Tác hại của việc không nhổ răng sâu mà bạn sẽ phải đối diện là tình trạng đau đớn dữ dội, tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm, hôi miệng… Phần lớn mọi người do sợ đau, nên rất e ngại trong vấn đề nhổ răng sâu. Thế nhưng, điều đó lại vô tình khiến sức khỏe răng miệng của bạn chịu rất nhiều ảnh hưởng, chưa kể còn kéo theo các hệ lụy khác.
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở mọi độ tuổi. Đây là một dạng bệnh lý làm cho răng bị tổn thương và dẫn đến mất mô mềm, nhưng không phải lúc nào cũng cần phải nhổ răng.
Bác sĩ Trương Thị Kim Trang (Nha Khoa Paris chi nhánh Quảng Ninh) chia sẻ, răng sâu cần nhổ bỏ khi tình trạng viêm quá nặng, các mô răng đã tổn thương nghiêm trọng.
Theo đó, khi bệnh lý sâu răng ngày một tiến triển sẽ có hiện tượng vi khuẩn gây kích ứng tủy, tấn công chân răng, ăn sâu vào vùng xương hàm dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần nhổ bỏ sớm.
Bên cạnh đó, các trường hợp khác như sâu răng chỉ còn lại phần chân răng, sâu răng kèm tụt nướu hoặc viêm nha chu thì cũng cần nhổ bỏ.
Riêng đối với trường hợp răng số 8 bị sâu thì ngay cả khi chỉ sâu nhẹ cũng nên nhổ bỏ. Vì đây là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên rất khó để vệ sinh một cách sạch sẽ, kỹ lưỡng hàng. Hơn thế răng số 8 có vị trí rất đặc biệt gần với dây thần kinh, nên nếu như để sâu lâu ngày các vi khuẩn tấn công xuống phía dưới thì vô cùng nguy hiểm.
Răng sâu quá nặng cần nhổ bỏ sớm
Phần lớn mọi người khi nghe nhắc đến việc nhổ răng đều có tâm lý lo lắng, sợ đau nên cũng vì vậy mà chần chừ trong vấn đề nhổ bỏ răng bị sâu.
Tuy nhiên, nếu răng sâu đã cần phải nhổ bỏ mà không thực hiện sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại khôn lường như đau nhức dữ dội, hôi miệng, tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm…
Đau nhức từng cơn, đau nhiều về đêm, đau dai dẳng hàng tuần liền ảnh hưởng đến ăn uống cũng như sinh hoạt… là một trong những điều bạn sẽ phải đối mặt nếu như không đi nhổ răng sâu.
Thậm chí, có nhiều trường hợp bị đau nhức dữ dội đến mức không thể ăn uống, ngủ nghỉ gì được. Lâu ngày sẽ khiến bản thân người bị sâu răng cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tâm tình trở nên cáu gắt và ảnh hưởng tới cả công việc.
Đau nhức dữ dội
Tuy rằng sâu răng không trực tiếp gây tình trạng hôi miệng, nhưng chúng sẽ trở thành là một trong những nhân tố gây ra tình trạng đó nếu như không kịp thời điều trị.
Thông thường, tình trạng hôi miệng sẽ xảy ra khi các vi khuẩn gây sâu răng có xu hướng lan rộng, tấn công sang các vùng khác như tủy răng, nướu răng…
Hơi thở có mùi lạ chắc chắn sẽ trở thành vấn đề khiến nhiều người bị sâu răng cảm thấy tự ti. Từ đó, quá trình giao tiếp bị hạn chế và thậm chí không ít người còn có xu hướng tách biệt với xã hội.
Như vậy, tác hại từ tình trạng sâu răng dẫn tới hôi miệng sẽ nhanh chóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý.
Ban đầu các vi khuẩn sâu răng sẽ chỉ phá hủy các mô cứng bên ngoài, nhưng một khi bệnh lý đã bước vào giai đoạn tiến triển thì sẽ xâm nhập và tấn công sang các bộ phận khác và đầu tiên chính là tủy răng.
Các vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, từ viêm tủy cấp nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang tình trạng viêm tủy răng mãn tính, cuối cùng là gây thối hoặc chết tủy.
Khi tủy răng bị hoại tử, các chất dịch trong tủy sẽ lây lan sang các vùng xung quanh khiến người bị sâu răng bị thêm một số bệnh lý khác như viêm xương hàm, u hạt, nang chân răng… và nguy hiểm hơn cả là nhiễm trùng máu – với tỷ lệ tử vong lên đến 40%.
Tiến triển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Sâu răng khi đã đến thời điểm cần nhổ mà không nhổ sẽ tiến triển thành rất nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Do đó, lúc bấy giờ bạn không phải chỉ là chữa mỗi bệnh lý sâu răng đơn thuần như ban đầu nữa nên chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Đối với những người có răng bị sâu ở vị trí phía trong hoặc các vùng khó tiếp cận, dẫu gây khó khăn cho vệ sinh và điều trị, nhưng ít nhất vẫn có thể che giấu khuyết điểm về mặt thẩm mỹ.
Tuy nhiên, với những người có răng bị sâu ở nhóm răng cửa, răng nanh hay răng tiền hàm, yếu tố thẩm mỹ sẽ chịu tác động mạnh. Những chiếc răng bị sâu, đen đặc, hay vỡ lẻ sẽ khiến bạn mất tự tin khi cười.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng
Có không ít người không chịu nhổ răng sâu dù tình trạng viêm nhiễm đã rất nặng, bởi cho rằng răng sâu sẽ tự lành lại được.
Thế nhưng bác sĩ Trang cũng cho biết thêm, răng sâu là tình trạng không thể tự chữa khỏi hay tự lành tại nhà được, mà bắt buộc cần điều trị bởi các biện pháp nha khoa chuyên biệt.
Trên thực tế, nhổ bỏ răng bị sâu không phải là một kỹ thuật phức tạp trong việc điều trị các bệnh lý nha khoa.
Thế nhưng, khi đề cập đến vấn đề trên ắt hẳn các bạn vẫn còn rất nhiều băn khoăn như nhổ răng bị sâu có ảnh hưởng gì không? Nhổ răng bị sâu có mọc lại không? Nhổ răng sâu có đau không?…
Quá trình nhổ răng hàm bị sâu sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng hay nguy hiểm nào nếu như được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo điều kiện vô trùng đầy đủ và bác sĩ thực hiện có tay nghề giỏi.
Thêm vào đó, dù là răng hàm thì hiện tại với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, công nghệ tân tiến thì quá trình nhổ răng cũng diễn ra một cách rất nhẹ nhàng.
Nhổ răng hàm bị sâu nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không gây ảnh hưởng gì
Nếu răng sâu là răng sữa thì khi nhổ đi vẫn có răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế theo quy luật tự nhiên.
Nhưng ngược lại, nếu khi nhổ một chiếc răng sâu đã là răng vĩnh viễn thì sẽ không còn chiếc răng nào mọc lên nữa. Lúc bấy giờ, để tránh các ảnh hưởng xấu trong tương lai bạn nên đi phục hình lại răng giả càng sớm càng tốt.
Trước khi tiến hành nhổ răng sâu, bác sĩ nha khoa sẽ gây tê tại chỗ nên quá trình thực hiện hoàn toàn không đau hay quá khó chịu như bạn vẫn nghĩ.
Tất nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bạn sẽ cảm thấy các cơn đau, khó chịu nhất định do các tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện. Nhưng tình trạng đó chỉ diễn ra trong khoảng 2 – 3 ngày và không hề quá nghiêm trọng.
Thực chất, quá trình nhổ răng sâu vẫn gây ra một số tác dụng phụ nhất định như đau nhức, sưng tấy, chảy máu sau khi thực hiện xong.
Nhưng các triệu chứng trên đều là những hiện tượng hết sức bình thường và là phản ứng khi vùng nướu cũng nhưng xương hàm có tác động xâm lấn.
Tuy nhiên, với kỹ thuật nha khoa hiện đại và việc chăm sóc sau khi nhổ răng đúng cách, các tác dụng phụ trên đều có thể giảm thiểu. Hơn thế, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc sau khi nhổ răng sâu để giúp các triệu chứng khó chịu nhanh chóng biến mất và đồng thời không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Chảy máu là tình trạng dễ gặp phải sau khi nhổ bỏ răng sâu
Nếu như bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật thì quá trình nhổ răng sâu sẽ không tác động đến các răng xung quanh.
Ngược lại, nếu bác sĩ tiến hành các thao tác nhổ răng quá mạnh thì sẽ gây ra những tác động không mong muốn đến các răng bên cạnh chiếc răng bị sâu của bạn.
Sau khi nhổ răng sâu, việc chăm sóc răng miệng như thế nào sẽ quyết định trực tiếp đến tốc độ phục hồi. Đồng thời, nếu như bạn chăm sóc không đúng cách còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng.
– Sau khi răng được nhổ bỏ, bạn nên cắn bông gạc tại vị trí mất răng để cầm máu trong khoảng 30 – 45 phút.
– Trong 24 tiếng đầu tiên, tuyệt đối không được đánh răng, khạc nhổ hay súc miệng bằng nước muối. Thay vào đó để giữ vệ sinh răng miệng bạn chỉ cần súc miệng bằng nước ấm.
– Từ ngày thứ 2 trở đi bạn đã có thể súc miệng bằng nước muối ấm và chải răng thật nhẹ nhàng.
– Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu bia ít nhất từ 5 – 7 ngày.
– Đối với triệu chứng sưng tấy, đau nhức bạn có thể chườm lạnh ở bên ngoài vùng sưng trong 10 phút và nghỉ 10 phút, rồi lại tiếp tục thực hiện lần tiếp theo.
– Uống thuốc giảm đau, kháng viêm, chống phù nề… theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
– Để tránh các vấn đề về sức khỏe trong tương lai, hãy đến thăm bác sĩ nha khoa thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội, chảy máu khó cầm…
– Trong 1 – 2 tuần đầu, nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai như sữa chua, cháo, súp, sinh tố… Cùng với đó nên kiêng các món cứng, dai, giòn, chua, cay, quá nóng… vì dễ khiến vết nhổ bị kích ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi nhổ bỏ chiếc răng bị sâu, bạn sẽ mất khoảng từ 1 tuần đến 2 tuần để phục hồi hoàn toàn. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp sẽ phục hồi nhanh hơn, điển hình như khi các bé nhổ răng sữa bị sâu.
Nhưng về cơ bản, quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn khó có thể diễn ra trong ngày 1 ngày 2 được.
Bạn sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để phục hồi sau khi nhổ răng bị sâu
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của việc không nhổ răng sâu. Có thể thấy rằng, một khi chiếc răng bị sâu đã cần nhổ bỏ thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều ảnh hưởng, biến chứng xấu. Nên dù bạn không muốn nhổ răng thì cũng không nên trốn tránh việc điều trị sớm.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,
Nằm mơ thấy nhổ răng sâu có nhiều ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của dân gian. Tuy nhiên, giấc mơ nhổ răng có điềm báo tốt hay xấu
Để nhổ đi răng hàm bị sâu nặng, bạn có thể dùng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại
Nhổ răng sâu là chỉ định cần thiết trong các trường hợp răng bị tổn thương nặng, răng số 8 bị sâu và răng sâu mọc lệch/mọc ngầm. Quy
Sâu răng là chứng bệnh không quá hiếm gặp trong cuộc sống ngày nay, vậy liệu rằng nếu trong trường hợp bắt buộc phải loại bỏ chiếc răng
1/ Nguyên nhân sâu răng cửaSâu răng cửa là tình trạng răng cửa bị sâu đen ở kẽ răng, xuất hiện những chấm đen li ti, có thể lộ ra ở mặt
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×