
Vệ sinh răng miệng là điều cần được chú trọng hàng đầu giúp răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho. Vậy đâu là cách vệ sinh răng đúng cách và các biện pháp giữ cho răng luôn sạch sẽ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Sức khỏe răng miệng bắt đầu với hàm răng sạch. Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ là làm sạch răng đơn thuần mà là giữ cho nướu răng, lưỡi và vùng má được sạch khuẩn, trơn nhẵn và loại bỏ sạch mảng bám.
Việc giữ vệ sinh răng là điều cần được bệnh nhân chú trọng đặc biệt bởi những lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng:
Cách vệ sinh răng miệng đúng cách có vai trò gì?
• Việc thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng sẽ giúp loại bỏ cao răng, mảng bám thức ăn vàng ố, giúp răng luôn sáng bóng, không bị xỉn màu.
• Làm sạch khoang miệng là cách đảm bảo thời gian chỉnh nha đúng như dự kiến, giúp phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu,…
Khi mắc những bệnh lý này, bác sĩ sẽ cần thêm thời gian điều trị, gây mất thời gian và công sức cho bệnh nhân.
• Loại bỏ được mùi hôi miệng, những thức ăn còn sót lại trên răng, tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh răng miệng.
Trẻ sơ sinh được sinh ra đã bao gồm tất cả các răng sữa nhưng vẫn chưa nhú lên khỏi lợi nên bạn không thể nhìn thấy.
Răng sữa bắt đầu mọc khoảng 6 tháng nhưng điều quan trọng là phải bắt đầu chăm sóc răng miệng tốt cho trẻ ngay cả trước khi răng đầu tiên mọc. Khi nướu được sạch khuẩn thì các răng sữa mọc lên cũng sẽ chắc khỏe, không bị sâu bệnh.
Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi bằng gạc vệ sinh răng miệng trẻ em.
• Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi rất đơn giản nhưng bạn không nên bỏ qua. Lau sạch nướu và lưỡi của bé bằng gạc vệ sinh răng miệng cho trẻ em và nước muối ấm sau khi cho bé ăn. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn có thể gây sâu răng.
• Khi những chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc, bạn nên đánh răng hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride với số lượng không quá một hạt gạo và loại kem đánh răng này phải được khuyến cáo an toàn với trẻ dưới 1 tuổi. Nên sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ, có lông mềm.
• Cất bình sữa đi sau khi con bạn uống xong và khi con ngủđể ngăn ngừa sâu răng cho bé. Sâu răng bé có thể xảy ra khi bé uống sữa hoặc các nước trái cây.
• Lên lịch cho con bạn có cuộc hẹn nha khoa đầu tiên khi bé được 1 tuổi để được bác sĩ kiểm tra răng miệng và hướng dẫn các cách làm sạch răng miệng phù hợp với từng tình trạng răng của trẻ.
• Sử dụng một lượng kem đánh răng có fluoride cỡ hạt đậu và đảm bảo con bạn nhổ nó ra sau khi đánh răng. Hãy chắc chắn rằng con bạn chải ít nhất 2 phút hai lần một ngày.
• Bắt đầu xỉa răng bằng tăm chỉ nha khoa khi trẻ có những chiếc răng sữa đầu tiên hoặc thậm chí sớm hơn để giúp xây dựng thói quen tốt.
Vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi được thực hiện như thế nào?
• Giúp con bạn chải và xỉa răng, và nhắc nhở trẻ chú ý đến răng cửa.
• Ghé thăm nha sĩ 6 tháng một lần.
Bắt đầu khi 6 tuổi trở lên, việc vệ sinh răng miệng đặc biệt quan trọng bởi bé ăn nhiều thức đa dạng chủng loại hơn, số lượng răng cũng nhiều hơn và kích thước lớn hơn.
Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Tập chăm sóc răng miệng đúng ngay từ nhỏ để hình thành thói quen khi trưởng thành:
Bước 1: Cách đánh răng sạch – Bước vệ sinh miệng không thể bỏ qua
Đánh răng sạch là cách vệ sinh răng cơ bản giúp làm sạch thức ăn, mảng bám và các vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy, bạn cần đánh răng đúng cách trong thời gian đeo niềng:
• Lựa chọn kem đánh răng chứa nhiều flouride – thành phần loại bỏ vi khuẩn, mảng bám hiệu quả, giúp men răng chắc khỏe hơn.
• Chải răng đầy đủ 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn khoảng 15 phút.
• Cách đánh răng sạch và an toàn là bạn nên chải răng theo chuyển động tròn với lực vừa đủ, chải khắp các mặt của răng, mỗi mặt khoảng 20 giây. Không nên chải răng quá mạnh, dễ gây mòn men răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách gồm 3 bước.
Bước 2: Cách vệ sinh răng với chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa là việc cần thiết trong các bước vệ sinh răng, bởi chỉ sẽ đảm bảo không còn bất kỳ vụn thức ăn nào còn giắt trong kẽ răng cũng như tránh gây tổn thương nướu do sử dụng tăm xỉa. Vì vậy, bạn nên:
• Sử dụng chỉ nha khoa tối thiểu 1 lần/ngày, sau khi đánh răng vào buổi tối.
• Dùng chỉ thực hiện chuyển động lên, xuống dọc các kẽ răng thay vì cố gắng “cưa” đi cưa lại nhiều lần từ bên này qua bên kia, dễ khiến kẽ răng bị thưa ra.
• Áp dụng với lực nhẹ nhàng, không cố gắng dùng lực quá mạnh vì việc này sẽ dễ khiến nướu bị tổn thương.
Bước 3: Cách vệ sinh răng đơn giản nhất – Súc miệng
Đây là bước cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng trong các bước vệ sinh răng miệng. Bởi nước súc miệng sẽ loại bỏ hoàn toàn thức ăn, mảng bám còn sót lại trong khoang miệng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện, tấn công và đem lại một hơi thở thơm mát hơn.
• Bạn nên chọn loại nước súc miệng dịu nhẹ, không nên quá đậm đặc, sẽ gây phản tác dụng.
• Hãy súc miệng đủ trong vòng 30 giây, không nên sử dụng nước súc miệng quá lâu, sẽ gây kích ứng nướu, lưỡi. Tuy nhiên, súc miệng quá nhanh cũng khiến cho vi khuẩn chưa kịp bị tiêu diệt.
Để giúp răng sạch sâu thì đánh răng thôi là chưa đủ. Do đó, các nhà sản xuất đã nghiên cứu ra một số loại bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng 8 món vô cùng chuyên nghiệp bao gồm:
Bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng 8 món.
• 1 bàn chải đánh răng có lông mềm, thiết kế nhỏ gọn cho phép nhẹ nhàng loại bỏ cặn bẩn trên răng mà không làm tổn thương mô mềm và chảy máu chân răng.
• 1 bàn chải để chải lưỡi có thiết kế cao su và diện tích mặt tròn lớn hơn
• 1 gương nha khoa giúp bạn soi vào từng ngóc ngách trong răng để làm răng răng tối ưu.
• 1 dụng cụ cậy mảng bám cứng đầu trên răng.
• 1 cây đánh bóng răng bằng tay
• 3 tăm chỉ nha khoa
Máy vệ sinh răng miệng này hoạt động dựa trên hoạt động của lực nước tạo ra những tia nước li ti để đánh bật mảng bám và thức ăn thừa trên răng, đào sâu vào từng ngóc ngách trên răng để làm sạch răng một cách tối đa khi các tăm chỉ thông thường không thể lấy sạch hết.
Máy vệ sinh răng miệng power floss
Ưu điểm của bộ dụng cụ này là: nhỏ gọn, sau khi dùng xong chỉ việc xả hết nước cho sạch, sau đó để cho khô là được
Khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, thức ăn rất dễ vướng, mắc vào trong các kẽ răng hoặc mắc cài. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ gây nên các bệnh lý: sâu răng, viêm nướu,… ảnh hưởng xấu đến quá trình chỉnh nha. Vì vậy, để đạt hiệu quả niềng răng cao nhất, bạn nên tuân thủ đúng các bước vệ sinh răng niềng sau đây:
• Dùng gương và đầu nhọn của tăm chỉ để lấy đi thức ăn dính trên răng và mắc cài. Sau đó dùng đầu chỉ để luồn vào kẽ răng tiếp tục lấy đi cặn bẩn còn sót lại.
• Nên sử dụng thêm bàn chải kẽ để chải sạch vụn thức ăn, mảng bám nhỏ giắt giữa các kẽ răng – nơi khó có thể làm sạch bằng bàn chải thông thường.
• Vệ sinh răng niềng không thể thiếu máy vệ sinh răng miệng tăm nước để làm sạch sâu triệt để.
• Chải răng bằng bàn chải răng lông mềm, chuyển động xoay tròn trên răng và mắc cài để lấy đánh bóng răng và những vệt ố vàng trên răng.
• Dùng nước súc miệng khoảng 30 phút/ lần sau khi ăn. Lưu ý nước súc miệng có độ tẩy rửa vừa phải bởi răng khi niềng rất nhạy cảm.
• Đến tái khám niềng răng định kỳ 2 tuần/lần để được nha sĩ vệ sinh răng miệng đúng cách.
!!!Một số lưu ý để giữ vệ sinh răng miệng hiệu quả
Bên cạnh các bước làm sạch răng miệng cần thiết kể trên, đễ giữ cho khoang miệng sạch sẽ, hạn chế tối đa sự xuất hiện của mảng bám, vi khuẩn gây cản trở tiến trình chỉnh nha, bạn cũng cần lưu ý một số biện pháp giữ vệ sinh răng miệng cần thiết sau đây:
Trên đây là tầm quan trọng của việc giữ răng miệng sạch sẽ trong thời kỳ chỉnh nha và cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×