Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành là điều sẽ không xảy ra. Vì răng khác với những bộ phận khác trên cơ thể, chúng không thể tự phục hồi khi bị tổn thương. Điều đó cũng là lý do vì sao bạn không nên chủ quan trong việc điều trị sâu răng dù là nhẹ hay nặng. Hãy nhớ rằng, các giải pháp ở nhà chỉ mang tính chất tạm thời và điều trị tại nha khoa vẫn luôn là điều cần thiết.

1. Sâu răng được hình thành thế nào

Sâu răng được hiểu là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn tích tụ ở mảng bám, theo thời gian hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.

Răng từ khi bắt đầu phát triển và tiếp xúc với môi trường miệng, lớp men bên ngoài sẽ xảy ra hai quá trình song song là mất khoáng và tái khoáng. Thực chất, răng mới mọc lại có nguy cơ bị sâu lớn hơn răng mọc lâu.

Quá trình mất khoáng xảy ra do vi khuẩn gây hại chuyển hóa đường có trong thức ăn thành acid và liên tục hòa tan thành phần khoáng trên men răng.

Còn quá trình tái khoáng chính là việc bổ sung các chất khoáng cần thiết cho men răng thông qua thành phần khoáng chất có trong nước bọt, kem đánh răng chứa flour, vi khuẩn có lợi, chế độ ăn uống… Thế nhưng nếu mất khoáng lớn hơn tái khoáng thì sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng.

Ban đầu vi khuẩn sẽ tấn công ở men răng, nhưng nếu chúng ta không kịp thời phát hiện cũng như điều trị đúng cách thì vi khuẩn sẽ từ từ xâm nhập xuống ngà răng, rồi tủy răng dẫn đến viêm nhiễm lan rộng.

Có thể bạn chưa biết thì sâu răng chính là một trong những bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến trên thế giới, xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi.

1. Sâu răng được hình thành thế nào

Sâu răng hình thành thông qua quá trình mất khoáng

2. Răng sâu tự lành được không

Bác sĩ Vũ Đình Công (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, men răng không hề có cơ chế tự chữa lành, nên vì vậy sâu răng dù là thể nhẹ cũng sẽ không tự lành lại được.

Men răng của chúng ta không chứa tế bào sống, nên chúng không thể tự phục hồi sau khi bị tổn thương. Vì vậy, ngay cả khi bạn cố gắng hết sức để làm sạch vùng sâu răng thì vẫn không giúp phần men răng đã bị phá hủy khôi phục lại.

Nên nếu như bạn nào đang băn khoăn sâu răng nhẹ đánh răng có hết không thì đáp án cũng là KHÔNG.

Bạn bắt buộc phải đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xác định mức độ sâu răng và sau đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất với tình trạng hiện tại.

Răng sâu tự lành được không

Răng sâu không thể tự lành

3. Cách trị sâu răng tận gốc

Như vậy sẽ không có chuyện răng sâu tự lành theo như nhiều người vẫn nói. Thay vào đó, bạn cần đi khám và áp dụng một phương pháp điều trị phù hợp với mình, đây mới chính là cách trị sâu răng tận gốc.

Tùy theo mức độ sâu răng của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định một trong 4 phương pháp là điều trị bằng Florua, hàn/trám răng, bọc sứ hoặc nhổ bỏ răng.

3.1. Điều trị sâu răng bằng Florua

Với trường hợp sâu răng ở giai đoạn khởi phát tức là mức độ nhẹ, sử dụng Florua để phục hồi lớp men răng sẽ là phương án thường được các bác sĩ nha khoa ưu tiên chỉ định.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng Florua dạng gel bọt hoặc vani để phủ lên bề mặt răng bị sâu nhằm bù đắp lại phần men răng bị mất khoáng.

Điều trị sâu răng bằng Florua có thể được triển khai bằng hai cách là dùng bàn chải hoặc bông gòn bôi trực tiếp lên răng. Việc điều trị Florua chuyên sâu thường chỉ mất vài phút và không cần phải nghỉ ngơi sau đó.

Điều trị sâu răng bằng Florua

Điều trị sâu răng bằng Florua

3.2. Hàn/trám răng răng sâu

Hàn răng hay còn được gọi là trám răng, là kỹ thuật thường được chỉ định rất nhiều trong điều trị bệnh lý sâu răng.

Đây là giải pháp được áp dụng trong các trường hợp sâu nhẹ đã hình thành các lỗ sâu nhưng vẫn nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy.

Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu đặc biệt như composite, fuji… để lấp đầy các lỗ sâu trên răng. Nhờ vậy không chỉ giúp phục hình lại hình dáng răng, cải thiện chức năng ăn nhai mà còn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xuống sâu các tổ chức răng phía dưới.

3.3. Bọc sứ răng sâu

Khi răng bắt đầu sâu đến tủy và đã hình thành các lỗ lớn hơn thì trám răng sẽ không còn mang đến hiệu quả như mong muốn, thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ để điều trị triệt để.

Trong trường hợp răng đã bị sâu vào đến tủy, trước khi bọc sứ bác sĩ sẽ điều trị tủy trước.

Dấu hiệu răng sâu vào đến tủy sẽ có sự khác nhau ở từng giai đoạn, lúc nhẹ thì chỉ là những cơn đau nhức xuất hiện khi ăn hoặc uống đồ lạnh. Nhưng nếu nặng sẽ là các cơn đau dữ dội, ngay cả uống thuốc cũng không giảm được bao nhiêu.

Để ngăn ngừa bệnh lý sâu răng tiến triển nặng hơn, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ bên ngoài chiếc răng bị sâu.

Cũng như bọc răng sứ thẩm mỹ, bọc sứ răng sâu cũng cần tiến hành mài răng làm trụ. Quá trình thực hiện có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày, chủ yếu mất nhiều thời gian cho việc chế tác mão sứ.

Bọc sứ răng sâu

Bọc sứ răng sâu

3.4. Nhổ bỏ răng sâu

Đối với trường hợp sâu răng nặng, thân răng gần như đã bị phá hủy hết và tủy đã bị viêm nặng, thậm chí đã chết tủy thì giải pháp điều trị duy nhất là nhổ bỏ răng.

Việc giữ lại chiếc răng sâu trong trường hợp trên sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, vi khuẩn lây lan diện rộng, nhiễm trùng máu…

Tuy nhiên, nếu răng sâu là răng vĩnh viễn thì bạn nên phục hình răng giả càng sớm càng tốt sau khi nhổ, nhằm hạn chế các ảnh hưởng từ việc mất răng lâu ngày.

4. Tham khảo cách chữa lỗ sâu răng tại nhà

Nếu như bạn chưa có thể thời gian đến phòng khám nha khoa ngay để điều trị, thì có thể áp dụng một số cách chữa lỗ sâu răng tại nhà vừa đơn giản, vừa hiệu quả dưới đây của chúng tôi.

4.1. Cách trị lỗ sâu răng bằng rễ lá lốt

Trong rễ lá lốt có chứa rất nhiều ancaloit, đây là chất có công dụng diệt khuẩn cũng như kháng viêm hiệu quả.

Do đó, bạn chỉ cần áp dụng đúng cách sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời cũng xoa dịu các cơn đau nhức, ê buốt răng nhanh chóng.

– Bước 1: Dùng một ít rễ lá lốt mang đi rửa sạch, giã nhỏ với một chút muối.

– Bước 2: Lọc lấy nước cốt và loại bỏ tạp chất.

– Bước 3: Dùng bông gòn thấm vào nước cốt trên và chấm vào chỗ răng sâu để nguyên trong vòng 5 phút.

– Bước 4: Súc miệng sạch lại bằng nước ấm.

Để nhanh đạt hiệu quả như mong muốn, bạn nên thực hiện cách trên ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Cách trị lỗ sâu răng bằng rễ lá lốt

Cách trị lỗ sâu răng bằng rễ lá lốt

4.2. Chữa sâu răng với nước muối pha loãng

Cách thứ hai là một cách siêu đơn giản và đã quá quen thuộc với nhiều người trong chúng ta.

Muối vẫn thường được biết đến là một chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất an toàn và lành tính.

Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng nước muối pha loãng mỗi ngày để súc miệng không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại mà còn giúp giảm đau, giảm ê buốt răng rất tốt.

Cách pha nước muối loãng trị sâu răng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9gram muối (đạt nồng độ 0,9%).

4.3. Cách chữa răng sâu nhanh chóng với bạc hà

Có lẽ không nhiều người biết bạc hà là một loại lá có tác dụng gây tê, giảm đau cũng như diệt khuẩn rất hữu ích. Hơn thế, lá bạc hà còn giúp hơi thở của chúng ta trở nên thơm mát hơn.

– Bước 1: Ngâm một chút lá bạc hà khô vào trong nước sôi khoảng 20 phút.

– Bước 2: Sử dụng nước lá bạc hà để súc miệng, khi súc miệng cần chú ý để nước bạc hà tác động đều lên toàn bộ các răng cũng như kẽ răng.

– Bước 3: Súc miệng lại với nước ấm để làm sạch răng miệng.

Ngoài ra bạn cũng có thể pha trà bạc hà để thưởng thức mỗi ngày và đây cũng là cách trị lỗ sâu răng hiệu quả.

Cách chữa răng sâu nhanh chóng với bạc hà

Cách chữa răng sâu nhanh chóng với bạc hà

5. Mẹo phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Vẫn là câu nói quen thuộc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sâu răng tuy là bệnh lý phổ biến, rất dễ gặp phải nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể tránh được nếu áp dụng các mẹo dưới đây.

Giảm số lượng vi khuẩn: Hãy đánh răng đúng cách ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Thông qua việc đánh răng không chỉ giúp lấy sạch mảng bám trên răng mà còn ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây hại.

Kiểm soát chế độ ăn uống: Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đặc biệt nên hạn chế các món quá nóng, quá lạnh, giảm ăn đồ ngọt. Thay vào đó hãy tăng cường ăn đồ ăn có chất xơ như rau củ quả hoặc giàu canxi có thể kể đến là pho mai, cá mòi, sữa chua…

Sử dụng kem đánh răng có Flour: Đây là loại kem đánh răng vừa giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vừa tăng cường độ chắc khỏe cho răng.

Sử dụng chỉ nha khoa: Nếu chỉ dùng mỗi bàn chải và kem đánh răng thì răng của bạn sẽ không thể được làm sạch một cách kỹ lưỡng. Nên hãy sử dụng thêm cả chỉ nha khoa, chúng sẽ giúp bạn làm sạch các kẽ răng hơn rất nhiều.

Khám răng định kỳ: Đừng đợi đến khi có dấu hiệu bất thường thì mới đi khám bác sĩ nha khoa. Hãy tạo thói quen 6 tháng đi khám răng định kỳ, riêng đối với những người có nguy cơ cao (bà bầu, bệnh nhân tiểu đường…) thì có thể rút ngắn thời gian giữa các lần thăm khám răng. Việc khám răng định kỳ là cách kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt nhất, đồng thời còn giúp ngăn ngừa bệnh lý sâu răng. Nếu như có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ nha khoa sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn chúng tiến triển nặng hơn.

Mẹo phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Mẹo phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Có thể thấy rằng, răng sâu tự lành chắc chắn là điều không thể xảy ra, nhất là khi các lỗ sâu trên bề mặt răng đã bắt đầu hình thành. Ngay cả việc điều trị tại nhà cũng không giúp chúng ta chấm dứt sự phá hủy mô răng của vi khuẩn. Nên khi bạn phát hiện các dấu hiệu cho thấy mình đã bị sâu răng, thì hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được kiểm tra cũng như tư vấn về phương pháp điều trị. Đây chính là giải pháp duy nhất giúp điều trị sâu răng triệt để.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa răng sâu
Răng sâu có mủ: Nhận biết, Cách điều trị và Phòng ngừa

Răng sâu có mủ: Nhận biết, Cách điều trị và Phòng ngừa

Răng sâu có mủ hình thành chủ yếu do không điều trị bệnh lý sâu răng kịp thời. Vậy cụ thể bệnh lý này là gì, có nguy hiểm không, cách

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Răng sâu bị lung lay chỉ nên nhổ bỏ trong trường hợp nghiêm trọng, không thể khắc phục triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông

Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Hàn trám răng sâu: Giá bao nhiêu tiền? Có đau không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

1/ Răng bị sâu có thể đính đá được không?Đính đá lên răng chỉ áp dụng đối với trường hợp răng khỏe mạnh, còn nếu răng bị bệnh lý như

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map