Chân răng bị đen do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng mất tính thẩm mỹ và tự ti trong giao tiếp. Hơn nữa, răng bị đen còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân tại sao răng bị đen và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Răng bị đen có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và trình trạng thể chất nào. Tình trạng này thường có nguồn gốc từ những mảng bám màu vàng. Lâu dần nếu không được làm sạch, chúng dần chuyển sang màu đen từ phần chân răng. Răng bị đen còn có thể do những nguyên nhân như: sâu răng, hút thuốc lá, dùng thực phẩm có màu, men răng yếu, uống thuốc kháng sinh, chụp răng sứ bằng kim loại.
Những mảng bám xung quanh các mặt răng lúc đầu có màu vàng hoặc nâu sẫm, mềm. Lâu dầu dưới sự lắng đọng của các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn trong miệng, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng và chuyển màu đen.
Tại sao răng bị đen
Do phần răng nằm sát lợi khá khó trong việc vệ sinh nên vi khuẩn dễ tích tụ, xâm nhập và hình thành lỗ sâu răng. Lúc đó, tổ chức ngà răng ở lỗ răng sâu sẽ có phản ứng khiến phần ngà dần cứng lại, chuyển sang màu đen sẫm. Quá trình này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển thêm. Vì thế, ở những vị trí sâu răng, răng thường có màu đen.
Những mảng bám màu được hình thành khi ăn uống những loại thực phẩm như cà phê, socola, trà, nước ngọt có gas,… hoặc khi hút thuốc lá. Khi đánh răng, một phần mảng bám được làm sạch trong khi phần sát ở lợi thường bị mắc lại, lâu ngày xuất hiện mảng bám đen gây mất thẩm mỹ.
Trong một số trường hợp, người có men răng yếu sẽ khiến răng có hiện tượng thiểu sản men răng. Thiểu sản men răng là sự hình thành không toàn diện hoặc cấu trúc men răng bị lỗi ở giai đoạn hình thành men răng. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu hụt số lượng men răng. Men răng thường không đủ độ dày, mềm, mỏng, dễ vỡ làm lộ lớp ngà răng bên dưới. Qua đó tăng nguy cơ răng bị đen trên bề mặt.
Thuốc kháng sinh là thủ phạm gây ra sự rối loạn màu sắc trên răng. Nhất là ở trẻ em tình trạng răng xỉn màu dễ xảy ra, bởi trẻ có sức đề kháng kém nên hay ốm và cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh có thể làm cho răng có màu nâu, đen hoặc xám như:.
– Tetracyclin: dùng để điều trị các bệnh do nhiễm trùng như trứng cá, dịch tả, sốt rét,…
– Chlorhexidine: chất khử trùng chống vi khuẩn, dùng để điều trị mụn trứng cá
– Amoxicillin-clavulanate: điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Răng sứ kim loại có phần sườn được làm từ các hợp kim (Crom – Niken, Crom – Coban, Titan…), phủ bởi một lớp sứ trắng mỏng bên ngoài.
Sau một thời gian sử dụng, với sự tác động của nước bọt và các chất trong khoang miệng sẽ làm cho khung sườn của răng sứ kim loại bị đen, gây đen viền nướu rất mất thẩm mỹ.
Chụp răng sứ bằng kim loại
Răng bị đen không chỉ làm khuôn miệng mất đi tính thẩm mỹ, mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về răng miệng nguy hiểm như: viêm tủy răng, viêm chân răng, tụt nướu, hôi miệng,…
Dù chân răng bị đen do bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần phải được khắc phục sớm để tránh các biến chứng gây hại đến sức khỏe răng miệng:
– Cao răng làm đen chân răng để lâu không điều trị sẽ làm nướu bị tụt, răng lung lay, thậm chí có nguy cơ mất răng
– Răng bị đen do sâu răng nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ khiến lỗ sâu ngày càng lan rộng ra gây đau nhức khi ăn uống. Các lỗ sâu lan rộng đến tủy răng gây viêm chân răng, viêm tủy,…
– Tình trạng sâu răng gây viêm nướu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đái tháo đường, tim mạch, nhiễm trùng máu,…
– Chân răng đen do bọc răng sứ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây hôi miệng, hỏng cùi răng thật bên trong nếu không thay mão sứ mới
Răng bị đen dẫn đến nhiều bệnh về răng miệng nguy hiểm
Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn cũng dễ dàng tìm được cách khắc phục răng bị đen hiệu quả. Tùy vào từng mức độ, bạn có thể đến nha khoa hoặc tự điều trị tại nhà. Sau đây là những biện pháp chữa răng bị đen hiệu quả hiện nay.
Trong trường hợp chân răng bị đen mức độ nhẹ, vết ố đen không quá rõ ràng thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp như: dùng baking soda, ăn mía, bổ sung trái cây – rau giòn.
+ Baking soda:
Đây là một trong những biện pháp khắc răng bị đen phổ biến nhất. Hỗn hợp baking soda và chanh có tính axit nên mang lại hiệu quả tẩy mạnh, giúp bạn loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng.
Cách thực hiện:
– Trộn baking soda với chanh theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp sệt
– Lấy hỗn hợp để chải trực tiếp lên bề mặt răng
– Thực hiện 2 – 3 lần/tuần
+ Dùng chanh và muối:
Cả vỏ chanh và nước cốt chanh đều có công dụng làm sạch mảng bám, giúp nướu khỏe mạnh, ngăn ngừa hình thành chấm đen, giúp răng đều màu.
Cách thực hiện:
– Vỏ chanh cắt nhỏ, xay nhuyễn, cho thêm một vài hạt muối
– Lấy nước cốt chanh trộn với vỏ chanh và muối
– Dùng hỗn hợp trên đánh răng
– Đánh răng như bình thường trong 3 – 5 phút
– Lấy nước muối pha loãng súc miệng lại thật sạch
+ Ăn mía thường xuyên:
Mía là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời chống lại những tác nhân gây ung thư. Các thành phần chính có trong mía như Axit amin, Saccarozo và Vitamin cần thiết. Đặc biệt các sợi xenlulozơ có công dụng loại bỏ các mảng bám đen trên răng khi nhai.
Nhai mía sẽ tạo ra sự cọ xát với bề mặt răng giúp làm sạch các mảng bám đen, làm giảm ố vàng trên răng.
+ Bổ sung trái cây, rau giòn:
Bạn nên bổ sung những loại trái cây có chứa axit malic, axit nitric,…có trong các loại quả như: táo, cam, dâu tây, cần tây, giấm táo,… Các loại quả này khi được nhai kỹ sẽ có tác dụng như một bàn chải vừa cọ xát vừa lấy đi các cặn bẩn thức ăn bám quanh chân răng, ngăn ngừa mảng bám và chấm đen trên răng.
Chanh và muối ngăn ngừa hình thành chấm đen
Bạn nên đến thăm khám nha khoa để có cách khắc phục chân răng bị đen an toàn và hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra chính xác nguyên nhân rồi đưa ra những phương án phù hợp như: lấy cao răng, hàn răng, thay mão sứ.
– Lấy cao răng:
Bằng những dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ lấy cao răng, loại bỏ mảng bám ố màu trên răng. Đồng thời đánh bóng răng mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Đây là biện pháp phổ biến giúp bạn có một hàm răng trắng sáng, sạch và khỏe hơn.
– Chân răng đen do sâu răng:
Với các trường hợp răng sâu, trám răng vẫn luôn là phương pháp ưu tiên nhất. Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ hết tổ chức sâu và ngà răng bị bệnh, sau đó sẽ hàn kín vết sâu bằng vật liệu nha khoa, đem lại dáng vẻ như ban đầu cho răng.
– Thay mão sứ:
Sau thời gian dài sử dụng, mão sứ kim loại sẽ xuất hiện các vết thâm đen viền nướu, chân răng xỉn đen. Đây là dấu hiệu mão răng sứ đã hết tuổi thọ. Lúc này, bạn cần đi tháo bỏ mão răng sứ cũ và thay mão sứ mới để loại bỏ tình trạng răng bị đen. Nếu bạn không muốn tình trạng chân răng bị đen tái phát thì bạn nên sử dụng mão răng toàn sứ.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao răng bị đen. Tình trạng răng bị đen hoàn toàn có thể điều trị được tại nhà hoặc nhờ các kỹ thuật của nha khoa hiện đại. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, bạn cần chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng và khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời và xử lý các vấn đề răng miệng khi còn nhẹ.
Hello Bacsi: “Vì sao viền chân răng bị đen? Bạn đã biết cách xử lý hiệu quả”
Nhà thuốc Long Châu: “Mách bạn cách trị chân răng bị đen tại nhà dễ làm mà hiệu quả’
Medical News Today: “Black teeth: Stains, other causes, and treatment”
Răng bị đen ở mặt trong và ở kẽ răng là tình trạng mà không ít người gặp phải do: mặt bên trong khó vệ sinh, không dùng chỉ nha khoa,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×