Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Góc giải đáp: Có nên tẩy trắng răng bị nứt răng không?

Việc tẩy trắng răng bị nứt răng là điều tuyệt đối không nên thực hiện vì sẽ gây ra không ít tác dụng phụ như tụt lợi, đau nhức hay kích ứng các mô mềm xung quanh răng. Bởi khi răng bị nứt cũng đồng nghĩa với việc cấu trúc răng đang không ổn định, rất yếu nên dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Trong khi đó, các thành phần trong thuốc tẩy cũng không giúp giải quyết các vết nứt hay che đi các vết nứt trên răng của bạn.

1. Có nên tẩy trắng răng bị nứt răng không

Theo chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền (Nha Khoa Paris chi nhánh Vinh), khi răng đang bị nứt hay gặp các tổn thương khác về cấu trúc răng thì tuyệt đối không được thực hiện tẩy trắng răng vì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Thêm vào đó, tẩy trắng răng hoàn toàn không giúp giải quyết vấn đề về vết nứt trên thân răng mà ngược lại còn khiến răng cũng như mô nướu xung quanh gặp phải tình trạng kích ứng nghiêm trọng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Esthetic and Restorative Dentistry năm 2016 cũng đã chỉ ra rằng việc tẩy trắng răng khi răng đang bị nứt có thể gây ra những vấn đề cho men răng, bao gồm sự mất mát chất khoáng và sự mòn men răng.

Có nên tẩy trắng răng bị nứt răng không

Không nên tẩy trắng răng đang bị nứt răng

2. Hậu quả khi tẩy trắng răng bị nứt, vỡ

Nếu bạn thực hiện tẩy trắng răng trong trường hợp cấu trúc răng đang bị tổn thương thì sẽ gặp phải các hậu quả như khiến vết nứt/vỡ trở nên rõ ràng hơn, hàm răng trông không đều màu, đau đớn, kích ứng răng nướu hoặc gây tụt nướu.

2.1. Tẩy trắng răng bị nứt răng khiến vết nứt, vỡ trở nên rõ ràng hơn

Tẩy trắng răng có thể làm cho vết nứt, vỡ trên bề mặt răng trở nên rõ ràng hơn. Điều đó xảy ra vì chất tẩy trắng thường sẽ đi sâu vào các vết nứt, vỡ trên bề mặt răng và loại bỏ các cặn bẩn, chất bẩn và mảng bám trong đó.

Khi những cặn bẩn, chất bẩn và mảng bám được loại bỏ thì vết nứt, vỡ sẽ trở nên rõ ràng, rất dễ nhìn thấy.

Từ đó chúng sẽ làm giảm thẩm mỹ của cả hàm răng, đặc biệt là khi vết nứt, vỡ nằm ở nhóm răng cửa, răng nanh và được nhìn thấy rõ hơn khi cười.

Tẩy trắng răng bị nứt răng khiến vết nứt, vỡ trở nên rõ ràng hơn

Tẩy trắng răng bị nứt răng khiến vết nứt, vỡ trở nên rõ ràng hơn

2.2. Tẩy trắng răng bị nứt răng khiến hàm răng trông không đều màu

Do các vết nứt, vỡ trên thân răng nên việc sử dụng chất tẩy trắng có thể gây ra hiện tượng trắng không đồng đều làm cho hàm răng của bạn trở nên kém thẩm mỹ.

Nếu vết nứt, vỡ lớn và nằm ở khu vực mặt bên của răng, chất tẩy trắng có thể không thẩm thấu đều trên toàn bộ bề mặt răng, dẫn đến một màu trắng không đồng đều trên răng.

Bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa những chiếc răng được tẩy trắng đều và những chiếc răng không được tẩy trắng toàn diện. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ các vết nứt chất tẩy trắng có thể gây ra các vết sọc trắng trên bề mặt răng.

2.3. Gây đau đớn, kích ứng

Thông thường, trong quá trình tẩy trắng răng nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ lưỡng, nồng độ thuốc tẩy phù hợp thì sẽ không xảy ra bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào.

Thế nhưng khi có các vết nứt, vỡ, chất tẩy trắng có thể thâm nhập vào sâu bên trong răng hoặc xuống nướu, gây ra cảm giác đau nhức hoặc kích ứng.

Nếu thuốc tây trắng quá mạnh còn có thể gây tổn thương đến mô nướu, gây đau hoặc chảy máu.

Gây đau đớn, kích ứng 

Gây đau đớn, kích ứng

2.4. Gây tụt nướu

Như đã chia sẻ ở phần trên, việc tẩy trắng răng khi răng đang bị nứt sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra tổn thương đến mô nướu.

Khi mô nướu bị tổn thương, nó có thể co rút lại, làm cho răng trông dài hơn và gây ra hiện tượng tụt nướu.

Nếu không được điều trị kịp thời, tụt nướu có thể dẫn đến việc mất răng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Bởi nướu chính là bộ phận giúp giữ cho răng được cố định chắc chắn và tạo sự liên kết với các bộ phận xung quanh như dây chằng, xương hàm.

3. Răng bị nứt phải làm sao

Đối với các trường hợp răng bị nứt, vỡ hay gãy thì điều cần thực hiện đầu tiên chính là tìm kiếm phương pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Chỉ sau khi phục hình lại răng một cách hoàn chỉnh, chúng ta mới nên tiến hành tẩy trắng răng hoặc thực hiện các kỹ thuật nha khoa khác.

Hiện tại đang có rất nhiều phương pháp nha khoa giúp khắc phục tình trạng trên, nhưng thường được chia thành hai nhóm chính là biện pháp điều trị trong trường hợp có thể bảo tồn răng gốc và không thể bảo tồn răng gốc.

3.1. Biện pháp điều trị trường hợp có thể bảo tồn răng gốc

Trường hợp răng bị nứt vẫn có thể bảo tồn răng gốc được thường là mức độ tổn thương ở mức nhẹ và vừa, không làm thay đổi quá nhiều đến cấu trúc của răng cũng như không làm ảnh hưởng đến tủy răng.

Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hình thẩm mỹ lại dáng răng như sau:

  • Hàn răng: Là phương pháp thường được chỉ định để khắc phục những vết nứt nhỏ trên bề mặt răng, đặc biệt là khi những vết nứt không ảnh hưởng đến thần kinh hay các bộ phận bên trong răng. Để hàn vết nứt răng, nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch vết nứt và loại bỏ các mảnh vỡ, cặn bẩn, cuối cùng là dùng vật liệu hàn như composite, Eugenate… để phục hình lại hình dáng của răng.
  • Dán sứ: Đối với các vết nứt lớn hơn thì việc hàn thẩm mỹ sẽ không đảm bảo về mặt hiệu quả, thay vào đó bạn cần phải cân nhắc đến các kỹ thuật phục hình phức tạp hơn như dán sứ. Đây là phương pháp sẽ dùng các mặt dán sứ siêu mỏng chỉ khoảng 0,2 – 0,5 mm dán ở mặt trước của răng nhằm khắc phục các khuyết điểm về hình dáng cũng như màu sắc. Đối với phương pháp dán sứ, bác sĩ sẽ mài bớt đi một phần men răng rất nhỏ để cố định miếng dán sao cho thật chắc chắn và không tạo ra các cảm giác khó chịu hay làm sai lệch khớp cắn.
  • Bọc sứ: Tương tự, bọc sứ cũng là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp vết nứt lớn. Để thực hiện, bác sĩ cần mài bớt đi phần men răng bên ngoài theo một tỷ lệ nhất định đã được tính toán từ đầu. Tiếp đến là lấy dấu hàm phục vụ cho việc thiết kế mão sứ. Cũng giống như các mặt dán sứ, mão sứ được thiết kế với kiểu dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Cuối cùng, khi mão sứ được thiết kế xong, bác sĩ sẽ lắp cố định trên trụ răng bị nứt bằng keo nha khoa.
Biện pháp điều trị trường hợp có thể bảo tồn răng gốc

Bọc răng sứ – Biện pháp điều trị trường hợp có thể bảo tồn răng gốc

3.2. Biện pháp điều trị trường hợp không thể bảo tồn răng gốc

Trong các trường hợp răng bị nứt quá nặng, ảnh hưởng vào đến cả tủy răng và các biện pháp trên không còn đảm bảo về mặt hiệu quả nữa thì bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

Tuy rằng, bảo tồn rằng gốc mới là chỉ định được ưu tiên hàng đầu trong vấn đề điều trị nha khoa. Thế nhưng, khi răng bị nứt nghiêm trọng gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu càng giữ thì càng khiến những hệ lụy đấy trở nên phức tạp hơn.

Trừ răng sữa của trẻ nhỏ và răng số 8, sau khi nhổ răng bị nứt xong bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên cho khách hàng là phục hình lại răng bị mất bằng các biện pháp trồng răng giả càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân là vì mất răng dù là răng cửa, răng nanh hay răng hàm thì về lâu dài đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai cũng như xương hàm.

Biện pháp điều trị trường hợp không thể bảo tồn răng gốc

Nhổ răng – Biện pháp điều trị trường hợp không thể bảo tồn răng gốc

4. Răng bị nứt có trám được không

Thông qua việc tìm hiểu ở phần trên thì có lẽ bạn đã có được đáp án rõ ràng cho vấn đề răng bị nứt liệu có trám được hay không. Tất nhiên, răng bị nứt vẫn có thể tiến hành trám được nhưng chỉ khi vết nứt không quá nặng, không tổn thương đến tủy răng.

Hàn trám lại vết nứt bằng vật liệu composite hoặc sứ sẽ đảm bảo khả năng lấp đầy và khôi phục vẻ ngoài cũng như chức năng ăn nhai của răng một cách hiệu quả.

5. Những điều cần lưu ý sau khi điều trị răng bị nứt

Sau khi điều trị răng bị nứt, để duy trì kết quả phục hình lâu dài và hạn chế tình trạng tổn thương cấu trúc răng lặp lại, bạn cần cân nhắc đến những lưu ý dưới đây.

  • Không ăn những thực phẩm cứng và khó nhai như mía, kẹo cứng, xương, sụn… trong vài ngày đầu sau khi điều trị, nhằm tránh tác động lên vết nứt và giúp kết quả phục hình răng được ổn định nhanh chóng. Ngoài ra, điều đó còn giúp bạn hạn chế được tình trạng răng tiếp tục bị nứt, gãy hay vỡ.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, nghiêng bàn chải theo góc 45 độ và sử dụng nước súc miệng. Để tăng hiệu quả làm sạch răng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa học máy tăm nước.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống để bảo vệ răng miệng. Tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga và thực phẩm có tính axit cao dễ khiến răng bị mài mòn, dễ gãy, nứt hơn.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống có màu đậm dễ khiến vết trám, miếng dán sứ hay răng sứ bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng với nha sĩ khoảng 6 tháng/lần. Nhờ vậy, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất và bác sĩ cũng kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để xử lý trước khi chúng chuyển biến nặng.
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đau hoặc khó chịu nào sau khi điều trị, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn ngay lập tức để được kiểm tra cũng như khắc phục kịp thời.
Những điều cần lưu ý sau khi điều trị răng bị nứt

Những điều cần lưu ý sau khi điều trị răng bị nứt

Có thể thấy rằng, tẩy trắng răng bị nứt răng sẽ khiến chúng ta gặp không ít “phiền toái”. Nên bạn tuyệt đối không nên thực hiện các biện pháp làm trắng răng khi răng của mình đang bị vỡ, nứt hay gãy. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên đến các phương pháp phù hợp giúp giải quyết tình trạng răng bị tổn thương trước. Nếu như bạn đang cần tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ liên quan hoặc giải đáp một số thắc mắc, câu hỏi trong vấn đề xử lý răng bị nứt đừng quên liên lạc tới Nha Khoa Paris.

Có 0 bình luận bài Góc giải đáp: Có nên tẩy trắng răng bị nứt răng không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map