
Răng số 6 được coi là răng cấm hay “bất khả xâm phạm” của mỗi người và cũng khiến các bác sĩ phải dè chừng nhất nếu phải thay thế. Tại sao răng hàm số 6 có tầm quan trọng như vâỵ? Nếu răng cấm bị sâu nặng, vỡ, lung lay phải làm sao? Mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Răng số 6 (hay còn gọi là răng cấm) là răng hàm lớn thứ nhất của con người. Theo quy luật tự nhiên, chiếc răng này thường mọc rất sớm, vào độ tuổi 6-7 tuổi. Trong khi đó, răng vĩnh viễn số 4 và răng số 5 mọc ở độ tuổi 10-12.
Chắc hẳn vẫn có nhiều người thắc mắc tại sao răng của chúng ta không mọc theo thứ tự từ ngoài vào trong theo đúng tên gọi của chúng? Bởi lẽ, răng hàm số 6 có vai trò quan trọng bậc nhất trong hàm răng của bạn.
☑ Đây là chiếc răng nằm ở vị trí trung tâm của các cung hàm, đóng vai trò chính trong việc nhai và nghiền thức ăn.
Ở độ tuổi 6-7 tuổi, trẻ đã bắt đầu ăn những đồ ăn cứng hơn, việc xuất hiện những chiếc răng này để nghiền nhỏ thức ăn là rất cần thiết.
Lực nhai chủ yếu được tập trung tại đây, nếu răng bị lung lay hoặc mất đi, việc ăn uống của bạn sẽ vô cùng khó khăn và kém ngon miệng.
☑ Chiếc răng là điểm tựa vững chắc đối với những răng lân cận để mọc lên thuật lợi và đều đặn hơn, giúp hạn chế tình trạng răng mọc lệch ở trẻ.
Đây chính là lý do vì sao răng số 6 gọi là răng cấm – chiếc răng cấm được nhổ hay để viêm nhiễm, sâu bệnh.
Răng số 6 nằm ở vị trí thứ 6 tính từ răng trung tâm cửa vào trong, nằm giữa răng số 5 và răng số 7. Răng này có 4 chiếc nằm ở 4 cung hàm của con người, chia thành hai cặp hàm trên và hàm dưới đối xứng nhau.
Bạn có thể hình dung rõ hơn về răng số 6 qua hình ảnh dưới đây:
Răng số 6 là răng cấm đầu tiên
Cấu tạo của răng số 6 bao gồm 3 phần chính, đó là:
Tuy nhiên, răng cấm có sự khác nhau giữa hai chân răng của hàm trên và hàm dưới.
Những chiếc răng ở hàm dưới có 2 nhóm chính là răng 1 chân và răng 2 chân, trong đó 3 răng cối lớn phía trong có 2 chân. Vì thế, răng số 6 hàm dưới có 2 chân.
Răng hàm trên cũng có 2 nhóm chính là răng 1 chân và răng 3 chân, trong đó số lượng chân của răng số 6 hàm trên lại nhiều hơn so với hàm dưới, có đến 3 chân.
Nguyên nhân răng số 6 hàm trên có đến 3 chân, trong khi hàm dưới chỉ có 2 chân là do răng hàm trên là chiếc răng hàm trên thường tác động lực ăn nhai lớn hơn răng hàm dưới, vì thế phải chắc khỏe hơn.
❷ Giải phẫu răng số 6 có mấy ống tủy?
Răng số 6 là một trong những chiếc răng có nhiều ống tủy nhất trong số các răng của con người. Một răng số 5 có thể có 3 hoặc 5 ống tủy.
Răng số 6 thường có 2-3 chân và 3 ống tủy
Răng số 6 là chiếc răng có kích thước khá lớn, hơn nữa thường mọc sớm nên các biểu hiện mọc răng cũng bất thường hơn các răng sữa mọc trước đó.
Trẻ mọc răng hàm số 6 có thể cảm thấy bình thường nhưng đa phần sẽ có những biểu hiện sau đây:
Trẻ mọc răng số 6 bị sốt là biểu hiện bình thường
Trong giai đoạn mọc răng cấm hoặc răng số 6 bị bể, sâu nặng, biểu hiện thường thấy nhất đó là đau nhức dữ dội. Vậy bạn phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này tại nhà nhanh chóng?
Có thể chườm lạnh, uống thuốc để giảm đau răng cấm
Nhiều người chủ quan cho rằng răng cấm vẫn là chiếc răng sữa và có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên thường để răng số 6 bị sâu nặng, vỡ lớn. Vậy trên thực tế, răng cấm trẻ em có thay không?
Theo quy luật tự nhiên, răng cấm trẻ em và kể cả người lớn đều không thay. Chúng sẽ tồn tại suốt từ khi mọc đến khi hỏng hoặc về già mà không có sự thay thế bằng chiếc răng nào khác.
Vậy thì răng số 6 có mọc lại không nếu chẳng may mất răng? Răng số 6 là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời.
Nếu chẳng may bạn bị hỏng răng, gãy răng hay bất kỳ lý do nào thì chúng không thể mọc thêm răng khác thay thế. Hơn nữa, răng số 6 là răng hàm có cấu tạo 2 hoặc 3 chân bám rất chắc chắn vào nướu và xương.
Kết hợp với cấu trúc giải phẫu chằng chịt, bao quanh là rất nhiều dây thần kinh, mạch máu. Do đó, cha mẹ không thể tự ý nhổ răng tại nhà nhẹ nhàng và đơn giản như các răng sữa thông thường.
Răng 6 hay răng cấm đã nhổ không thể tự mọc lại
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Trường hợp 1: Răng cấm bị sâu, vỡ, lung lay nhẹ
Trường hợp răng cấm bị sâu, vỡ và lung lay ở giai đoạn đầu có thể điều trị đơn giản và tiết kiệm bằng phương pháp hàn trám răng.
Đây là phương pháp sử dụng miếng hàn trám nha khoa để bít lỗ hở hay răng số 6 bị bể giúp đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ như bình thường.
Kết quả điều trị răng số 6 bị bể bằng hàn trám răng.
Trường hợp 2: Răng cấm bị bể, sâu nặng hơn
Nếu răng cấm bị bể và sâu chỉ còn chân răng thì hàn trám răng không có nhiều tác dụng bởi không thể đáp ứng chức năng ăn nhai như một chiếc răng thật.
Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ (với điều kiện chân răng còn chắc khỏe) bằng cách chụp một mão răng sứ lên chân răng để thay thế cho chiếc răng thật đã hỏng.
Bọc sứ phục hình tốt cả răng cấm lẫn răng cửa
Trường hợp 3: Răng cấm bị sâu nặng, lung lay không thể phục hồi
Trong những trường hợp răng cấm mắc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu, sâu răng nặng, viêm tủy cấp tính, viêm chóp răng,… bệnh nhân buộc phải nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
Sau đó, cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng là 2 phương pháp hoàn hảo để thay thế răng đã mất. Tuy nhiên, 2 phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với người trên 18 tuổi, khi xương hàm đã cứng chắc.
Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc chỉ bị sâu răng, viêm nướu, vỡ răng nhẹ khi vẫn có thể điều trị được mà không cần phải thay thế răng số 6.
Khi đó, các bác sĩ sẽ điều trị triệt để bệnh răng miệng và phục hồi lại răng để cố gắng giữ lại răng gốc cho bệnh nhân.
Trồng răng Implant – phương pháp thay răng số 6 hoàn hảo cho bạn.
Trồng răng implant hỗ trợ ăn nhai cho cả người già
Lấy tủy răng số 6 là phương pháp cần làm để loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng trước khi hàn trám răng hoặc bọc răng sứ. Bệnh nhân lấy tủy răng một phần thì răng vẫn có thể đảm nhiệm vai trò cắn xé nhưng không còn tốt như trước.
Tuy nhiên, nếu lấy tủy răng cấm không triệt để thì răng cấm bị sâu nặng hơn và có thể lây lan sang các răng khác.
Diệt tủy răng số 6 là phương pháp điều trị ở giai đoạn răng số 6 bị vỡ, sâu nặng, khi đó, chiếc răng này hầu như không còn nguồn dinh dưỡng để nuôi sống răng, sau đó răng dễ vỡ vụn và gãy giòn.
Vì vậy, bác sĩ cần bọc răng sứ để bảo vệ răng gốc và đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng này.
Lấy tủy răng số 6 để điều trị nhức răng và sâu răng.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Răng số 6 là chiếc răng cấm không nên động vào. Một khi đã mất răng này thì có thể gây ra một số hậu quả như:
Hậu quả của mất răng số 6 sớm vô cùng nghiêm trọng.
Khi mất răng số 6, nhiều người nghĩ ngay đến phương pháp niềng răng để kéo các răng số 5 và số 7 khít lại với nhau để lấp khoảng trống của răng số 6.
Tuy nhiên, mất 2 răng số 6 có niềng được không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hầu hết các chuyên gia sẽ khuyên bạn không nên niềng răng số 6 bởi:
Mất răng số 6 gần như không thể niềng mà phải trồng lại
Như vậy, răng số 6 hay răng cấm là chiếc răng có vai trò quan trọng nhưng cũng rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Để được điều trị răng số 6 bị bể, sâu, áp xe,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×