Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thế nào là nhổ răng khó? Giải pháp nhổ răng khó an toàn

Nhổ răng khó là các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, răng bị gãy chân, răng khôn bị tai biến, răng dính khớp… Khi thực hiện, bác sĩ phải tiến hành chia nhỏ chân răng, mở xương hàm thì mới có thể nhổ răng ra được. Vậy nên, đây chính là đáp án dành cho bạn đối với câu hỏi thế nào là nhổ răng khó. Để quá trình nhổ răng khó luôn được an toàn thì bạn nên ưu tiên phương pháp được ứng dụng công nghệ cao – nhổ răng bằng máy siêu âm.

1. Thế nào là nhổ răng khó

Bác sĩ Trương Thị Kim Trang (Nha Khoa Paris chi nhánh Quảng Ninh) cho biết, các trường hợp nhổ răng khó là răng mọc lệch – mọc ngầm, răng khôn bị tai biến, răng bị gãy chân, răng dính khớp, răng đã chữa nội nha – trám ống tủy lâu ngày và các răng bị nhiễm trùng gốc lâu ngày.

Lúc bấy giờ việc áp dụng các phương pháp nhổ thông thường sẽ không thể lấy răng ra khỏi hàm thành công, thậm chí còn gây đau đớn dữ dội.

1.1. Thế nào là nhổ răng khó: Răng mọc lệch, mọc ngầm

Răng mọc lệch, mọc ngầm là tình trạng răng phát triển sai vị trí gây ảnh hưởng đến cả hàm. Tuy rằng, trong nhiều trường hợp chúng không tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm nhưng lại gây ra những cơn đau dữ dội, khó chịu.

Nếu như chúng ta không biết cách chăm sóc, điều trị sớm thì lại rất dễ xảy ra các biến chứng như: Nướu bị nhiễm trùng, sâu răng, gây xô lệch cả hàm, sâu răng, có nang làm hỏng chân răng cũng như các răng xung quanh…

Thế nào là nhổ răng khó - Răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến cả hàm

Thế nào là nhổ răng khó – Răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến cả hàm

1.2. Thế nào là nhổ răng khó: Răng khôn bị tai biến

Răng khôn là răng cối lớn thứ 3 trên cung hàm và thường bắt đầu phát triển lên từ năm 17 – 25 tuổi. Do mọc lên sau cùng và thường bị thiếu chỗ nên đôi khi răng khôn lại xuất hiện những tai biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng.

Có thể hiểu đơn giản thì răng khôn bị tai biến chính là những biến chứng xảy ra trong quá trình phát triển như sâu răng, viêm quanh thân răng, viêm nha chu, viêm lợi trùm

Trong đó, viêm quanh thân răng là tai biến thường gặp nhất ở những răng khôn mọc kẹt, bị nướu che phủ một phần thân răng.

Nếu gặp phải tình trạng trên bạn sẽ thấy phần nướu quanh thân răng sưng tấy, vùng má dưới cũng sưng lên, cảm thấy đau nhức nhiều, nhai khó, nuốt khó, có khi còn cảm thấy cả hàm bị cứng lại.

1.3. Răng bị gãy chân

Gãy chân răng là mức độ vết nứt nặng hơn đường rạn thông thường, lúc bấy giờ đường gãy đã đi sâu vào ngà răng. Chủ yếu chúng sẽ lan về phía gần hoặc xa nhưng liên quan đến gờ bên của răng.

Vết gãy có thể tiến triển sâu vào hệ thống chân răng và ảnh hưởng đến tủy răng, thậm chí còn chia răng thành 2 mảnh riêng biệt.

Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá rõ ràng nhưng nếu không phát hiện, xử lý kịp thời vi khuẩn sẽ đi theo đường gãy gây hoại tủy và phá hủy các tổ chức răng.

Răng bị gãy chân

Răng bị gãy chân sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không kịp thời điều trị

1.4. Răng dính khớp

Dính khớp răng một trong những tình trạng phát triển bất thường của răng. Theo đó, răng sẽ bị dính chắc do sự hợp nhất của chân răng và xương ổ răng

Vì thế chúng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy phức tạp như gây biến dạng xương răng, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm cũng như khớp cắn, khiến các răng trên hàm mọc chen chúc…

Bên cạnh đó, nếu như răng dính khớp là răng sữa thì chúng sẽ không tự rụng đi, khiến răng vĩnh viễn không thể mọc lên.

1.5. Răng đã chữa nội nha, trám ống tủy lâu ngày

Các răng đã chữa nội nha hoặc trám ống tủy lâu ngày khi cần nhổ cũng rất khó. Vì dưới các tác động trong quá trình thực hiện, dây chằng nha chu dần bị vôi hóa. Nên để lấy được răng ra khỏi hàm là không dễ dàng chút nào.

Các bác sĩ nha khoa bắt buộc tiến hành tiểu phẫu cũng như thực hiện các thao tác phức tạp hơn mới lấy được răng ra khỏi ổ xương hàm.

Răng đã chữa nội nha, trám ống tủy lâu ngày

Răng đã chữa nội nha, trám ống tủy lâu ngày sẽ khiến dây chằng nha chu dần bị vôi hóa

1.6. Răng nhiễm trùng gốc lâu ngày

Trường hợp cuối cùng là các răng bị nhiễm trùng gốc lâu ngày, không được điều trị dứt điểm.

Phản ứng của gốc răng khi bị nhiễm trùng sẽ làm chóp răng bị to ra do quá trình vôi hóa vì phản ứng kháng viêm từ cơ chế tự nhiên. Nên khi chóp bị to ra sẽ có hình dùi trống rất khó để nhổ ra khỏi xương hàm.

2. Quy trình nhổ răng khó có gì khác biệt

Như đã nhắc đến, đối với trường hợp nhổ răng khó bác sĩ sẽ không tiến hành theo phương pháp thông thường. Tức là chỉ dùng mỗi kìm hoặc bẩy để lấy răng ra, như vậy sẽ gây ra tình trạng đau đớn và cũng không thể nhổ được răng.

Thay vào đó, điểm khác biệt trong quy trình nhổ răng khó là các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm tiểu phẫu cắt – chia chân thành nhiều phần nhỏ, mở rộng xương ổ răng để lấy răng ra và cuối cùng là khâu nướu lại.

Như vậy, có thể thấy quy trình nhổ răng khó sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với nhổ răng thông thường.

3. Giải pháp nhổ răng khó an toàn

Quá trình nhổ răng khó sẽ không tránh khỏi các tác động xâm lấn, nên không chỉ gây ra nhiều đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bác sĩ thực hiện tay nghề kém, máy móc lạc hậu.

Nhưng hiện tại với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nên việc nhổ răng khó đã an toàn hơn rất nhiều nhờ sự ra đời của công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm.

Đây là công nghệ 4.0 với việc sử dụng các bước sóng siêu âm sẽ từ từ làm đứt các dây chằng nha chu bám xung quanh chân răng, nhờ vậy chiếc răng dần lỏng hơn và được lấy ra ngoài một cách dễ dàng.

Quá trình thực hiện được hạn chế tối đa các tác động xâm lấn. Hơn thế, các bước sóng siêu âm sẽ không làm vỡ mạch máu bên trong ổ răng, giảm thiểu tối đa ma sát với men răng.

Giải pháp nhổ răng khó an toàn

Giải pháp nhổ răng khó an toàn – Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm

4. Một số câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khó là răng khôn

Đối với trường hợp nhổ răng khó là răng khôn có lẽ sẽ khiến nhiều bạn lo lắng hơn. Vì răng khôn ngay cả khi mọc thẳng, không có bất kỳ tai biến nào thì quá trình thực hiện cũng sẽ phức tạp hơn so với các răng khác trên hàm.

Vậy nên, thấu hiểu tâm lý chung của mọi người nên sau đây chúng tôi sẽ giúp giải đáp một số câu hỏi thường gặp như nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không? Nhổ răng khôn mất bao lâu?…

4.1. Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không

Theo chia sẻ của bác sĩ Trang, nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các dây thần kinh liền kề nếu như quá trình thực hiện được đảm bảo đúng kỹ thuật, tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn về vô trùng và chăm sóc tại nhà đúng cách.

Hơn thế, vì răng khôn “sinh sau đẻ muộn” nên khi nhổ đi cũng không gây ra ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên việc nhổ răng khôn dù không phục hình cũng không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm, hóp má như các răng khác.

Ngược lại, việc nhổ răng khôn còn giúp bảo vệ các răng khác khỏi những tác động xấu từ các tai biến của chúng.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không

Nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng gì khi thực hiện đúng kỹ thuật

4.2. Khi nào nên nhổ răng khôn

Răng khôn sẽ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp như sau:

Răng khôn phát triển gây các biến chứng viêm lợi, u nang, nhiễm trùng, đau nhức lặp đi lặp lại cũng như ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Răng khôn mọc lên tạo thành khe giắt thức ăn với răng bên cạnh, đây sẽ là điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và tăng sinh nhanh chóng. Tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh nên cần nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.

Khi răng khôn mọc thẳng, hàm đủ chỗ trống nhưng không có răng đối diện. Về lâu ngày khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, tổn thương nướu.

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị nướu cản trở nhưng hình dạng lại bất thường, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng số 7 làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.

Răng khôn bị viêm nha chu, viêm tủy, viêm lợi trùm hoặc sâu răng.

Tiến hành chỉnh nha với mục đích tạo khoảng trống hoặc bảo vệ kết quả niềng răng.

4.3. Nhổ răng khôn mất bao lâu

Trên thực tế thời gian thực hiện nhổ răng khôn sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng răng. Quá trình nhổ răng khôn trung bình 15 – 20 phút cho 1 răng.

Riêng đối với những trường hợp nhổ răng khó, như răng khôn mọc ngầm thì sẽ mất nhiều thời gian hơn chút.

Nhổ răng khôn mất bao lâu

Nhổ răng khôn trung bình mất 15 – 20 phút/răng

4.4. Nhổ răng khôn đau mấy ngày

Do các tác động xâm lấn trong quá trình nhổ răng khôn, nên bạn sẽ bị đau nhất trong khoảng 2 – 3 ngày, sau đó các triệu chứng khó chịu sẽ bắt đầu giảm dần.

Tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt hoàn toàn sau 7 – 10 ngày, đây cũng là thời điểm miệng vết thương đã bắt đầu liền lại nên việc ăn uống cũng trở nên thoải mái hơn.

4.5. Nhổ răng khôn giá bao nhiêu

Tại hệ thống Nha Khoa Paris, giá nhổ răng khôn hiện đang dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 VNĐ/răng tùy theo từng tình trạng.

Bạn có thể tham khảo mức giá chi tiết của chúng tôi dưới đây để hiểu rõ hơn.

Giá nhổ răng khôn mọc thẳng ở hàm trên: 1.500.000 VNĐ/răng.

Giá nhổ răng khôn mọc thẳng ở hàm dưới: 2.000.000 VNĐ/răng.

Giá nhổ răng khôn mọc lệch (tiến hành tiểu phẫu trường hợp khó) mức 1: 2.000.000 VNĐ/răng.

Giá nhổ răng khôn mọc lệch (tiến hành tiểu phẫu trường hợp khó) mức 2 (mọc ngầm): 3.000.000 VNĐ/răng.

Giá nhổ răng khôn mọc ngầm (Tiến hành tiểu phẫu trường hợp khó) mức 3 (mọc ngầm + chân khó): 5.000.000 VNĐ/răng.

Ắt hẳn với những chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là nhổ răng khó. Các trường hợp nhổ răng khó luôn đòi hỏi bác sĩ phụ trách phải có chuyên môn tốt, kinh nghiệm phong phú để đánh giá chính xác tình trạng cũng như đưa ra chỉ định phù hợp. Bởi nhổ răng khó là ca tiểu phẫu chứ không phải là thủ thuật nha khoa đơn giản, chỉ cần một sai sót cũng có thể dẫn đến các rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe của khách hàng. Vậy nên, bên cạnh việc lựa chọn một phương pháp nhổ răng khó an toàn thì bạn nên tìm kiếm ngay cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng dịch vụ tốt..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Có nên nhổ răng bị viêm tủy? Lưu ý cần biết sau khi thực hiện

Có nên nhổ răng bị viêm tủy? Lưu ý cần biết sau khi thực hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không, những rủi do bạn cần biết

Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không, những rủi do bạn cần biết

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp, da cùng nhiều cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không? Lưu ý quan trọng

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không? Lưu ý quan trọng

Bạn Hoàng Thanh Mai 22 tuổi (Vũ Thư, Thái Bình) đặt câu hỏi cho Nha khoa Paris: “Em có răng khôn mọc lệch hàm, em cảm thấy đau

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không và lưu ý

Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không và lưu ý

Công dụng của thuốc chống đông máu là ngăn hình thành cục máu đông cho những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến quá

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Bác sĩ nha khoa tư vấn: Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Bác sĩ nha khoa tư vấn: Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, phụ nữ có thai vẫn có thể nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ để đảm. Như vậy, bầu 5 tháng có nhổ răng được

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map