Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mòn cổ chân răng xảy ra do đâu | Có nguy hiểm không

Mòn cổ chân răng là một bệnh lý về răng miệng mà rất nhiều người đã gặp phải. Bệnh không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do đó, việc phát hiện bệnh lý và điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Mòn cổ chân răng là gì

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, mòn cổ chân răng là tình trạng mất đi men răng ở cổ răng. Khi đó, vùng răng ở sát viền lợi sẽ xuất hiện rãnh sâu, lõm, thường có hình chữ V.

Trong nha khoa, bệnh lý trên còn được gọi với cái tên khác là tiêu chân răng hình chêm. Bệnh thường xảy ra ở nhóm răng cửa, răng hàm nhỏ và răng số 6.

Ở giai đoạn ban đầu, bệnh tiêu chân răng hình chêm vẫn chưa có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi phần chân răng đã bị lộ ra nhiều, lợi tụt thấp xuống, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau buốt, khó chịu. Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng điển hình sau:

– Răng bị nhạy cảm hơn rất nhiều, đặc biệt là khi ăn nhai những thực phẩm nóng lạnh.

– Răng đổi màu, hơi ngả vàng, làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng.

– Phần nướu xung quanh răng bị sưng tấy và ê nhức.

– Răng dài hơn khá nhiều so với bình thường.

Bệnh mòn ở cổ chân răng

Tiêu chân răng hình chêm

2. Nguyên nhân mòn cổ chân răng

Bệnh lý tiêu chân răng hình chêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là:

2.1. Cao răng

Cao răng chính là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng. Theo thời gian, cao răng sẽ tích tụ càng nhiều và dần đẩy nướu xuống dưới. Khi đó, chân răng sẽ bị lộ ra. Các acid tự nhiên trong miệng và thực phẩm sẽ dễ dàng bào mòn răng.

2.2. Vệ sinh răng sai cách

Những sai lầm như chải răng theo chiều ngang, dùng lực quá mạnh… đều khiến cho lông bàn chải tác động nhiều lực lên phần cổ chân răng và khiến chúng bị mài mòn. Bên cạnh đó, nếu kem đánh răng có hàm lượng chất mài mòn quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mòn chân răng.

2.3. Chế độ ăn uống khoa học

Việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm có tính acid cao như dưa chua, nước ngọt, cà chua… có thể phá hủy đi lớp men răng ở vùng cổ chân răng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng ê buốt răng dai dẳng.

2.4. Răng mọc lệch

So với những chiếc răng khác trên cung hàm, phần lợi bao phủ bên chân răng của răng mọc lệch sẽ mỏng hơn. Chính vì vậy, lợi rất dễ bị tụt xuống và làm tăng nguy cơ bị mòn ở cổ chân răng.

2.5. Trào ngược dạ dày

Đây là hiện tượng tràn dịch gồm men tiêu hóa, acid HCl, thức ăn, pepsin… lên vùng thực quản, họng và khoang miệng. Khi dịch vị dạ dày tiếp xúc với răng, chúng sẽ làm mòn men răng, phá hủy mô nướu. Nếu như không được xử lý sớm, bạn sẽ có nguy cơ bị tiêu chân răng hình chêm.

2.6. Di truyền

Trên thực tế, độ dày của lớp men răng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu men răng của bố mẹ không tốt thì con cái sinh ra cũng dễ gặp phải tình trạng tương tự. Khi đó, độ kháng mòn của men răng cũng rất yếu, làm tăng khả năng bị mòn chân răng.

3. Hình ảnh mòn cổ chân răng

Để có thể dễ dàng nhận biết bệnh tiêu chân răng hình chêm, bạn có thể tham khảo một số hình ảnh thực tế dưới đây:

Men răng ở cổ chân răng bị tổn thương

Men răng ở cổ chân răng bị tổn thương

Mòn chân răng gây mấy thẩm mỹ

Mòn chân răng gây mấy thẩm mỹ

Tiêu chân răng hình chêm gây mất thẩm mỹ

Tiêu chân răng hình chêm gây mất thẩm mỹ

Răng đổi màu

Răng đổi màu

Thân răng dài hơn bình thường

Thân răng dài hơn bình thường

4. Bệnh mòn cổ chân răng có gây nguy hiểm không

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, nếu không xử lý sớm, bệnh mòn ở cổ chân răng sẽ rất nguy hiểm, để lại nhiều tác hại đối với sức khỏe. Cổ chân răng bị mài mòn không chỉ khiến cho hàm răng bị mất đi tính thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy như sau:

– Suy giảm chức năng ăn nhai:

Như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, cổ chân răng bị mài mòn sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn và kèm theo tình trạng đau buốt, khó chịu. Khi đó, chức năng ăn nhai của bạn chắc chắn sẽ bị suy giảm đi rõ rệt. Về lâu dài, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ bị suy nhược, mệt mỏi…

– Lung lay răng:

Khi bị tiêu chân răng hình chêm, phần chân răng sẽ bị lộ ra ngoài khá nhiều và không còn được bao phủ bởi các mô nướu. Dần dần, răng sẽ bị lung lay.

– Tổn thương tủy:

Nếu cổ chân răng bị mài mòn nghiêm trọng thì sẽ tác động tới phần tủy ở bên trong. Khi tủy răng viêm nhiễm, bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như đau dữ dội, răng đổi màu, hôi miệng, sốt…

– Mất răng vĩnh viễn:

Bệnh tiêu chân răng hình chêm không được xử lý sớm, chân răng sẽ bị lung lay càng nghiêm trọng. Dần dần, chúng sẽ rụng mất và bạn cần trồng răng giả thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Điển hình như trường hợp của anh N.T.K 34 tuổi (Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một case bị mòn ở cổ chân răng rất nặng. Khi đến Nha Khoa Paris thăm khám, anh đã bị đau nhức dữ dội, răng lung lay nặng. Bác sĩ đã chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn và trồng răng khác thay thế.

5. Các cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà đơn giản

Đối với trường hợp tiêu chân răng hình chêm đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng ngay tại nhà:

– Dùng nước trà xanh: Trong trà xanh có chứa hàm lượng lớn chất allicin và fluor. Đây là hai chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp giảm ê buốt và hỗ trợ quá trình tái tạo men răng. Mỗi ngày, bạn nên đun nước trà xanh và dùng để súc miệng 2 – 3 lần.

– Bổ sung canxi: Một biện pháp đơn giản để cải thiện bệnh mòn chân răng ngay tại nhà là bổ sung các thực phẩm giàu canxi như phô mai, hạnh nhân, sữa chua, cá mòi… Canxi là một dưỡng chất rất quan trọng, giúp răng thêm chắc khỏe và ngăn ngừa sự phá hủy men răng.

– Dùng kem đánh răng có chứa fluor: The Real Red Anti-Cavity, Sensodyne, Aquafresh Extreme Clean… Fluor là chất có khả năng hỗ trợ tái khoáng men răng rất tốt và nâng cao sức khỏe răng miệng.

– Dùng Gel Emofluor: Đây là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng hở chân răng, tụt lợi rất nổi tiếng của Thụy Sĩ. Với các thành phần như Xylitol, Sodium Fluoride, Stannous Fluoride… gel sẽ thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa của men răng và làm tăng độ cứng cho răng. Mỗi ngày, bạn nên thoa lớp gel lên phần răng bị mòn khoảng 3 – 4 lần.

Trị mòn chân răng tại nhà bằng trà xanh

Trị mòn chân răng tại nhà bằng trà xanh

6. Điều trị bệnh mòn cổ chân răng tại nha khoa

Phương pháp chữa trị bệnh tiêu chân răng hình chêm tốt nhất vẫn là đến nha khoa. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ của mỗi người, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ.

6.1. Hàn trám mòn cổ chân răng

Đối với trường hợp cổ chân răng mới chỉ bị mài mòn ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến phần tủy bên trong, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định hàn trám răng. Tuy nhiên, trước khi trám, bác sĩ sẽ điều trị hết các mô bị viêm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Trám răng là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho một răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu chuyên dụng như GIC, Composite… để trám lên vùng cổ răng bị mài mòn. Chỉ sau một thời gian ngắn, vật liệu trám sẽ trở nên đông đặc, bám chắc vào thân răng, đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày.

Quá trình trám răng không hề làm tổn thương tới cấu trúc răng. Đặc biệt, miếng trám có độ tương thích cao với răng, nướu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

6.2. Bọc sứ

Nếu như cổ chân răng bị mòn ở mức độ nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, các bác sĩ sẽ cần tiến hành điều trị tủy trước để loại bỏ hết các mô bị viêm nhiễm, tránh ảnh hưởng xấu tới bộ phận xung quanh. Sau khi điều trị tủy, bạn cần tiến hành bọc răng sứ để khôi phục tính thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai của răng.

Để bọc răng sứ, các bác sĩ cần mài đi một phần men răng với tỉ lệ nhỏ để điều chỉnh hình thể và tăng mức độ gắn kết giữa mão sứ với răng thật. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn mão sứ bên ngoài. Lớp mão sứ được ví như “một tấm áo giáp” để bảo vệ răng thật khỏi những tác nhân gây hại.

So với hàn trám răng, răng sứ có tính thẩm mỹ cao do hình dáng, kích thước và màu sắc giống với răng tự nhiên tới 99%. Răng sứ cũng có độ chịu lực cao, thậm chí gấp 7 – 8 lần răng thật nên bạn ăn nhai thoải mái. Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp thì hoàn toàn có thể sử dụng răng tới 20 năm hoặc lâu hơn.

Mặc dù có tác động đến cấu trúc răng nhưng tỉ lệ mài răng rất nhỏ và luôn được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nên không gây nguy hiểm cho răng.

Răng sứ có tính thẩm mỹ cao

Răng sứ có tính thẩm mỹ cao

7. Chi phí chữa mòn ở cổ chân răng

Chi phí để chữa trị bệnh tiêu chân răng hình chêm còn tùy thuộc vào phương pháp mà bạn áp dụng. Cụ thể như sau:

– Hàn trám răng: 300.000 đồng/răng.

– Điều trị tủy: 500.000 – 4.000.000 đồng/răng. Bảng giá như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Điều trị tủy răng có 1 chân (răng số 1,2,3)Răng1.000.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng có 2 chân (răng số 4, 5)Răng1.200.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng có nhiều chân (răng số 6,7)Răng1.500.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng lại ở mức 1 (1 chân – nhiều chân)Răng1.500.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng lại ở mức 2 (1 chân – nhiều chân)Răng2.000.000
Điều trị tủy răng sữaRăng500.000
Điều trị tủy trám 3D 1 CHÂNRăng1.500.000
Điều trị tủy trám 3D 2 CHÂNRăng2.000.000
Điều trị tủy trám 3D 3 CHÂNRăng3.000.000
Điều trị tủy trám 3D 4 CHÂNRăng4.000.000

– Bọc răng sứ: 1.200.000 – 18.000.000 đồng/răng. Bảng giá như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Mão toàn diện kim loại Cr- CoRăng1.200.000
Mão sứ kim loại TitanRăng2.500.000
Răng toàn diện VàngRăng10.000.000
Răng sứ VenusRăng3.500.000
Răng Sứ Roland (Zirconia)Răng5.000.000
Mão toàn sứ Emax ZicRăng6.000.000
Mão sứ CerconRăng6.000.000
Răng Sứ Bio ParisRăng7.000.000
Răng Lava Plus – 3M ESPE & Emax Zic CadRăng8.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 3S ParisRăng10.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 4S ParisRăng12.000.000
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ 5S ParisRăng15.000.000
Mão Sứ Thẩm mỹ Kim cương ParisRăng18.000.000

Tóm lại, mòn cổ chân răng là một bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không chữa trị sớm. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý như đau nhức, răng nhạy cảm… bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh tụt lợi
10 Nguyên nhân gây tụt lợi phổ biến và biện pháp phòng ngừa

10 Nguyên nhân gây tụt lợi phổ biến và biện pháp phòng ngừa

Tụt lợi xảy ra khi mô nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng di chuyển xuống phía cuống răng, khiến cho chân răng bị lộ ra bên

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Ăn gì để chữa tụt lợi, tụt nướu Nhanh Chóng & Hiệu Quả Nhất?

Ăn gì để chữa tụt lợi, tụt nướu Nhanh Chóng & Hiệu Quả Nhất?

Nắm được Ăn gì để chữa tụt lợi sẽ giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, hỗ trợ cơ thể và thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Dưới đây là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
5 nguyên nhân chính khiến lợi bị sưng mủ – Biện pháp điều trị hiệu quả

5 nguyên nhân chính khiến lợi bị sưng mủ – Biện pháp điều trị hiệu quả

Lợi bị sưng mủ thường xảy ra do 5 nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng sai cách, bệnh lý về răng nướu, thay đổi nội tiết tố khi có thai,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hiện tượng tụt nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng tụt nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tụt nướu là tình trạng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nướu bị tụt là gì? Có gây nguy hiểm tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tụt lợi có tự khỏi không? Phương pháp điều trị tụt lợi

Tụt lợi có tự khỏi không? Phương pháp điều trị tụt lợi

Tụt lợi là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng bị co rút dần xuống, làm lộ chân răng ra ngoài. Tình trạng tụt lợi có thể dẫn đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 7 loại nước súc miệng chữa tụt lợi được ưa chuộng nhất

Top 7 loại nước súc miệng chữa tụt lợi được ưa chuộng nhất

Tụt lợi là bệnh lý nha khoa khá phổ biến và xảy ra do việc chăm sóc răng miệng không tốt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới khả

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map