Hàm răng ố vàng và xỉn màu là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự mặc cảm và tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, nhiều người đã giữ thói quen chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày để duy trì hàm răng trắng sáng và chắc khỏe. Tuy nhiên tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị vàng? Có cách nào để phòng ngừa tình trạng răng ố vàng hay không?
Mặc dù đã chải răng thường xuyên nhưng hiện tượng răng ố vàng vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: đánh răng không đúng cách, yếu tố di truyền, hút thuốc lá, dùng nhiều thực phẩm sẫm màu, uống thuốc kháng sinh, sử dụng bàn chải lông cứng, tuổi tác, không vệ sinh lưỡi hàng ngày, bệnh lý và răng bị nhiễm fluor.
Các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa luôn khuyến cáo nên chải răng trong khoảng 2 – 3 phút/lần. Nếu như bạn chải răng quá nhanh, lông bàn chải sẽ khó có thể tiếp cận tới các kẽ ngách trên hàm răng. Khi đó, cặn thức ăn và mảng bám không được làm sạch sẽ dần chuyển hóa thành cao răng. Cao răng có màu vàng nên sẽ khiến cho hàm răng xỉn màu, không còn trắng sáng như trước.
Trong trường hợp bạn đánh răng quá lâu, lực ma sát từ bàn chải cũng có thể khiến cho lớp men răng bị mài mòn. Ngoài ra, thói quen chải răng theo chiều ngang hoặc sử dụng lực quá mạnh cũng là nguyên nhân làm cho răng nhanh chóng bị mòn. Dần dần, phần ngà răng bên trong sẽ bị lộ ra ngoài nên răng sẽ trở nên ố vàng hơn.
Tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị ố vàng răng
Sắc tố của men răng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố gen di truyền. Cụ thể, nếu như bố mẹ có men răng vàng thì con cái sẽ có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng trên, ngay cả khi đã chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
Bên cạnh đó, độ xốp của men răng cũng có khả năng di truyền cao. Men răng càng xốp thì càng dễ bị mài mòn và trở nên ố vàng, xỉn màu.
Phần lớn những người thường xuyên hút thuốc lá đều bị ố vàng răng. Nguyên nhân là do trong bảng thành phần của thuốc lá có chứa chất hắc ín. Đây là một hóa chất khiến cho men răng dần chuyển sang màu vàng nhạt. Đối với những người hút thuốc lá lâu năm, những mảng ố vàng trên răng rất khó loại bỏ bằng phương pháp vệ sinh với kem đánh răng hàng ngày.
Đa số những người có thói quen hút thuốc lá đều bị vàng răng
Những loại thực phẩm sẫm màu như quả mâm xôi, quả việt quất, socola… cũng là “thủ phạm” khiến cho hàm răng của bạn trở nên ố vàng nếu như sử dụng thường xuyên. Các chất tạo màu (kể cả chất hữu cơ) đều có thể dễ dàng thâm nhập và bám chặt vào những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng.
Điều đó sẽ khiến cho màu của hàm răng bị xỉn và dần chuyển sang màu vàng. Thậm chí, khi bạn vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách thì tình trạng trên cũng không được cải thiện.
Răng xỉn màu do thường xuyên ăn những thực phẩm sẫm màu
Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian dài hoặc uống quá liều cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng của bạn bị ố vàng. Điển hình là những loại thuốc như Tetracycline, Chlorhexidine…
Các hợp chất trong thuốc khi kết hợp với canxi sẽ khiến cho răng bị rối loạn màu sắc. Khác với trường hợp chải răng sai cách hay ăn thực phẩm sẫm màu, thuốc kháng sinh sẽ khiến cho răng bị ố vàng từ sâu bên trong nên rất khó khắc phục.
Thực tế rất nhiều người có suy nghĩ là sử dụng bàn chải cứng sẽ làm sạch răng miệng tốt hơn, từ đó giúp cho hàm răng trắng sáng lâu dài. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược với điều trên hoàn toàn. Bàn chải cứng không hề làm tăng hiệu quả của việc chải răng hàng ngày. Chưa kể, chúng còn tạo ra lực ma sát mạnh lên men răng, khiến cho răng nhanh chóng bị mài mòn và ố vàng.
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, yếu tố tuổi tác cũng có thể khiến cho răng bị ố vàng. Bởi tuổi càng cao, răng sẽ càng bị lão hóa. Lớp men răng bị suy yếu khiến cho phần ngà răng màu vàng dần lộ ra bên ngoài. Hậu quả là răng sẽ bị vàng, xỉn màu và gây mất thẩm mỹ mặc dù vẫn chải răng đều đặn mỗi ngày.
Sau bước chải răng, bạn cần làm sạch lưỡi bằng cây cạo lưỡi chuyên dụng hoặc bàn chải mềm. Nguyên nhân là do lưỡi có chứa rất nhiều vi khuẩn, mảng bám thức ăn, cặn bẩn… Nếu bạn không chải lưỡi, vi khuẩn ở lưỡi sẽ bám nhiều lên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám, cao răng hình thành và gây ố vàng.
Không cạo lưỡi tạo điều kiện cho mảng bám, cao răng ố vàng hình thành
Răng bị ố vàng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm, bệnh tim mạch, đái tháo đường… Bên cạnh đó, đối với những người bị ung thư ở vùng đầu, cổ, quá trình xạ trị, hóa trị để loại bỏ khối u cũng có thể khiến cho men răng bị rối loạn màu sắc do các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Đây chính là lý do khiến cho những người mắc bệnh ung thư hay bị ố vàng răng,
Răng bị nhiễm fluor là một dạng rối loạn của men răng, xảy ra khi thường xuyên tiếp xúc với nồng độ fluor cao trong quá trình răng phát triển. Điều đó khiến cho hàm lượng khoáng chất trong men răng thấp và tăng độ xốp.
Ở giai đoạn đầu, trên bề mặt của men răng chỉ xuất hiện màu trắng đục, làm cho răng không đều màu. Tuy nhiên, khi răng đã bị nhiễm fluor ở mức độ nặng, fluor sẽ ăn sâu vào trong cấu trúc răng. Chúng làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề, có nhiều lỗ nhỏ và dần chuyển sang màu vàng ố.
Răng bị nhiễm fluor
Để ngăn chặn răng ố vàng, xỉn màu, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Không hút thuốc lá.
– Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm và thức uống sẫm màu như trà, cà phê, siro…
– Uống nhiều nước để loại bỏ các chất màu bám dính trên bề mặt răng cũng như ngăn chặn vi khuẩn gây hại tích tụ trong khoang miệng.
– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng lực quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang vì sẽ khiến cho men răng bị mài mòn.
– Không nên chải răng ngay sau khi ăn uống mà cần đợi ít nhất 30 phút để nước bọt trung hòa axit đang tăng lên trong khoang miệng, giúp tránh tình trạng men răng bị tổn thương.
– Nên súc miệng bằng nước lọc để làm sạch bớt mảng bám, cặn thức ăn sau khi ăn uống.
– Cạo lưỡi sau bước đánh răng nhằm làm sạch vi khuẩn và cặn thức ăn.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa/máy tăm nước chuyên dụng và nước súc miệng hàng ngày để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn, ngăn chặn mảng bám, cao răng hình thành.
– Lấy cao răng tại những cơ sở nha khoa uy tín định kỳ 6 tháng/lần.
Như vậy, câu hỏi “tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị vàng” đã được Nha Khoa Paris giải đáp chi tiết ở trong bài viết trên. Nhìn chung, chải răng đều đặn vẫn chưa đủ, bạn cần thực hiện đúng cách và có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học thì hàm răng mới có thể duy trì được màu trắng sáng. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan tới vấn đề trên chứa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Nhà Thuốc Long Châu: “Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn bị vàng?”
Ti Dental: “Why Are My Teeth Yellow When I Brush Them Everyday?”
Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng
Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là
Nhiều người thường ăn sáng xong rồi mới đánh răng do không thích mùi của kem đánh răng ảnh hưởng đến hương vị bữa ăn. Tuy nhiên, theo
Việc đánh răng hàng ngày là điều cần thiết để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngay sau khi ăn xong,
Chải răng hàng ngày là một việc làm cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chải răng quá nhiều
Vệ sinh răng miệng là một việc làm mà các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa luôn khuyến cáo nên thực hiện hàng ngày. Vậy tại sao phải đánh
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×