng hay không. Nếu có bạn sẽ được bác sĩ điều trị dứt điểm sau đó mới tiến hành đắp răng khểnh bằng chất liệu Composite.
Còn đối với trường hợp răng sau khi điều trị quá yếu, không thể đắp răng khểnh. Bác sĩ sẽ giải thích kỹ càng để bạn nắm tình hình.
B2: Làm sạch răng trước khi đắp
Trong hầu hết mọi dịch vụ về răng, làm sạch luôn là bước quan trọng nhất. Bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng. Sau đó lấy cao răng nếu cần.
B3: Tiến hành đắp răng khểnh giả
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite đắp từng lớp lên răng số 3 để tạo hình thành răng khểnh. Chiếc răng này sẽ được đắp với hướng chếch vừa phải sao cho hài hòa với toàn bộ hàm răng và khuôn mặt.
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất. Bác sĩ đắp một lớp Composite trên răng 3 sau đó dùng phương pháp hàn trám đặc biệt để biến thành răng khểnh.
Trồng răng khểnh bằng Composite
Cuối cùng chiếu đèn Laser giúp các phần tử đông cứng lại trên răng. Vậy là bạn đã có một chiếc răng khểnh theo đúng mong muốn.
Đắp răng khểnh giả bằng bọc răng sứ hoàn toàn giống như phương pháp bọc răng sứ thông thường. Bác sĩ phải mài đi một phần của răng thật, sau đó gắn một chiếc mão răng sứ giả ở bên ngoài. Phương pháp này sẽ giúp bạn có một chiếc răng khểnh duyên dáng.
Tuy nhiên bọc răng sứ cần phải tác động đến răng thật nên nếu làm không đúng kỹ thuật có thể dẫn tới răng bị xâm lấn quá đà. Sau này rất dễ bị ê buốt và hại cho răng. Do đó bạn cần lựa chọn kỹ bác sĩ bọc răng khểnh giả để tránh các biến chứng sau này.
Răng khểnh có trồng được không? Câu trả lời của nha khoa Paris là có. Bạn có thể lựa chọn phương pháp làm răng khểnh phù hợp theo điều kiện của bản thân. Tuy nhiên sau khi làm xong cần chú ý chăm sóc và vệ sinh thật kỹ để đảm bảo răng khểnh được bền lâu và luôn thẩm mỹ nhất.
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA