Sâu răng là bệnh lí răng miệng hết sức phổ biến, không chỉ ở trẻ em mà còn xảy ra ở ngay cả người trưởng thành. Sâu răng là gì, nguyên nhân gây sâu răng, cách hỗ trợ điều trị và phòng chống sâu răng như thế nào? Những thông tin cơ bản quan trọng này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ tới bạn trong bài viết sau đây.
Sâu răng là quá trình men răng bị phá hủy, do vi khuẩn từ mảng bám tích tụ trên răng của bạn sản sinh axit ăn mòn các mô răng, tạo nên những lỗ sâu hay rãnh có màu nâu hoặc đen. Mảng bám được hình thành do quá trình ăn uống hàng ngày và không vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi mảng bám tích tụ, vi khuẩn trong mảng bám không chỉ gây sâu răng mà còn gây ra các bệnh lí khác như đau nhức răng, chảy máu chân răng, viêm nướu thậm chí mất răng vĩnh viễn.
Bạn có biết sâu răng là gì không?
Sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn trong miệng, tiêu thụ thực phẩm và không làm sạch răng miệng gây ra sâu răng. Sau khi bạn ăn, sẽ có một màng mỏng chứa vi khuẩn luôn luôn hình thành trên răng và nướu răng của bạn gọi là mảng bám.
Các vi khuẩn trong mảng bám này tương tác với các phần thức ăn còn sót lại từ các loại thực phẩm có đường và tinh bột tạo ra axit. Các axit này tấn công và phá hủy men răng bằng cách hòa tan hoặc khử khoáng men răng dẫn đến men răng suy yếu và sâu răng
Những thực phẩm có chứa carbohydrate (đường và tinh bột) chẳng hạn như kẹo, kem, sữa, bánh, nước ngọt hay thậm chí một số loại trái cây, rau quả, nước ép có khả năng gây ra sâu răng rất lớn nếu sử dụng quá nhiều.
Khô miệng: Nước bọt giúp rửa trôi mảng bám trên răng, nếu bạn bị khô miệng, hạn chế tiết nước bọt, mảng bám có thể tích tụ nhanh hơn thúc đẩy quá trình gây sâu răng.
Sâu răng thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi bạn có một chiếc răng bị nhiễm bệnh bắt đầu phát tác cơn đau hoặc đã bị sâu một khoang răng. Khi điều này xảy ra thì đau răng là triệu chứng phổ biến.
Ngoài ra trước đó cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện như hơi thở có mùi khó chịu, khi đánh răng thường hay chảy máu ở chân răng. Bởi vì sâu răng liên quan chặt chẽ đến nướu nên rất dễ nướu bị viêm, đỏ và yếsưng u đi. Một khi trên thân răng cũng như bề mặt răng hình thành những lỗ sâu và xuất hiện những cơn đau nhức thì cũng là lúc tình trạng sâu răng của bạn đã trở nên nghiêm trọng.
Bởi vì khoang miệng của bất cứ ai cũng tồn tại vi khuẩn nên sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng. Những người có chế độ ăn uống thừa carbohydrate và các loại thực phẩm chứa đường cũng như sống trong môi trường mà nước uống không có chứa đủ fluoride rất dễ trở thành nạn nhân của sâu răng nếu không biết cách chăm sóc tốt. Trẻ em và người già là hai nhóm có nguy cơ cao với sâu răng.
Việc ngăn chặn sâu răng sẽ trở nên hết sức đơn giản khi bạn thực hiện theo những điều dưới đây:
Tránh ăn đồ ngọt. Một số nghiên cứu cho biết các loại thực phẩm cụ thể chẳng hạn như đậu phộng hay kẹo xylitol có thể thân thiện với răng. Ăn những thực phẩm này sau khi ăn thức ăn có chứa carbohydrate có thể giúp chống lại các tác động của axit do vi khuẩn. Uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch thức ăn. Tất nhiên, các bác sỹ vẫn khuyến khích bệnh nhân tránh những đồ ăn nhẹ có đường và thay thế bằng các lựa chọn lành mạnh hơn.
Chăm sóc răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế răng sâu. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Sâu răng thường bắt đầu ở những vùng khó làm sạch như kẽ răng, các cạnh trên bề mặt răng. Giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ và chải bên trong, bên ngoài, giữa hai hàm và trên đầu lưỡi. Thay bàn chải đánh răng sau một vài tuần để tránh tái nhiễm vi khuẩn cũ bám trên bàn chải. Chỉ mua kem đánh răng và nước súc miệng có florua. Đối với trẻ em nên dùng kem đánh riêng chuyên biệt vì răng trẻ nhạy cảm với florua. Cuối cùng vì sâu răng là một bệnh lây nên tuyệt đối không dùng chung bàn chải.
Khám định kỳ tại trung tâm nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra răng và vệ sinh răng miệng chuyên sâu. Vì sâu răng rất khó để phát hiện nên kiểm tra kỹ lưỡng là điều rất cần thiết. Nếu bạn nhận thấy răng nào đó ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh hay dấu hiệu của sự phân rã như đốm trắng, đổi màu răng hoặc sâu răng thì hãy lên lịch hẹn với nha sỹ ngay lập tức. Sâu răng để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng tủy rất nguy hiểm.
Khi bạn đã bị răng sâu quấy rầy thì việc tốt hơn hết bạn có thể làm để cứu chiếc răng của mình là đến nha sỹ. trung tâm nha khoa Paris với đội ngũ bác sỹ dày dạn kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại có thể giúp đỡ bạn thoát khỏi ám ảnh từ bệnh sâu răng một cách nhanh chóng. Các nha sỹ sẽ thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sâu răng bằng cách:
Đặt câu hỏi về vấn đề khám nha khoa và chăm sóc vệ sinh răng miệng trong quá khứ của bạn.
Kiểm tra răng của bạn sử dụng công cụ chuyên dụng và gương tròn nhỏ
Chụp X-quang răng để xác định vị trí răng sâu
Hỗ trợ điều trị răng sâu phụ thuộc vào từng trường hợp. Nếu sâu răng nhỏ thì hỗ trợ điều trị sử dụng fluoride. Sâu răng nhẹ có thể được chữa trị bằng cách nạo phần răng sâu, trám lại khoang sâu răng với các chất liệu hàn răng là composite hoặc amalgam.
Đối với những răng sâu nghiêm trọng hơn có thể phải chỉ định diệt tủy, chụp mão răng hay thậm chí là loại bỏ răng sâu để tránh lây lan sang các răng kế cận cũng như khiến áp xe xương ổ răng..
KH thực hiện trám răng tại Nha khoa Paris. Lưu ý hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể
Đối với từng trường hợp sâu răng, nha khoa Paris đều có cách xử lý thích hợp và đảm bảo nhu cầu của bệnh nhân được thực hiện đầy đủ. Do đó, nếu như bạn đang còn nhiều băn khoăn liên quan đến sâu răng là gì ,
Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây
Sâu răng gây viêm họng là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo bài viết về nguyên nhân sâu
Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ sâu răng rất cao do ăn nhiều đồ ngọt và chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Để
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc
Những cách trị sâu răng bằng lá lốt từ xưa đến nay vẫn luôn được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×