Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao răng không mọc lại? Răng không mọc lại cần làm gì

Răng là bộ phận quan trọng của con người không chỉ giúp duy trì tính thẩm mỹ mà còn có chức năng nghiền nhỏ thức ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng, vì nhiều lý do mà răng của nhiều người không mọc lại khi bị mất. Vậy tại sao răng không mọc lại? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tại sao răng không mọc lại

Thông thường, một hàm răng đầy đủ sẽ gồm 28 chiếc răng. Ở độ tuổi trưởng thành, bạn sẽ có đầy đủ 32 chiếc răng với thêm 4 chiếc răng khôn.

Răng sữa bị gãy hoặc mất răng sữa thì vẫn có thể mọc lại răng vĩnh viễn để thay thế. Tuy nhiên, khả năng này sẽ biến mất khi đã qua độ tuổi 10 – 11 tuổi. Do đó, một chiếc răng vĩnh viễn đã bị gãy thì không thể mọc lại được.

Thiếu răng là tình trạng không hiếm gặp. Dù răng sữa đã rụng nhưng không có mầm răng bên trong xương hàm nên không có răng mọc lại để thay thế. Đây là trường hợp thiếu răng do bẩm sinh và duy trì suốt đời.

Có nhiều nguyên nhân làm răng không mọc lại được như:

– Thiếu răng do di truyền hoặc bẩm sinh

– Không có mầm răng tồn tại

– Bác sĩ nhổ nhầm mầm răng khi còn bé

– Còn do các yếu tố từ môi trường như chấn thương, điều trị tia xạ, viêm nhiễm, hóa chất, sử dụng thalidomide khi mang thai,…

Răng không mọc lại do nhiều nguyên nhân

Răng không mọc lại do nhiều nguyên nhân

2. Những răng nào không mọc lại

Không giống với những bộ phận khác trong cơ thể, răng không có cơ chế tự làm lành vết thương. Nên khi mô răng đã bị mất đi do gãy răng dù chỉ một phần nhỏ cũng không thể tự tái tạo. Do đó, tất cả các răng vĩnh viễn đã bị mất sẽ không thể mọc lại được, cụ thể ở mỗi phần tư hàm sẽ có 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 3 răng hàm lớn.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng vĩnh viễn hoặc bị mất răng thì cần tìm đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Để lâu sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống cũng như chi phí điều trị càng nhiều.

3. Răng không mọc lại ảnh hưởng như nào

Thiếu răng không chỉ làm mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn khiến các răng còn lại bị xô lệch, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng lệch khớp thái dương hàm.

– Giảm khả năng ăn nhai:

Khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút trầm trọng, việc nghiền nhỏ thức ăn trở nên khó khăn khi mất răng. Thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, nguy cơ mắc các bệnh lý đau dạ dày, bệnh đường ruột.

– Răng bị xô lệch:

Người bị mất răng sẽ có xu hướng nhai ở bên hàm còn lại nhiều hơn. Lâu ngày có thể dẫn đến lệch lạc giữa 2 hàm, rối loạn khớp thái dương hàm. Thậm chí vị trí răng nhai nhiều hơn sẽ bị bào mòn nhanh và dễ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm.

– Đau khớp thái dương hàm:

Khi các răng xung quanh bị xô lệch, lực ăn nhai không được truyền theo phương thẳng đứng, làm tăng gánh nặng tới các răng còn lại. Răng đối diện sẽ dài xuống làm cản trở hoạt động, gây lệch khớp thái dương hàm. Thậm chí gây ra các biến chứng khác như ù tai, đau đầu, mất ngủ, mỏi hàm, suy nhược thần kinh,…

– Tiêu xương ổ răng:

Khi răng bị mất, xương hàm xung quanh ổ răng sẽ bị tiêu đi nhanh chóng. Đây là tình trạng đào thải tự nhiên và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tiêu xương có thể làm hóp má, chảy xệ da mặt, da nhăn nheo và khiến bạn nhanh già hơn. Tình trạng tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ của hàm răng, và khiến răng lỏng lẻo hơn.

– Làm mất thẩm mỹ

Nếu răng mất ở vị trí bên trong như răng hàm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ. Tuy nhiên, ở các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc xuất hiện một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, nói sẽ khiến người mất răng tự ti, ngại ngùng, hạn chế giao tiếp.

Răng không mọc lại hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe

Răng không mọc lại hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe

4. Răng không mọc lại cần làm gì

Răng đã mất cần phục hình lại ngay để tránh những hệ quả xấu. Hiện nay, có 3 phương pháp giúp khôi phục lại răng mất phổ biến là trồng răng Implant, hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và niềng răng.

4.1. Trồng Implant

Cấy ghép Implant được xem là giải pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay khi bị mất 1 răng hay nhiều răng vẫn có thể khôi phục khả năng ăn nhai lên tới hơn 90%.

Phương pháp trồng răng này sử dụng trụ Titanium gắn vào xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất. Phần trụ Implant sẽ tạo thành chân răng vững chắc, bám vào xương hàm, ngăn chặn tiêu xương. Phía trên là mão răng có hình dạng, màu sắc, kích cỡ giống như răng thật.

Cấy ghép Implant giúp người bị mất răng có thể ăn nhai thoải mái, không làm tổn thương răng bên cạnh, khắc phục các hậu quả mất răng, tính thẩm mỹ cao và có thể duy trì trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.

Trồng Implant cho răng đã mất

Trồng Implant cho răng đã mất

4.2. Bắc cầu răng sứ

Phương pháp bắc cầu răng sứ sử dụng các răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ rồi gắn mão sứ lên trên. Phần răng sứ trắng có màu tương tự như răng thật, chức năng ăn nhai khá tốt, sử dụng được 7 – 10 năm.

Tuy nhiên cầu răng sứ lại không ngăn chặn được tiêu xương và làm tổn hại đến các răng khỏe mạnh. Lâu dài, các răng này dần suy yếu khiến việc mất răng ngày càng lan rộng hơn.

4.3. Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp bao gồm khung hàm bằng kim loại hoặc nhựa, bên trên là răng giả và có thể dễ dàng tháo rời. Phương pháp này có chi phí khá thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ phục hồi được khoảng 30 – 40% khả năng ăn nhai, dễ bị rơi khi ăn uống và cười nói, gây tiêu xương, teo lợi và độ bền thấp.

4.3. Niềng răng

Với trường hợp khoảng trống ở răng mất nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha mắc cài hoặc niềng răng với khay trong Invisalign. Bác sĩ sẽ dùng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài hoặc máng niềng để dịch chuyển, sắp xếp, làm đều các răng, kéo răng lại gần nhau, lấp đầy vị trí của răng mất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn về việc tại sao răng không mọc lại và hiểu rõ những biện pháp phục hình lại răng. Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại và liên hệ ngay với Nha khoa Paris. Các bác sĩ sẽ luôn hỗ trợ nhiệt tình và tư vấn miễn phí cho bạn.

Hiển thị nguồn

VnExpress: “Tại sao răng đã thay bị gãy không mọc lại?”

Press & Sun-Bulletin: “Why don’t grown-up teeth grow back in?”

BBC Science Focus: “Why can’t we regrow teeth?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi răng khôn
Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn khiến không ít người đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai hàng ngày. Do răng khôn thường sâu bên trong

Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, dễ bị mọc ngầm, mọc lệch… nên thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng

Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Răng khôn là răng thứ 8 trên cung hàm, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc. Điều đó khiến không ít người phiền toái và ảnh hưởng

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map