Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tác hại của việc trám răng sai cách khi thực hiện tại nhà

Tác hại của việc trám răng thường ít khi xảy ra tuy nhiên nếu xuất hiện thì cũng tương đối nguy hiểm. Hầu hết những ảnh hưởng xấu của việc hàn răng thường do thực hiện trám tại nha khoa kém uy tín hoặc thậm chí tự hàn răng tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây

I – Trám răng có ảnh hưởng gì không?

Hàn trám răng là phương pháp sử dụng chất dính nha khoa (thường bằng kim loại lỏng hoặc composite) để bù đắp các lỗ hổng trên răng.

Nhiều ý kiến cho rằng tác hại của việc trám răng nguy hiểm hơn những gì bạn tưởng. Vậy thực hư ra sao?

Hàn trám răng hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Nguyên nhân do một số chất hàn trám có chứa thủy ngân có thể gây hại cho máu và hệ thần kinh.

Đây là lý do tại sao các nha sĩ khuyến cáo bà bầu và trẻ nhỏ không nên đi hàn trám răng.

tác hại của việc trám răng

Tuy nhiên, ngày nay các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu hàn trám an toàn và thẩm mỹ hơn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm hàn trám răng phục hình tại các trung tâm nha khoa uy tín.

II – Tác hại của việc trám răng sai cách

Hàn răng tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng nếu không thực hiện cẩn thận thì vẫn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Đa số những tác hại khi trám răng thường gặp ở những nha khoa kém chất lượng, bác sĩ chưa có kinh nghiệm hoặc sử dụng vật liệu trám lỗi thời.

1 – Tăng nguy cơ sâu răng lân cận

Một nghiên cứu ở Na Uy về vấn đề liệu “trám răng có làm các răng bên cạnh bị sâu không” đã được thực hiện trên 700 tình nguyện viên.

trám răng tại nhà

Kết quả trả về cho thấy, 60%  gặp phải tình trạng bị sâu chiếc răng bên cạnh của răng hàn trám. Nguyên nhân được chỉ ra bao gồm:

– Vết hàn trám sần sùi, kênh cộm gây dắt thức ăn. Đây chính là ổ bệnh gây sâu răng trở lại.

– Chưa điều trị triệt để tủy bị viêm do sâu răng.

2 – Gây độc cho cơ thể khi trám amalgam

Amalgam là một dạng chất hàn trám được cấu tạo từ thủy ngân, bạc, đồng và thiếc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thủy ngân giải phóng càng nhiều thì tác hại càng lớn.

Bạn có thể bị run rẩy, đau đầu, mất ngủ, tổn thương hệ thần kinh cũng như gặp phải các vấn đề về thận và suy hô hấp.

3 – Vết trám bong tróc

Hàn trám răng được thực hiện tại nha khoa kém uy tín có thể bị bong tróc sau một thời gian ngắn. Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra như: tay nghề bác sĩ non yếu, keo dán không đảm bảo, hoặc thời gian kiêng khem không đủ,…

Nếu vết trám bị bong hẳn miếng to ra thì đó là điều may mắn, bạn chỉ tốn thêm thời gian để đi lấp đầy lại một lần nữa.

Nguy hiểm nhất là khi chỉ bị bong 1 miếng nhỏ, rất nhỏ hoặc thủng mất vài lỗ mà bạn không biết.

Lúc đó, vi khuẩn sẽ theo các con đường này xâm nhập vào bên trong, gây viêm nhiễm và làm tái sâu răng.

cách tự trám răng tại nhà

4 – Răng đau nhức, ê buốt dai dẳng

Một lần nữa, chất hàn trám Amalgam hay bạc chính là nguyên nhân gây răng ê buốt kéo dài. Do đặc tính truyền nhiệt lớn của kim loại nên khi ăn đồ ăn nóng, lạnh bạn sẽ bị ê buốt nhiều hơn.

Thậm chí, trám răng gây kênh cộm, sai khớp cắn sẽ trở thành “cơn ác mộng” mỗi khi va chạm 2 hàm với nhau.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

III – Tự trám răng tại nhà nguy hiểm như thế nào?

Trám răng là kỹ thuật dễ thực hiện trong nha khoa. Nhưng cái dại lớn nhất của một số người đó là tự trám răng tại nhà đã để lại vô số hậu quả nghiêm trọng.

1 – Keo trám răng tại nhà gây dị ứng, ngộ độc

Bạn có tin rằng tới 90% người tự trám răng tại nhà sẽ mua hàng trên mạng để tự thực hiện không? Vô số loại hàng với đủ mức giá, nhãn hiệu, màu sắc được bày bán.

tác hại của việc trám răng thưa

Thế nhưng, chất lượng chất hàn trám và chứng nhận xuất xứ thì… ai dám đảm bảo? Hậu quả là đã có rất nhiều người ở trong tình trạng nguy kịch vì sự thiếu hiểu biết của mình.

2 – Viêm tủy răng, hỏng răng sớm

Việc tự thực hiện trám răng tại nhà với dụng cụ hàn trám không đảm bảo yếu tố vô trùng. Đồng thời, làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng viêm nhiễm tủy răng.

Nếu thực hiện không cẩn thận dụng cụ trám răng còn có thể tác động đến tủy răng. Khiến bạn cảm thấy đau nhức khó chịu.

Với trường hợp trám răng sâu, bạn không thể tự ngăn chặn được sự phá hủy men răng và tủy răng. Nếu nghiêm trọng bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng để hạn chế sự lây lan sang những chiếc răng khác.

IV – Ngăn ngừa tác hại, rủi ro khi trám răng tại Nha Khoa Paris

Hàng loạt những tác hại của việc trám răng có thể đã khiến bạn chùn bước? Nhưng đừng quá lo lắng! Công nghệ hàn trám răng Laser Tech tại nha khoa Paris sẽ ngăn chặn mọi tác hại nguy hiểm cho bạn.

– Chất liệu hàn trám răng nhân tạo gần tương đương với ngà răng thật tạo sự gắn kết chặt chẽ, không lo kênh cộm, bong tuột. Vật liệu nhập khẩu từ châu Âu, có chứng nhận an toàn của Bộ Y Tế.

– Đội ngũ bác sĩ Pháp – Việt có trên 20 năm kinh nghiệm trong phục hình hàn trám răng. Tốt nghiệp Đại học Y danh tiếng trong và ngoài nước.

– Kỹ thuật hàn trám Laser Tech có chất bám dính cố dịnh, chắc chắn. Kết hợp với laser ánh sáng xanh đông cứng vết hàn trám nhanh chóng và an toàn.

– Hàn trám răng chính xác, vừa khít với khuôn răng và khớp cắn. Đặc biệt không xâm phạm đến mô lạnh trong quá trình điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Trám răng Composite: Phương pháp trám răng an toàn và hiệu quả

Trám răng Composite: Phương pháp trám răng an toàn và hiệu quả

Trám răng Composite phù hợp với các vị trí răng cửa, răng nanh bởi tính thẩm mỹ tương đối tốt. Kể cả khi hàn răng cối thì Composite vẫn

Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha

Khám và trám răng: Bảo hiểm y tế có áp dụng hay không

Khám và trám răng: Bảo hiểm y tế có áp dụng hay không

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh răng miệng đều được bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia

Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Hàn trám răng là phương pháp tối ưu và tiết kiệm nhất giúp giải quyết triệt để tình trạng răng sâu, vỡ. Nhưng trám răng rồi có bị sâu

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map