Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao sâu răng lại đau về đêm – 8 cách khắc phục hiệu quả

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng chiếm tỉ lệ rất lớn. Bệnh lý thường kéo theo những cơn đau nhức răng dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Vậy tại sao sâu răng lại đau về đêm? Bài viết sau sẽ giải đáp rõ vấn đề trên và đưa ra những phương pháp giảm đau hiệu quả ngay tại nhà.

1. Tại sao sâu răng lại đau về đêm

Hai nguyên nhân chính khiến cho răng sâu bị đau nhiều vào ban đêm là do tư thế nằm và não bộ ít bị phân tâm hơn. Cụ thể như sau:

– Tư thế nằm:

Khi bạn nằm ngủ, máu sẽ dồn đến phần đầu nhiều hơn. Lưu lượng máu gia tăng tại vùng đầu sẽ gây thêm áp lực cho mạch máu. Điều đó khiến cho mức độ đau nhức răng sâu trở nên nghiêm trọng hơn.

– Não bộ ít bị phân tâm:

Vào ban đêm, bạn sẽ ít bị phân tâm hơn so với ban ngày do không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi những tạp âm xung quanh. Khi đó, tâm trí của bạn sẽ có xu hướng tập trung vào vị trí răng sâu nên sẽ cảm nhận rõ hơn về những cơn đau.

Tại sao sâu răng lại đau về đêm

Sâu răng lại đau về đêm do tư thế nằm

2. Đau nhức răng sâu vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào

Những cơn đau răng sâu vào ban đêm chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Đau nhức sẽ khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ, ngủ không ngon.

Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài sẽ để lại nhiều hệ lụy tới sức khỏe như suy giảm trí nhớ, lão hóa, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Chưa kể, mất ngủ còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của bạn, gây căng thẳng, stress, thậm chí dẫn tới bệnh trầm cảm.

Đặc biệt, mất ngủ còn khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Điều đó không chỉ khiến bệnh lý sâu răng ngày càng trở nên nghiêm trọng mà còn có nguy cơ lây lan sang những răng khác trên cung hàm.

3. Cách giảm đau nhức răng sâu vào ban đêm

Để cải thiện tình trạng đau nhức răng sâu vào ban đêm, bạn nên uống thuốc giảm đau, chườm lạnh, thay đổi tư thế nằm, dùng thuốc bôi, nước muối, đinh hương, tỏi và trà bạc hà,

3.1. Uống thuốc giảm đau – Cách làm hết nhức răng nhanh nhất

Biện pháp giúp giảm đau nhức răng sâu nhanh nhất là uống thuốc giảm đau. Khi bị đau răng sâu, bạn có thể uống thuốc Rodogyl, Paracetamol và Alaxan.

– Thuốc Rodogyl:

Thuốc Rodogyl chứa hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh thuộc nhóm spiramycine nên có tác dụng trên vi khuẩn gây sâu răng. Thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nên hỗ trợ giảm đau nhức răng hiệu quả. Liều dùng của thuốc là uống 4 – 6 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.

– Thuốc Paracetamol:

Paracetamol là loại thuốc giảm đau nhức răng sâu được sử dụng rất phổ biến. Thuốc không chứa hoạt tính kháng viêm nên có độ an toàn cao. Liều dùng của thuốc là uống 1 – 2 viên nén Paracetamol 500mg/lần, mỗi lần cách 4 – 6 giờ.

– Thuốc Alaxan:

Với hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen, thuốc Alaxan cũng hỗ trợ giảm nhanh những cơn đau nhức răng từ nhẹ đến trung bình. Liều dùng của thuốc là uống 1 viên mỗi 6 giờ.

Thuốc giảm đau răng sâu

Thuốc giảm đau răng sâu

3.2. Chườm lạnh

Để xoa dịu những cơn đau nhức ở vị trí răng sâu, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh ngay tại nhà. Nhiệt lạnh sẽ giúp làm co mạch máu và chậm lưu lượng máu tới vùng răng sâu. Bên cạnh đó, hơi lạnh còn ức chế hoạt động của các dây thần kinh nên hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 1 túi chườm chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn sạch.

– Cho một vài viên đá lạnh vào trong túi chườm hoặc khăn.

– Chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí đau răng sâu trong khoảng 10 – 15 phút.

3.3. Thay đổi tư thế nằm

Như chúng tôi đã chia sẻ trong phần trên, nguyên nhân chính khiến cho răng sâu bị đau nhiều vào ban đêm là do tư thế nằm. Để cải thiện, bạn có thể kê cao gối khi ngủ sao cho đầu cao hơn phần thân. Điều đó giúp giảm lưu lượng máu đến đầu và xoa dịu cơn đau nhức.

3.4. Dùng thuốc bôi tại chỗ

Ngoài phương pháp uống thuốc, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như M16, Dentanalgi và Anbesol Gel.

– Thuốc M16:

Đây là sản phẩm thuốc trị sâu răng đến từ quốc gia Thái Lan. Thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giảm đau nhức răng nhanh chóng. Khi sử dụng, bạn hãy nhỏ thuốc ra bông gòn và ngậm khoảng 5 – 10 phút.

– Thuốc Dentanalgi:

Dentanalgi cũng là loại thuốc bôi giảm đau nhức răng sâu được sử dụng rất nhiều. Thuốc có thành phần chính là menthol, procain hydroclorid, tinh dầu đinh hương… Những hoạt chất trên sẽ làm giãn các mạch máu ngoại biên và giảm kích ứng các đầu dây thần kinh. Nhờ vậy, cơn đau răng sâu sẽ nhanh giảm bớt. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho thuốc vào bông gòn và đặt vào răng sâu khoảng 3 – 4 lần/ngày.

– Thuốc Anbesol Gel:

Anbesol Gel có thành phần chính là hoạt chất benzocain. Thuốc thuộc nhóm gây tê tại chỗ, có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh và giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp thuốc lên vùng răng sâu và giữ nguyên trong 1 phút. Hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng và làm giảm đau nhức.

Thuốc M16 của Thái Lan

Thuốc M16 của Thái Lan

3.5. Cách trị nhức răng ban đêm bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối cũng là một phương pháp giảm đau nhức răng ban đêm cực kỳ đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bởi muối có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng đang tồn tại trong khoang miệng. Nhờ vậy, những cơn đau nhức ở vị trí răng sâu sẽ dần dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Cho một ít muối tinh khiết vào trong cốc nước ấm và khuấy đều.

– Ngậm một ngụm nước muối và súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây rồi nhổ ra ngoài.

– Súc miệng lại bằng nước lọc để loại bỏ cặn muối và những mảng bám đã bị bong ra.

3.6. Ngậm đinh hương

Trong thành phần của đinh hương có một lượng lớn hoạt chất Eugenol. Đây là một chất gây tê tự nhiên nên giúp giảm đau nhức răng hiệu quả. Bên cạnh đó, Eugenol còn có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả nên giúp ngăn chặn viêm nhiễm tiếp tục lan rộng.

Cách thực hiện:

– Nhai đinh hương khô.

– Ngậm tại vị trí đau răng sâu khoảng 30 phút để tinh dầu có thể tiết hết ra ngoài.

– Nhổ đinh hương ra ngoài và súc miệng bằng nước.

Đinh hương giảm nhức răng

Đinh hương giảm nhức răng

3.7. Sử dụng tỏi

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn như allin, diallyl disulfide… Chúng sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sâu răng trong khoang miệng và giảm đau nhức răng hiệu quả,

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi và bóc sạch vỏ.

– Giã nhuyễn tỏi cùng với một ít muối trắng.

– Đắp hỗn hợp tỏi lên vùng răng sâu trong vòng 10 phút.

– Súc miệng và đánh răng lại bằng kem đánh răng như bình thường.

3.8. Dùng trà bạc hà

Bên cạnh những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên, bạn cũng có thể sử dụng trà bạc hà để giảm bớt cơn đau nhức răng sâu vào ban đêm. Bởi thành phần của bạc hà có chứa menthol. Chất menthol tạo ra cảm giác mát lạnh nên có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Chưa kể, hoạt chất trên còn hỗ trợ kháng khuẩn và cải thiện bệnh lý sâu răng.

Cách thực hiện:

– Ngâm trực tiếp lá bạc hà khô với nước sôi khoảng 20 phút.

– Đợi trà nguội rồi dùng để súc miệng hoặc uống trước khi đi ngủ.

Trà bạc hà

Trà bạc hà

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề “tại sao sâu răng lại đau về đêm” và biện pháp khắc phục. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích giúp cho cơn đau nhức răng nhanh chóng giảm bớt.

Hiển thị nguồn

Báo Thanh Niên: “Vì sao chứng đau răng thường trở nặng vào ban đêm?”
Nhà Thuốc Long Châu: “Đau nhức răng vào ban đêm phải làm sao?”
Smile Arizone Dentistry: “Does Your Tooth Always Hurt at Night? These Might Be the Reasons Why”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi sâu răng
Sâu răng độ 3 nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Sâu răng độ 3 nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh sâu răng được chia thành 3 mức độ dựa vào sự phát triển của vi khuẩn. Răng bị sâu đến độ 3 là tình trạng nặng nhất, vi khuẩn đã ăn

3 loại vi khuẩn sâu răng phổ biến và cơ chế hoạt động

3 loại vi khuẩn sâu răng phổ biến và cơ chế hoạt động

Tại Việt Nam có đến hơn 80% người trưởng thành và người cao tuổi bị sâu răng vĩnh viễn. Tác nhân chính gây ra bệnh lý trên là do sự tấn

Nguyên nhân sâu răng gây viêm họng: Nha khoa paris

Nguyên nhân sâu răng gây viêm họng: Nha khoa paris

Sâu răng gây viêm họng là tình trạng thường gặp, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo bài viết về nguyên nhân sâu

Top 12 thuốc xịt chống sâu răng cho bé được ưa chuộng

Top 12 thuốc xịt chống sâu răng cho bé được ưa chuộng

Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ sâu răng rất cao do ăn nhiều đồ ngọt và chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Để

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

5 Cách Trị sâu răng hiệu quả với lá lốt: Cách sử dụng và lợi ích

5 Cách Trị sâu răng hiệu quả với lá lốt: Cách sử dụng và lợi ích

Những cách trị sâu răng bằng lá lốt từ xưa đến nay vẫn luôn được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map