Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, khiến vùng xương chân răng bị tiêu biến đi và có nguyên nhân chính là từ tình trạng mất răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc ảnh hưởng từ kỹ thuật niềng răng. Bạn nên điều trị tình trạng tiêu xương kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ.

1. Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm (hay tiêu chân răng) là hiện tượng suy giảm xương ổ răng và các phần xương xung quanh vùng chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó dẫn đến giảm chiều cao, số lượng, mật độ và thể tích xương hàm.

Tình trạng tiêu xương có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng lớn đến khớp cắn cũng như cấu trúc khuôn mặt. Triệu chứng rõ rệt nhất của tiêu biến xương hàm là sự giảm bớt về kích thước của xương ổ răng và các phần xương khác liền kề chân răng.

Tiêu xương làm mất xương quanh răng

Tiêu xương làm mất xương quanh răng

Tiêu xương răng ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ rệt nhưng sau một vài năm, những dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như nếp nhăn xuất hiện nhiều ở vùng má, cằm, má bị hóp lại trông như móm.

2. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tiêu xương hàm

Những dấu hiệu dễ dàng nhận ra của hiện tượng tiêu giảm xương hàm bao gồm:

– Xoang hàm bị hạ thấp ở vùng răng bị mất.

– Xương tại vùng mất răng có sự thay đổi về chiều cao và kích thước, có thể xuất hiện lõm sâu ở vị trí răng bị mất.

– Có sự thay đổi về cấu trúc gương mặt như mặt mất đi sự cân đối, má hóp lại, da chảy xệ và nhăn nheo, khiến khuôn mặt trở nên già nua, lão hóa sớm.

– Nướu sưng đỏ, thường xuyên chảy máu ở chân răng.

– Tụt lợi, thân răng dài hơn và có cảm giác ê buốt khó chịu, đặc biệt là trong quá trình ăn nhai.

– Răng lung lay, không còn chắc khỏe và có cảm giác sắp rụng.

Việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng tiêu biến xương hàm là rất quan trọng để tránh bệnh tiến triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào của hiện tượng tiêu giảm xương hàm, hãy đến nha sĩ điều trị ngay lập tức, đồng thời cần thường xuyên thăm khám tại nha khoa để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh.

3. Tiêu xương răng do nguyên nhân nào?

Có 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu biến xương răng là mất răng, nhổ răng không trồng lại; viêm nướu, viêm nha chu; và ảnh hưởng của kỹ thuật niềng răng. Ở những người cao tuổi, tình trạng tiêu xương răng là hiện tượng rất bình thường, tuy nhiên nếu vẫn còn trẻ mà xương răng đã bị tiêu giảm ở mức độ nặng thì sẽ là vấn đề nghiêm trọng cần lưu tâm.

3.1. Nhổ răng hoặc mất răng nhưng không trồng lại

Mất răng hoặc nhổ răng không trồng lại là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng. Lực ăn nhai là yếu tố cần thiết đảm bảo cho xương hàm phát triển liên tục và duy trì sự ổn định.

Do đó, nếu răng mất đi, xương hàm sẽ không còn nhận được sự kích thích cần thiết, do đó sẽ dần bị tiêu biến theo thời gian.

Mất răng không trồng lại gây ra tiêu xương

Mất răng không trồng lại gây ra tiêu xương

3.2. Viêm nha chu, viêm nướu

Khi bị viêm nha chu đồng nghĩa với việc vi rút, vi khuẩn đã tấn công sâu vào cấu trúc răng và tổ chức xương hàm.

Khi đó, chúng sẽ phá vỡ liên kết và ức chế khả năng tái tạo của xương răng, dẫn đến tình trạng tiêu biến xương ổ răng.

Viêm nha chu nặng tấn công vào xương hàm

Viêm nha chu nặng có thể tấn công vào xương hàm

3.3. Tác động từ quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng, chân răng sẽ di chuyển, lượng xương trên đường đi của chân răng sẽ bị tan rã và gây viêm nhẹ, đây cũng là lý do người niềng răng cảm thấy đau nhức trong những ngày mới niềng.

Xương răng có khả năng tự tái tạo khi được kích thích nên sau khi chân răng rời đi thì xương mới sẽ được phát triển bù vào sau đó.

Nhưng trong một vài trường hợp có cơ địa đặc biệt, xương răng không thể tự sản sinh sẽ gây nên hiện tượng tiêu biến xương hàm.

Răng dịch chuyển khi niềng làm tiêu xương nhưng sẽ hồi phục lại

Răng dịch chuyển khi niềng làm tiêu xương nhưng sẽ hồi phục lại

4. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương ổ răng?

Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết, sau khoảng 3 tháng kể từ khi mất răng, mật độ xương sẽ giảm dần và bắt đầu tiêu biến. Thông thường, trong khoảng 1 năm đầu tiên bạn sẽ tiêu khoảng 25% xương hàm, vì mức độ tiêu xương trong giai đoạn này không nhiều nên ít người để ý và bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất.

Sau 3 – 4 năm, bạn sẽ nhận thấy nướu và răng của mình có nhiều thay đổi tiêu cực khi xương hàm đã tiêu biến tới 40 – 60%, việc khắc phục tình trạng răng miệng lúc này sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như chi phí điều trị.

Để càng lâu thì hiện tượng tiêu xương ổ răng càng nặng

Để càng lâu thì hiện tượng tiêu xương ổ răng càng nặng

BẠN GẶP VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG?
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY TỪ CHUYÊN GIA NHA KHOA

Đăng ký tư vấn
9.492 lượt đăng ký.

5. Các loại tiêu xương ổ răng phổ biến nhất

5.1. Tiêu xương theo chiều ngang

Đây là dạng tiêu xương phổ biến nhất tuy nhiên dấu hiệu nhận biết tình trạng này tương đối khó. Xương hàm tiêu giảm theo chiều ngang sẽ có mức độ đồng đều nhau nên ở giai đoạn đầu chỉ có thể quan sát được nếu chụp X-quang.

Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Tiêu xương hàm theo chiều ngang

5.2. Chiều dọc xương hàm bị tiêu

Xương hàm ở vị trí răng bị mất lõm xuống thấp hơn so với vùng nướu xung quanh. Theo thời gian, vùng nướu bao bọc các răng bên cạnh sẽ bị tụt dần và gây ra tình trạng hở chân răng.

Tiêu xương theo chiều dọc

Tiêu xương theo chiều dọc

5.3. Tiêu xương khu vực xoang

Đây là tình trạng tiêu xương ổ răng thường xảy ra ở hàm trên, gần khu vực xoang hàm. Do đó, phần xoang sẽ ngày càng tụt xuống, xâm lấn vào khu vực xương bị mất.

Tiêu xương hàm làm tụt xoang

Tiêu xương hàm làm tụt xoang

NÊN ĐỌC: Nâng xoang là như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao?

5.4. Tiêu xương toàn hàm

Dạng tiêu xương này thường xảy ra trong trường hợp mất răng toàn hàm. Lúc này, phần lớn xương hàm không được tác động nên sẽ bị tiêu giảm với số lượng lớn.

Lúc này bạn sẽ thấy cấu trúc khuôn mặt thay đổi với vùng miệng hóp vào trông như móm và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Ảnh hưởng của tiêu xương toàn hàm

Ảnh hưởng của tiêu xương toàn hàm

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

6. Tiêu xương hàm khi niềng răng

6.1. Nguyên nhân

Tình trạng tiêu xương ổ răng khi niềng có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

– Tay nghề của bác sĩ kém, thực hiện lực siết trên răng không thực sự phù hợp.

– Do chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng trước khi niềng răng, nhất là bệnh lý viêm nha chu. Tình trạng này sẽ gây tổn thương đến những tổ chức xung quanh răng, trong đó bao gồm cả xương hàm và mô nướu.

– Khi răng bắt đầu dịch chuyển, xương hàm cần có sự bồi đắp của canxi. Nếu như quá trình trên xảy ra chậm thì mật độ khoáng trong xương sẽ  thấp. Từ đó sẽ khiến cho xương hàm bị tiêu giảm nhanh hơn.

– Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể gây ra các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu khi đang trong quá trình niềng răng. Những bệnh lý này có thể gây tiêu xương ổ răng nếu bạn không có phương án khắc phục kịp thời.

6.2. Cách khắc phục

Đối với các trường hợp đã niềng răng nhưng không may bị tiêu xương thì bắt buộc cần phải có sự can thiệp của những thủ thuật nha khoa. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp để đưa ra được đánh giá về tình trạng, mức độ tiêu xương, từ đó sẽ đưa ra phương hướng khắc phục phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ cho biết cụ thể bạn sẽ được thực hiện độc lập hay cần kết hợp cả hai phương pháp đó là nâng xoang và ghép xương.

– Ghép xương hàm: Phương pháp này sẽ sử dụng xương nhân tạo hoặc xương tự thân để cấy ghép vào khu vực xương bị tiêu biến. Sau một thời gian, cấu trúc xương sẽ được tái tạo lại. Từ đó sẽ giúp bạn hồi phục cũng như bảo tồn xương một cách tối ưu nhất.

– Nâng xoang hàm: Đối với những trường hợp xương hàm bị yếu và hạ thấp dần khiến cho xương bị mở rộng thì bạn cần phải thực hiện nâng xoang. Bạn sẽ được thực hiện nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở tùy tình trạng đồng thời được kết hợp thêm với kỹ thuật ghép xương để phục hồi và bảo vệ xương hàm.

7. Làm sao để phòng ngừa tình trạng tiêu xương hàm

Để ngăn chặn hiện tượng tiêu xương răng thì việc cắm Implant ngay sau khi mất răng là rất quan trọng, đây cũng là giải pháp giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.

Sau khi nhổ răng, nếu bạn lựa chọn cắm Implant sẽ có cơ hội nhận được ưu đãi từ phía nha khoa như giảm thêm chi phí hoặc được miễn phí nhổ răng.

Khách hàng trồng răng sớm đảm bảo cả sức khỏe và thẩm mỹ

Khách hàng trồng răng sớm đảm bảo cả sức khỏe và thẩm mỹ

Trồng implant cả hàm không còn tiêu xương móm mém tuổi già

Trồng implant cả hàm không còn tiêu xương móm mém tuổi già

Đặc biệt, để phòng ngừa tình trạng tiêu xương răng do bệnh lý răng miệng gây ra thì bạn nên chăm sóc răng cẩn thận bằng cách tuân thủ những lưu ý sau đây:

– Chải răng 2 lần/ngày bằng loại bàn chải có lông mềm.

– Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour để bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để giúp loại bỏ cặn bẩn tối đa.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay cho tăm tre làm sạch kẽ răng.

– Tới nha khoa để thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tiêu xương hàm từ lâu đã không còn là vấn đề khó giải quyết trong nha khoa. Thay vào đó, bạn hãy chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng và thực hiện cấy ghép Implant ngay sau khi mất răng để phòng ngừa tình trạng tiêu giảm xương răng.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Bệnh tiêu xương hàm có chữa được không?”
Suckhoe123: “MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM?”
Butura Oral & Dental Implant Surgery: “9 Reasons for Jaw Bone Loss and Deterioration”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêu xương hàm
Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm đều bị suy giảm. Tình trạng trên khiến nướu bị teo lại và ảnh hưởng nhiều đến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tiêu xương hàm xảy ra khi cả mật độ và chất lượng của xương đều bị suy giảm đi đáng kể. Đây là tình trạng mà hầu hết những người bị mất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tiêu xương hàm có chữa được không, 2 phương pháp phổ biến

Tiêu xương hàm có chữa được không, 2 phương pháp phổ biến

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm xương ổ răng và các phần xương hàm xung quanh chân răng. Theo thời gian, tỉ lệ tiêu xương sẽ càng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm là một trong những việc làm cấp thiết nhằm khắc phục sự suy giảm mật độ tế bào, thể tích xương hàm. Điều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map