Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng Inlay Onlay Overlay là gì? Vì sao giá lại đắt ngang răng sứ?

Trám răng Inlay/Onlay ngày càng đang được nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên do mức chi phí hàn răng Inlay/Onlay/Overlay tương đối cao, thậm chí ngang bằng với dịch vụ bọc răng sứ. Do đó nhiều khách hàng tỏ ra băn khoăn không biết nên lựa chọn dịch vụ nào thì hợp lý. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật hàn trám Inlay/Onlay/Overlay tại bài viết đưới dây

1. Trám răng Inlay/Onlay/Overlay là gì?

Trám răng Inlay/Onlay/Overlay là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ tạo hình một miếng trám bằng chất liệu Sứ, composite, GIC,… trong phòng thí nghiệm & sau đó mới gắn vào răng.

Hàn răng Inlay – Onlay – Overlay phù hợp cho những trường hợp răng sâu hoặc đã bị tổn thương quá nặng & không đủ điều kiện để hàn trám trực tiếp thông thường. Tuy nhiên mức độ nặng cũng chưa tới mức phải bọc răng sứ.

1.1 Trám răng inlay

Trám răng inlay được sử dụng trong trường hợp lỗ sâu răng hoặc khu vực bị tổn thương nằm ở giữa răng & chưa lan ra các múi của răng.

trám răng inlay là gì

Các miếng trám inlay được chế tạo theo kích cỡ phù hợp với từng người và có màu sắc gần tương đồng với răng thật. Do đó, bằng quan sát thông thường sẽ khó có thể thấy được sự khác biệt.

1.2 Hàn răng onlay

So với kỹ thuật Inlay, trám răng Onlay sẽ phù hợp với những răng cần phục hồi với diện tích lớn hơn, bao gồm phần giữa răng & các đỉnh rìa cắn của răng.

trám răng onlay là gì

Kỹ thuật hàn trám Onlay đôi khi còn được gọi là răng sứ một phần. Lý do là bởi miếng trám khi chế tác ra nhìn tương tự như 1 phần nhỏ của 1 chiếc răng sứ.

1.3 Hàn trám răng overlay

Kỹ thuật Overlay thường được sử dụng cho những răng bị hư tổn hoặc sâu quá nặn. Mức độ tổn thương sẽ ảnh hưởng tới nhiều hơn 2 múi răng hoặc bao gồm toàn bộ bề mặt cắn (giống như bị cụt nửa thân răng).

Nhiều khách hàng khi mới tìm hiểu sẽ dễ nhầm lẫn giữa hàn răng Overlay và bọc răng sứ. Mặc dù nhìn tổng quan thì diện tích phục hình của 2 kỹ thuật này là tương đối giống nhau.

trám răng overlay là gì

Tuy nhiên sự khác biệt giữa trám Overlay và bọc răng sứ nằm ở tỷ lệ răng bị mài. Overlay sẽ không yêu cầu mài gần hết răng như phương pháp làm răng sứ. Thay vào đó bác sĩ chỉ cần mài tối thiểu men răng & đảm bảo vết trám bám chắc nhất có thể.

2. Ưu điểm khi trám răng Inlay/Onlay/Overlay

Các kỹ thuật trám răng gián tiếp như Inlay/Onlay hay Overlay có rất nhiều ưu điểm giúp khắc phục được những mặt hạn chế của phương pháp hàn răng trực tiếp

2.1 Gia tăng độ bền

Mặc dù Inlay, Onlay có thể sử dụng các loại vật liệu Composite, Amalgam hay GIC để chế tác. Tuy nhiên phần lớn bác sĩ thường lựa chọn vật liệu sứ để tư vấn cho khách hàng.

Khi sử dụng sứ để hàn trám răng, độ bền hay độ cứng của miếng trám sẽ được gia cường ở mức tối đa & không thua kém nhiều so với răng sứ.

Vì vậy khách hàng không còn lo miếng trám bị vỡ, mẻ hay cứ 3- 4 năm lại phải đi trám lại nữa. Tuổi thọ trung bình của miếng trám với kỹ thuật Inlay-Onlay-Overlay thường từ 15 – 20 năm.

ưu điểm khi trám răng inlay/onlay

2.2 Tính thẩm mỹ cao

Chất liệu sứ dùng cho hàn răng Inlay/Onlay cũng tương tự như vật liệu chế tạo nên mão răng giả. Do vậy toàn bộ ưu điểm về tính thẩm mỹ như độ sáng, độ trắng, độ trong mờ hay khả năng đổ bóng đều vô cùng tuyệt vời.

2.3 Bảo tồn mô răng thật

Với các trường hợp bị vỡ mẻ hoặc hư tổn lớn, trám răng Inlay/Onlay sẽ giúp khách hàng không phải mài đi quá nhiều mô răng thật, từ đó bảo vệ tính toàn vẹn của răng ở mức tối đa

3. Nhược điểm của kỹ thuật trám răng Inlay, Onlay, Overlay

3.1 Chi phí cao hơn

Trung bình một ca phục hình Inlay-Onlay-Overlay sẽ yêu cầu khách hàng phải trả số tiền lớn gấp 9 – 10 lần so với các kỹ thuật khác.

nhược điểm của hàn răng inlay/onlay

3.2 Mất thời gian hơn

Với phương pháp trám răng thường, bạn chỉ cần đến nha sĩ một lần là đã hoàn thành toàn bộ thủ thuật, vì các miếng trám hầu hết đều có sẵn ngay tại các phòng khám nha khoa.

Tuy nhiên, với trám inlay/onlay, bạn sẽ cần đến nha khoa 2 lần. Lần đầu để đo kích thước, lựa chọn màu răng phù hợp. Đến lần hẹn thứ hai mới có thể trám răng.

4. Trám răng Inlay/Onlay/Overlay giá bao nhiêu tiền?

Thực tế, chi phí cho một miếng trám răng Inlay, Onlay hoặc Overlay tương đối cao, thậm chí sẽ tương đương với một chiếc răng sứ tầm trung.

Tại Nha Khoa Paris, chúng tôi đang cung cấp tới tay khách hàng mức giá dịch vụ hàn Inlay/Onlay sứ chỉ 5.000.000 VNĐ.

Ngoài ra khi kết hợp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt của Nha Khoa Paris thì chi phí có thể sẽ giảm nhiều hơn.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Vì sao giá trám răng Inlay/Onlay đắt ngang răng sứ?

5.1 Yếu tố nguyên vật liệu

Khác với hàn răng Amalgam, Composite, hàn răng Inlay/Onlay thường sử dụng chất liệu sứ để phục hình răng.

Chất liệu sứ để hàn Inlay/Onlay cũng tương tự như sứ để làm răng sứ. Với chất liệu này, răng sau hàn trám sẽ có độ thẩm mỹ rất cao, tương đồng với màu răng.

Chất liệu sứ cũng rất bền chắc, chịu lực tốt, giúp ăn nhai tốt hơn, không dễ bị bể vỡ. Hơn nữa, chất liệu sứ không thay đổi tính chất sau nhiều năm tồn tại trong khoang miệng, không dễ bị đổi màu, ngấm nước bọt,… Đây điều mà các kỹ thuật hàn trám khác không tạo ra được.

tại sao giá trám răng inlay/onlay đắt

5.2 Công nghệ chế tác

Yếu tố thứ hai là do để hàn trám Inlay/Onlay bằng sứ không đơn giản như hàn răng thông thường. Miếng trám không được chế tạo trực tiếp trên răng giống như hàn amalgam, composite mà phải lấy dấu hàm để thiết kế trên phôi sứ nhờ máy móc hiện đại và do kỹ thuật viên thiết kế.

Để thực hiện được điều này cần phải có thiết bị hiện đại, bác sĩ phải có tay nghề giỏi thực hiện tinh vi và tỷ mẩn, tốn nhiều công sức hơn.

Đó là hai yếu tố cơ bản làm cho chi phí trám răng Inlay/Onlay đắt hơn trám răng thông thường.

6. Nên hàn răng inlay/onlay hay bọc răng sứ

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nên hàn răng inlay/onlay hay bọc răng sứ. Trám răng inlay/onlay thường được áp dụng khi tổn thương không sâu và chưa ăn vào tủy.

Lợi ích lớn nhất của trám inlay/onlay so với bọc răng sứ là quy trình này ít xâm lấn hơn, giúp bạn giữ được răng thật một cách tối đa. Trong khi đó, bọc răng sứ yêu cần bạn phải mài răng để chụp mão.

Trám răng inlay hay bọc sứ

Tuy nhiên, với các trường hợp răng sâu hay hư tổn làm hỏng gần hết toàn bộ chiếc răng, việc trám răng inlay/onlay sẽ không thể trả lại chiếc răng hoàn hảo như ban đầu. Đó là lý do vì sao bạn sẽ phải bọc răng sứ để bảo vệ và phục hồi chức năng của răng một cách tốt nhất.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Quy trình hàn răng inlay/onlay như thế nào?

Nhìn chung, quy trình hàn răng inlay/onlay sẽ bao gồm các bước sau:

Đầu tiên, bệnh nhân ngồi ở tư thế ngả lưng trên ghế nha khoa và đeo tấm chắn lên mắt.

Tiếp đến, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ vào phần nướu răng cần trám. Trước khi tiêm, các bác sĩ cũng có thể bôi thuốc tê tại chỗ để làm mất cảm giác một phần nướu.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ phần răng bị hư hỏng và dũa một phần nhỏ của răng để chuẩn bị dính vật liệu inlay hoặc onlay.

Các bước trám răng inlay

Nha sĩ sẽ lấy dấu răng của khách hàng để tạo lớp inlay/onlay với độ chính xác cao nhất nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Dấu răng sẽ được gửi đến phòng chế tạo inlay/onlay. Sau đó, nha sĩ gắn một lớp trám tạm thời trên răng của khách hàng cho đến khi gắn vật liệu được gửi lại.

Nha sĩ sẽ hẹn khách hàng quay lại phòng khám sau vài ngày để loại bỏ lớp trám tạm thời và đặt lớp inlay/onlay lên răng.

Cuối cùng, phần răng mới trám sẽ được làm mịn và đánh bóng để đảm bảo khớp cắn thoải mái và không gây xước miệng hoặc lưỡi của bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tự trám răng tại nhà có được không? Liệu có tác hại gì không?

Tự trám răng tại nhà có được không? Liệu có tác hại gì không?

Khi bạn phải đối mặt với tình huống bị mất chất trám hay sâu răng, sứt mẻ mà không thể đến nha khoa để điều trị. Vậy liệu rằng có tự

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là một dịch vụ mà hầu hết các nha khoa trên thị trường đều cung cấp. Phương pháp trên không chỉ khắc phục nhiều khuyết điểm

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?bác sĩ nha khoa tư vấn

Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?bác sĩ nha khoa tư vấn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh răng miệng đều được bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến trong nha khoa giúp khắc phục các tình trạng răng có khuyết điểm nhẹ. Tuy đã được nghe

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map