Răng khôn hay “răng ngu” là những cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc nói chuyện hằng ngày của giới trẻ. Đây là chiếc răng mang lại vô vàn những phiền toái cho bệnh nhân với các triệu chứng sưng đau, sốt, khó chịu,… Vậy răng khôn là gì? Vị trí răng số 8 mọc ở đâu? khi nào? và nếu nhổ thì có được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp chi tiết tất cả những vấn đề xung quanh chiếc răng này qua bài viết dưới đây.
Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng cối lớn thứ 3 mọc cuối cùng của con người góp phần hoàn thiện đầy đủ bộ răng gồm 32 chiếc.
Răng này thường có kích thước lớn nhất, hình mũ nấm, phía trên xuất hiện nhiều các rãnh răng. Khi mọc chúng thường gây ra rất nhiều rắc rối cho bệnh nhân như mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức và sưng đau vô cùng khó chịu.
Bạn có thể hình dung rõ hơn về chiếc răng này qua những hình ảnh dưới đây:
Hình ảnh những chiếc răng khôn của con người.
Hình dạng bình thường của những chiếc răng khôn.
Đôi khi bạn sẽ không thể nhìn thấy rõ những chiếc răng khôn bị lấp dưới nướu.
Một số trường hợp răng chưa mọc cần phải chụp X-quang mới có thể xác định được.
Răng khôn là chiếc răng mọc khá muộn khi con người đã bước sang độ tuổi trưởng thành (khoảng 17 – 25 tuổi).
Tuy nhiên, thời gian mọc răng số 8 của mỗi người là khác nhau, có người mọc răng khôn từ khá sớm, nhưng cũng có người 30 – 40 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn.
Răng số 8 mọc thường không theo bất kỳ quy luật nào. Mỗi tháng, chúng sẽ nhú lên một chút và gây đau đớn cho bệnh nhân trong khoảng 1 tuần. Thời gian để chiếc răng này mọc trồi toàn bộ lên trên nướu có khi phải mất tới vài năm.
Một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhức tại vị trí nướu nơi mọc răng khôn nhưng không thấy răng xuất hiện, rất có thể răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và vĩnh viễn không thể trồi lên trên được.
So với các răng khác, răng khôn mọc khá muộn.
Người ta thường nói: “mọc răng khôn giúp con người thông minh hơn” nhưng thực chất thì không phải. Sở dĩ răng số 8 có tên là răng khôn là bởi chúng mọc ở giai đoạn con người học làm người lớn, đánh dấu bước ngoặt cuộc đời khi bạn đã có những suy nghĩ chín chắn hơn, sống có trách nhiệm với bản thân, pháp luật và bắt đầu phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình làm.”
Đây là thời điểm bạn dời xa vòng tay của bố mẹ, sẽ có những vấp ngã đầu tiên và tự biết cách vượt qua nó để “khôn” hơn, trưởng thành hơn.
Ở nhiều quốc gia khác, răng khôn có những ý nghĩa vô cùng thú vị. Tại Indonesia, chiếc răng này được gọi là “em út” bởi chúng “sinh sau đẻ muộn” hơn so với các răng khác.
Tại Thái Lan, răng số 8 được gọi là “fan-khut” nghĩa là sự chật chội, thiếu khoảng trống chỉ đặc điểm khi mọc răng khôn. Còn người Hàn Quốc gọi chúng là “sa-rang-nee” có ý nghĩa là tuổi thanh xuân và nỗi đau của tình yêu đầu đời.
Gọi là răng khôn vì mọc vào thời điểm con người khôn lớn
Một hàm răng bình thường của con người có 4 chiếc răng khôn, tương tự như các loại răng khác. Tuy nhiên, do sự phát triển của loài người hiện đại khi xương hàm được thu hẹp lại thì răng khôn cũng bị tiêu biến đi, do đó, có tới 32% số người không có răng khôn, hoặc chỉ có từ 1- 3 chiếc.
Một số người có răng khôn hàm trên/hàm dưới nhưng chúng vĩnh viễn nằm dưới hàm răng mà không cần mọc trồi lên trên.
Răng số 8 mọc được ví như “ruột thừa” của con người bởi chúng hầu như không có tác dụng ăn nhai hay thẩm mỹ cho con người.
Nếu thiếu hụt chiếc răng này thì các răng còn lại vẫn đảm nhiệm tốt vai trò của mình mà không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hằng ngày của bạn.
Răng số 8 không cố định số lượng chân. Những chiếc răng khôn hàm trên hay hàm dưới thông thường có từ 1 – 3 chân.
Tuy nhiên, răng khôn hàm dưới thường có nhiều dạng chân oái oăm hơn như: răng móc câu, chân răng dùi trống, chân răng cong,…
Răng khôn thừa có 1-3 chân
Vị trí răng số 8 ở đâu cũng là một câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Chiếc răng khôn bình thường mọc ở sâu trong cùng của hàm răng, cạnh răng hàm số 7.
Chiếc răng này thường có 4 cái nằm ở 4 góc hàm trên và hàm dưới. Bạn có thể dùng tay, đếm từ răng cửa giữa vào trong đến chiếc răng thứ 8 thì đó chính là vị trí răng khôn mọc.
Răng khôn thực chất là một phần của cơ thể con người nên chúng không quá nguy hiểm cho bạn. Tuy nhiên, nếu chiếc răng này mọc lệch, mọc ngầm và kèm theo một số triệu chứng như: sưng, đau, tê bì, sốt cao, nhiễm trùng thì vô cùng nguy hiểm.
Bạn có thể theo dõi tiếp những kiểu mọc răng dưới đây để biết răng khôn nguy hiểm như thế nào.
Khi răng khôn không đủ khoảng trống để mọc, chúng thường xoay theo chiều ngang, bị lệch về một phía, hoặc ra ị lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài, thậm chí là trồi ra khỏi hàm. Sự liên kết kém của răng khôn với các răng khác có thể làm hỏng các răng lân cận, xương hàm hoặc dây thần kinh.
Răng khôn mọc lệch ra má là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cắn vào má gây nhiệt miệng, là tiền đề để thức ăn mắc kẹt lại trong khe.
Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là “mồi nhử” của vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu và phá hủy hàm răng của bạn.
Răng khôn mọc ngang đâm vào răng số 7 bên cạnh gây chèn ép, xô lệch hàm răng, không chỉ gây đau nhức, sâu răng mà còn tích tụ nang chân răng và hủy hoại răng số 7.
Các thế mọc của răng khôn
Nếu bạn có những chiếc răng khôn mọc thẳng thì thật sự rất may mắn. Chiếc răng này mọc lên sẽ không gây đau nhức và khó chịu nhiều cho bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chiếc răng này tuy mọc thẳng nhưng nằm sâu bên trong rất khó vệ sinh, dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Mọc răng khôn bị sưng lợi, đau nhức là biểu hiện rất thường gặp. Chiếc răng này có kích thước lớn, phải rất “vất vả” để đâm lên khỏi nướu. Đó là còn chưa kể, nếu chúng bị mọc kẹt, mọc ngầm sẽ gây những cơn đau dữ dội, đau nhói đến mức sốt cao không thể ngủ được.
Răng khôn gây ra sưng đau, khó chịu cho bệnh nhân.
Răng số 8 chen chúc lên nướu, làm nướu sưng lên. Đây là một phần nguyên nhân khiến thức ăn mắc lại, mảng bám và vi khuẩn tấn công túi nướu gây viêm nướu.
Hiện tượng viêm nhiễm tăng dần khiến nướu bị sưng nề, lan rộng gây sưng tại chỗ, thậm chí là viêm tế bào làm biến dạng gương mặt.
Răng khôn chèn vào dây thần kinh là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi mọc răng khôn. Một số bệnh nhân có cấu trúc dây thần kinh nằm gần răng khôn. Khi chiếc răng này tìm được mọc vô tình chèn ép vào ống thần kinh gây tê bì mặt, khó khăn khi ăn uống, há miệng,…
Răng khôn chèn vào dây thần kinh vô cùng nguy hiểm.
Răng khôn mọc kèm theo những đau nhức, khó chịu. Vì vậy, để làm giảm đau răng khôn nhanh chóng, bạn có thể tham khảo 2 cách điều trị tại nhà cực đơn giản và hiệu quả dưới đây:
Cách 1: Súc miệng nước trà xanh
Trà xanh là một chất có tác dụng cực tốt cho sức khỏe răng miệng. Trong lá trà có chứa hợp chất catachin có khả năng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn sâu răng, viêm nhiễm (biểu hiện thường gặp khi mọc răng số 8).
Ngoài ra, chất flouride trong chúng có thể giúp răng chắc khỏe, hạn chế đau đớn khi răng mọc lên trên nướu.
Thực hiện: Bạn chỉ cần pha một ấm trà đặc, dùng súc miệng mỗi sáng và mỗi tối. Súc mạnh vào khu vực răng đang mọc khoảng 10 phút. Sau đó chải răng lại như bình thường. Sau 1 -2 ngày, cơn đau sẽ cải thiện rõ rệt.
Súc miệng nước trà xanh là cách trị đau răng khôn hiệu quả.
Cách 2: Ngậm gừng + tỏi
Trong gừng và tỏi có hợp chất có tác dụng kháng khuẩn cực tốt. Hơn nữa, vị cay the trong hai loại nguyên liệu này có tác dụng làm tê vị trí đau răng, giúp xua tan cảm giác ê nhức khi răng khôn mọc lệch.
Thực hiện: Dùng 1 nhánh tỏi và 1 nhánh gừng bỏ vỏ, rồi giã nhỏ. Trộn đều chúng lại với nhau rồi đắp trực tiếp lên vị trí mọc răng khôn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau một giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau tiêu biến hoàn toàn.
Điều trị răng số 8 bị đau tại nhà bằng gừng và tỏi.
Ngoài các cách giảm đau răng khôn tại nhà, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc tây y có tác dụng giảm đau răng khôn tức thì như: đau răng khôn uống panadol, Ibuprofen,… một số loại thuốc chống sưng, phù nề, thuốc kháng sinh,…
Tuy nhiên, các loại thuốc tây có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Bạn chỉ nên uống khi đau không thể chịu được và cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các nha khoa học vẫn đang tranh luận vấn đề răng khôn có nên nhổ không. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến đều cho rằng, răng khôn nên nhổ bởi:
Nhổ răng khôn xóa bỏ triệt để những cơn đau nhức, sưng nề, cắn vào má.
Hạn chế viêm nhiễm, sâu răng, hôi miệng và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Răng khôn không có tác dụng ăn nhai hay thẩm mỹ nên khi nhổ đi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân và các răng xung quanh.
Nên nhổ răng khôn để tránh mọi biến chứng về sau
Lợi trùm răng khôn là hiện tượng răng khôn bị mắc kẹt lại dưới nướu, hay nói cách khác là phần nướu răng che phủ khiến răng không thể mọc được.
Tại vị trí này thường là nơi tập trung vi khuẩn răng miệng gây viêm nhiễm, hôi miệng và sưng nề vô cùng khó chịu.
Lợi trùm răng khôn
Để xử lý lợi trùm răng khôn có hai cách như sau:
Nhổ răng khôn:
Áp dụng với trường hợp răng mọc lệch. Bác sĩ sẽ rạch phần lợi bao phủ răng, sau đó lấy toàn bộ chân răng ra ngoài rồi khâu đóng vết thương lại. Phương pháp này có thể loại bỏ triệt để vấn đề lợi trùm răng khôn.
Áp dụng với răng khôn mọc thẳng. Bác sĩ chỉ cần cắt phần lợi phía trên đi để chiếc răng này có thể tiếp tục mọc lên bình thường. Tuy nhiên, nếu xảy ra viêm nhiễm, phần lợi tiếp tục sẽ che lại và bao phủ răng số 8 khiến bạn phải cắt lợi trùm nhiều lần.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ giúp bạn uống thuốc giảm đau, kháng viêm để ngăn ngừa vi khuẩn gây sưng viêm quay trở lại.
Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhổ răng khôn ngay cả trước khi chúng mọc lên khỏi nướu nếu chiếc răng này có dấu hiệu bất thường như chèn ép vào răng số 7, có nang quanh răng,..
Răng khôn chưa mọc có nhổ được không còn tùy thuộc vào sự kiểm tra của bác sĩ trên tình hình răng thực tế.
Việc nhổ răng sớm sẽ loại bỏ được những biến chứng nguy hiểm sau này, đồng thời nhổ răng sẽ dễ dàng hơn do ở người trẻ tuổi, chân răng chưa phát triển đầy đủ và xương ít dày đặc hơn.
Tuy nhiên, nếu răng chưa mọc và không gây đau nhức thì bác sĩ sẽ theo dõi thêm, bởi có những trường hợp răng số 8 vĩnh viễn không mọc.
Có trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn nên để vài năm sau khi răng khôn nhú lên khỏi nướu để quá trình nhổ răng nhanh chóng, ít đau đớn hạn chế phải rạch nướu và mở xương cho bệnh nhân.
Có thể nhổ răng khôn chưa mọc để tránh biến chứng xảy ra
Răng khôn thuộc bộ răng vĩnh viễn của con người. Chúng chỉ mọc duy nhất một lần, và nếu nhổ đi thì không thể mọc thêm lần nào nữa. Nếu nhổ răng còn sót chân răng thì chúng sẽ ở lại trong nướu hoặc tự đào thải ra bên ngoài qua đường phân.
Răng khôn là chiếc răng đặc biệt, không có vai trò gì đặc biệt nên với câu hỏi răng khôn bị sâu nên nhổ hay hàn trám thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ đi.
Việc hàn trám răng sẽ chỉ có độ bền khoảng 3 – 5 năm sau đó có thể bị bong ra và bệnh nhân vẫn tiếp tục bị sâu răng.
Việc nhổ răng sâu là loại bỏ tận gốc mối nguy hại cho hàm răng, đặc biệt là các răng có vai trò ăn nhai chính khỏi bị vi khuẩn lây lan và tấn công.
Răng khôn nên nhổ trong hầu hết trường hợp
Răng số 8 đặc biệt khi mọc lệch hay mọc ngầm đều được các bác sĩ khuyên nên nhổ để tránh những đau nhức, khó chịu là ảnh hưởng đến hàm răng sau này.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân không nên nhổ răng như: răng khôn mọc thẳng và không mắc bệnh lý răng miệng, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến ca phẫu thuật (bệnh tim, bệnh về máu, huyết áp,…) cần phải được xem xét kỹ trước khi nhổ.
Bệnh nhân có thể không nhổ răng nhưng cần chăm sóc chúng cẩn thận để tránh sâu răng, nhiễm trùng và hỏng các răng kế cận.
Như đã phân tích phía trên, nhổ răng số 8 được khuyên nên làm và không ảnh hưởng gì tới bệnh nhân. Có một số thông tin cho rằng, nhổ răng khôn gây ảnh hưởng đến thần kinh, suy giảm trí nhớ, giảm tuổi thọ,… nhưng đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh điều đó.
Nhổ răng số 8 có thể ảnh hưởng nếu bác sĩ nhổ răng tay nghề kém, làm đứt dây thần kinh, mạch máu, nhổ còn sót chân răng, nhiễm trùm do dụng cụ nhổ răng không đảm bảo, sốc thuốc tê,…
Tuy nhiên, tại các nha khoa uy tín, nhổ răng số 8 được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề giỏi, kết hợp với máy nhổ răng siêu âm hiện đại giúp lấy răng ra một cách nhẹ nhàng và an toàn, không xâm lấn đến các cấu trúc giải phẫu xung quanh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Câu hỏi: Răng khôn số 8 bị sâu có nên nhổ không? Chào Bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, đã mọc răng khôn. Tuy nhiên gần đây chiếc răng khôn
Sự tồn tại của răng số 8 đang gây nhiều tranh cãi trong việc có nên duy trì hay không đặc biệt là khi răng số 8 bị sâu hay bị các bệnh
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Em có hai răng số 8 đã mọc đầy đủ. Em quan sát thấy thân răng trồi lên trên nướu khá nhiều nhưng lại không thẳng
Mọc răng hàm số 8 là chiếc răng không được chào đón trên khuôn răng. Bởi thế mọc của nó được đánh giá là sự chống đối “nguy hiểm” đến
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Em đang mọc răng khôn mà đau lắm bác sỹ, em không ăn uống gì được, không há được miệng, má sưng “khủng khiếp”.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×