Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế của mỗi người sẽ có những cách trị nhức răng sau khi trám khác nhau. Thế nhưng, nếu tình trạng ê buốt kéo dài không được xử lý triệt để sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng tham khảo chi tiết hơn tại bài viết dưới đây

1. Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?

Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hương (Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Nguyên) cho biết, sau khi trám răng, nhiều người bị đau nhức hoặc ê buốt. Đây là điều hoàn toàn bình thường vì thuốc tê mới chỉ hết tác dụng và vật liệu trám chưa thích nghi hoàn toàn với răng.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức sau 3 – 4 ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy miếng trám vẫn chưa ổn định trên răng của bạn.

Sau khi trám răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài xuất phát chủ yếu từ việc kỹ thuật của bác sĩ, vật liệu hàn trám sử dụng. Theo đó, răng bị nhức sau khi trám xong thường là răng sâu chưa điều trị triệt để, tủy răng viêm chưa chữa khỏi, dây thần kinh bị kích thích, phản ứng với vật liệu trám, miếng trám bị hở và chắm sóc răng miệng không cẩn thận.

1.1. Răng sâu chưa điều trị triệt để

Việc nạo bỏ hoàn toàn, triệt để và sạch sẽ mô răng sâu trước khi hàn trám là điều vô cùng quan trọng. Nếu như răng sâu chưa được điều trị triệt để trước khi trám răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục hoạt động và phát triển trong mô răng, gây ra các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, điển hình cảm giác đau nhức răng.

răng trám bị nhức

Răng sâu chưa điều trị triệt để

Như vậy, vì một lý do nào đó bác sĩ không làm tốt công việc điều trị răng bị sâu trước khi trám răng sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại và tiếp tục phát triển. Sau vài ngày, phần răng trám sẽ bị đau nhức, khó chịu vô cùng.

1.2. Tủy răng bị viêm nhưng chưa điều trị

Viêm tủy răng thường xảy ra khi răng bị sâu, nếu bác sĩ nha khoa điều trị răng sâu tốt nhưng không nhận ra tủy đã bị viêm nhiễm và không xử lý sớm thì sẽ khiến chỗ trám răng vẫn bị nhức.

Viêm tủy răng thường gây ra đau răng, nhạy cảm với nhiệt độ và áp suất cùng với rất nhiều triệu chứng khác liên quan đến răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tủy răng có thể dẫn đến sự suy giảm của cấu trúc răng, nhiễm trùng, gãy răng

1.3. Dây thần kinh bị kích thích

Hiện tượng trám răng bị ê buốt đôi khi có thể do miếng trám bị không được xử lý tốt gây chèn ép tạo làm dịch tủy trong răng di chuyển. Từ đó, tác động trực tiếp tới dây thần kinh bên trong răng gây ê nhức.

Khi dây thần kinh bị kích thích, bạn có thể cảm thấy đau nhức, nhạy cảm răng hoặc nặng hơn là cảm giác giật mạnh khi ăn hoặc uống đồ lạnh, nóng hoặc ngọt. Các triệu chứng đó chỉ ra sự tổn thương của dây thần kinh bên trong răng và yêu cầu điều trị đúng cách để khắc phục tình trạng này.

1.4. Phản ứng với vật liệu trám

Đi trám răng về bị nhức cũng có thể do bạn bị dị ứng với vật liệu hàn răng. Hiện tượng đó thường khó kiểm soát do cả bác sĩ lẫn khách hàng không kiểm tra được điều này.

trám răng xong bị nhức

Phản ứng với vật liệu trám

Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp nha khoa nhập các loại vật liệu hàn răng kém chất lượng. Các loại sản phẩm này thường không đảm bảo tiêu chuẩn, chứa nhiều thành phần lạ nên dễ gây ra kích ứng, ê buốt cho răng.

Các phản ứng với chất liệu trám răng có thể gây ra các triệu chứng như đau răng, viêm nướu, sưng nướu và nhạy cảm răng miệng.

1.5. Miếng trám bị hở

Thông thường sau khi trám, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để đông cứng nhanh miếng trám. Lúc đó miếng trám thường sẽ bị co lại, do vậy nếu nha sĩ không tính toán cẩn thận và dùng chất liệu trám không đủ sẽ khiến vết hàn răng bị hở.

Cuối cùng, theo thời gian hiện tượng răng trám lâu ngày bị đau nhức xảy ra cũng là điều khá dễ hiểu.

Khi miếng trám bị hở, chỗ trống trên bề mặt răng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn và thức ăn bám vào, gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu. Nếu để lâu, miếng trám bị hở cũng có thể dẫn đến việc bị mất trám hoặc bị đổi màu. Để giải quyết tình trạng này, người bệnh cần đến nha sĩ để kiểm tra và sửa lại miếng trám.

1.6. Chăm sóc răng miệng không cẩn thận

Hiện tượng răng trám bị nhức buốt cũng có thể xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng sai cách, không cẩn thận của chính bạn. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, thực phẩm chứa tính axit mạnh hay lười chải răng cũng khiến răng bị đau buốt hơn.

Việc không chăm sóc răng miệng đúng cách có thể dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám nhanh chóng trên bề mặt răng, gây ra sâu răng, viêm nướu, hôi miệng và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng. Nếu không được chăm sóc đúng cách trong thời gian dài, các vấn đề này có thể dẫn đến mất răng hoặc tổn thương nghiêm trọng cho răng miệng và xương hàm.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

2. Các trường hợp trám răng bị đau nhức

Răng sau khi trám bị nhức cũng được chia thành các trường hợp khác nhau, bao gồm mới trám xong bị nhức, ê buốt và lâu ngày mới bị.

2.1. Mới trám răng xong bị nhức, ê buốt

Mới trám răng xong bị nhức hay ê buốt là hiện tượng thường gặp, bởi miếng trám lúc này chưa thực sự ổn định và thích nghi hoàn toàn với răng.

Do vậy, các tác động từ môi trường xung quanh như không khí, gió, thực phẩm nóng lạnh hoặc cay, ngọt sẽ dễ dàng khiến vị trí răng mới hàn răng bị khó chịu, ê nhức.

Sau khoảng 3 – 4 ngày, khi vết trám sẽ trở nên cứng cáp hơn thì cảm giác đau nhức và ê buốt sẽ tự động biến mất nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

răng trám lâu ngày bị nhức

Mới trám răng xong bị nhức, ê buốt

2.2. Răng trám lâu ngày bị nhức

Hiện tượng răng hàn lâu ngày bị nhức là dấu hiệu cảnh báo vết trám đã gặp vấn đề. Nguyên có thể do miếng trám bị sứt, mẻ hoặc vỡ khiến thực phẩm cũng như vi khuẩn xâm nhập được vào bên trong răng gây ê buốt.

Ngoài ra, cũng có trường hợp miếng trám không gặp vấn đề gì nhưng cơn đau nhức lại do nướu hay chân răng bị tổn thương tạo ra.

Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Trám răng xong bị ê buốt, đau nhức có nguy hiểm không

Nếu sau khi trám răng, bạn cảm thấy ê buốt và đau nhẹ thì đây là tình trạng bình thường và thường chỉ kéo dài trong vài giờ đầu tiên sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm hoặc còn tăng thêm sau vài ngày thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bởi việc ê buốt và đau sau khi trám răng có thể là do răng còn chưa tương thích với chất liệu trám mới được đặt vào. Thế nhưng, nếu cảm giác ê buốt và đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng vài ngày, có thể bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.

Nếu miếng trám lâu năm bị lỏng hoặc vỡ, nó có thể gây ra ê buốt và đau nhức răng. Điều quan trọng là cần thay miếng trám đúng hạn sử dụng để tránh tình trạng miếng trám bị hỏng gây sâu răng và đau nhức răng. Nếu bạn cảm thấy tình trạng ê buốt sau khi trám răng, bạn nên điều trị kịp thời để tránh những tác động xấu đến răng và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “General Dentistry” vào năm 2019 đã khảo sát tác động của tình trạng ê buốt kéo dài sau khi trám răng đến sức khỏe của bệnh nhân. Kết quả cho thấy, tình trạng ê buốt kéo dài có thể gây ra sự bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là trong các hoạt động ăn uống và chăm sóc răng miệng.

Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 98 bệnh nhân đã trám răng và ghi nhận tình trạng ê buốt kéo dài sau khi điều trị. Kết quả cho thấy, 53,1% bệnh nhân đã báo cáo cảm thấy ê buốt kéo dài sau khi trám răng. Trong số đó, 31,6% bệnh nhân cho biết cảm giác ê buốt kéo dài trong vòng 1-3 ngày sau điều trị, 13,3% bệnh nhân báo cáo ê buốt kéo dài trong vòng 4-7 ngày và 8,2% bệnh nhân cho biết cảm giác ê buốt kéo dài hơn 7 ngày.

Trám răng xong bị ê buốt, đau nhức có nguy hiểm không

Trám răng xong bị ê buốt, đau nhức có nguy hiểm không

4. Cách trị nhức răng, ê buốt sau khi trám hiệu quả 100%

Đối với trường hợp răng bị đau nhức, ê buốt sau khi trám răng bạn có thể giảm bớt các cảm giác khó chịu đó bằng các mẹo đơn giản tại nhà hoặc đến phòng khám nha khoa.

4.1. Cách trị nhức răng sau khi trám tại nhà

Nếu răng trám bị đau nhức, ê buốt nhưng bạn chưa thể tới gặp bác sĩ ngay được thì có thể giảm cơn đau theo một số phương pháp sau.

– Dùng đá chườm lên khu vực răng trám để giảm cơn đau: Đá lạnh sẽ giúp làm giảm lượng máu đến khu vực đang bị ảnh hưởng và tê liệt tạm thời dây thần kinh xung quanh, nên cơn đau sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen hoặc ibuprofen): Việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen có thể giúp giảm đau răng tạm thời trong trường hợp đau răng nhẹ hoặc vừa phải. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ giúp giảm đau tạm thời mà không xử lý được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Chú ý:  Sau khi dùng thuốc mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra kỹ hơn.

cách trị nhức răng sau khi trám

Uống các loại thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.

4.2. Chữa đau răng sau khi trám tại nha khoa

Tại các phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân cụ thể khiến răng trám bị nhức mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

– Nếu do miếng trám răng bị hở hoặc chưa điều trị sạch tủy bị viêm thì bác sĩ chụp X-quang để kiểm tra lại tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ, điều trị tủy và trám răng lại từ đầu.

– Nếu do vật liệu hàn răng kém, bạn sẽ được tháo miếng trám răng cũ và thay thế bằng vật liệu mới có chất lượng tốt hơn. Đảm bảo vừa khít với răng thật và hạn chế tình trạng dẫn nhiệt gây ê buốt.

– Nếu do các bệnh lý nha chu, sâu răng thì bạn sẽ được kiểm tra tổng quát tình trạng miếng trám răng rồi điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng gây đau nhức.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

5. Phòng ngừa hiện tượng trám răng xong bị nhức ê buốt

Để tránh tình trạng trám răng xong bị ê nhức, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Để tránh bong miếng trám khi đánh răng, chú ý chải nhẹ nhàng trên răng và phần nướu, tránh sử dụng lực mạnh.

Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày sau khi ăn để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Chữa trị dứt điểm các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng… sớm để tránh tình trạng phức tạp hơn.

Hãy tuân thủ đúng quy trình chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ kem đánh răng phù hợp.

Thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ với nha sĩ để phát hiện và chữa trị các vấn đề răng miệng sớm nhất có thể.

Nếu bạn có tiền sự dị ứng, nhạy cảm vật liệu trám, hãy thông báo cho nha sĩ để họ có thể sử dụng một chất trám khác hoặc sử dụng thuốc tê trước khi bắt đầu quá trình trám răng.

Tránh nhai đồ ăn cứng hoặc dùng bàn chải đánh răng răng chải mạnh vào khu vực trám trong 24 giờ đầu tiên sau khi trám răng.

Nếu bạn thấy tình trạng nhức và ê buốt vẫn còn kéo dài trong vài ngày sau khi trám răng, hãy liên hệ với nha sĩ để được kiểm tra lại tình trạng răng miệng của bạn.

Đặc biệt, nên lựa chọn cơ sở nha khoa trám răng uy tín để giảm thiểu nguy cơ răng trám bị nhức buốt  sau quá trình thực hiện.

6. Bọc răng sứ bị ê buốt

Không chỉ có trám răng mà sau khi bị răng sứ xong nhiều người cũng gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu.

Tình trạng ê buốt răng sau khi bọc răng sứ là điều khá phổ biến và có thể xuất hiện sau khoảng 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ê buốt kéo dài hoặc đau nhức dữ dội, có thể có sự cố với mão răng hoặc keo nha khoa. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể tích tụ dưới răng sứ, gây ra tình trạng sâu răng và nhiễm trùng tủy.

Bạn có thể giảm ê buốt tạm thời bằng cách súc miệng nước muối hoặc chườm đá lạnh. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục, bạn cần đến thăm nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ê buốt kéo dài sau khi bọc răng sứ bao gồm:

Việc chuẩn bị răng trước khi bọc sứ có thể làm tổn thương dây thần kinh răng, dẫn đến cảm giác ê buốt sau khi điều trị.

Việc mài răng trước khi bọc sứ có làm giảm lớp men bảo vệ trên răng, dẫn đến tăng độ nhạy cảm của răng.

Sử dụng chất keo, mão sứ không chất lượng gây ra tình trạng kích ứng các mô nướu và răng khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm bất thường.

Như vậy, tình trạng trám răng bị nhức tuyệt đối không được chủ quan, nhất là khi có dấu hiệu có dài nhiều ngày, mức độ càng ngày càng răng tăng. Điều quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện trám răng cũng như điều trị khi miếng trám có vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trám răng cửa trong trường hợp nào? Lưu ý khi phục hình răng

Trám răng cửa trong trường hợp nào? Lưu ý khi phục hình răng

Ai cũng mong muốn có được nụ cười hoàn hảo. Chính vì thế mà trám răng cửa là biện pháp được rất nhiều người quan tâm khi chẳng may có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trám răng Inlay Onlay Overlay là gì? Vì sao giá lại đắt ngang răng sứ?

Trám răng Inlay Onlay Overlay là gì? Vì sao giá lại đắt ngang răng sứ?

Trám răng Inlay/Onlay ngày càng đang được nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên do mức chi phí hàn răng Inlay/Onlay/Overlay

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Hàn trám răng là phương pháp tối ưu và tiết kiệm nhất giúp giải quyết triệt để tình trạng răng sâu, vỡ. Nhưng trám răng rồi có bị sâu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng MẺ giá bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Trám răng MẺ giá bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Tại nha khoa Paris, chi phí trám răng mẻ giá rẻ giai động khoảng 500.000 – 800.000 đồng/răng. Răng bị mẻ sau khi trám có màu sắc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng có bền không? Khi nào nên thực hiện trám răng

Trám răng có bền không? Khi nào nên thực hiện trám răng

Trám răng là biện pháp giúp cải thiện các khiếm khuyết của răng như răng sứt, mẻ, răng thưa nhẹ hoặc sâu răng. Tuy nhiên, nhiều người

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map