
Tình trạng răng nhạy cảm là gì? Biểu hiện của răng nhạy cảm ra sao? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Nếu bỗng dưng khi đang ăn uống bạn gặp tình trạng ê buốt răng, tê khi đang ăn nhai thức ăn nóng, lạnh, chua hoặc ngọt thì bạn đang gặp tình trạng răng nhạy cảm. Mọi thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Răng có cấu tạo gồm 3 bộ phận đó là men răng, ngà răng và trong cùng là tủy răng. Và men răng có vai trò quan trọng nhất, nó rất cứng chắc, bảo vệ ngà răng, tủy răng khỏi các vi khuẩn, tác động của thức ăn lên răng. Nên khi men răng bị mỏng, yếu hoặc bị mòn sẽ làm cho ngà răng bị lộ gây nên tình trạng nhạy cảm ngà răng.
Vậy răng nhạy cảm là gì? Răng nhạy cảm hay còn có tên gọi khác là hiện tượng ê răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, tê khi răng tiếp xúc với thức ăn, đồ uống nóng, lạnh, chua và ngọt. Tình trạng này chỉ xuất hiện một lúc rồi biến mất và lặp lại nhiều lần trong khi ăn uống.
Hàm răng bị nhạy cảm là như thế nào?
Tình trạng bệnh lý này rất phổ biến, có đến gần 80% mọi người trong độ tuổi từ 20 – 50 gặp phải. Và nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng và có thể dẫn đến viêm, chết tủy. Lúc này muốn bảo vệ các răng trên cung hàm bạn phải nhổ bỏ chiếc răng đó đi.
Đau răng nhạy cảm do ngà răng bị lộ ra bên ngoài và bị ăn mòn theo thời gian làm cho các dây thần kinh bị kích thích gây nên tình trạng ê buốt răng, đau nhức.
Những thông tin ở phần răng nhạy cảm là gì thì bạn cũng biết được rằng răng nhạy cảm do lợi bị tụt và ngà răng lộ ra ngoài hoặc do men răng bị mòn. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:
Chế độ ăn uống không khoa học
Ngoài câu hỏi răng nhạy cảm là gì thì triệu chứng của hiện tượng này ra sao cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. một số hiện tượng răng nhạy cảm bạn hay gặp:
Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh
Khi không may thấy bản thân mình gặp phải tình trạng răng nhạy cảm đừng lo lắng quá mức vì nó rất dễ điều trị và không có gì đáng lo ngại nếu được điều trị sớm và đúng cách. Và tùy vào mỗi tình trạng răng miệng và nguyên nhân gây ê buốt khác nhau mà sẽ có cách điều trị răng nhạy cảm khác nhau.
Bởi vậy nên hãy đến nha khoa thăm khám khi thấy bản thân có các biểu hiện của răng bị nhạy cảm. Đến nha khoa bạn sẽ được điều trị theo các cách sau và bạn sẽ không còn bận tâm đến việc răng nhạy cảm là gì nữa:
Tái khoáng, lấy cao răng cho răng nhạy cảm
Trên đây là những cách chữa răng nhạy cảm phổ biến nhất khi bạn tới nha khoa và bạn không cần uống bất kỳ loại thuốc chữa răng nhạy cảm nào cả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và không bị tái phát tình trạng này thì bạn nên tham khảo tiếp một số thông tin phòng ngừa ở phần tiếp theo sau đây.
Để không còn bận tâm răng nhạy cảm là gì cách điều trị tình trạng này như thế nào thì bạn nên chú ý một số vấn đề về vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm… Cụ thể như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất ngày 2 lần và thay bàn chải thường xuyên 2 – 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần. Ngoài ra nên đánh răng với bàn chải lông mềm để không làm tổn thương men răng và nướu. Nếu có điều kiện kinh tế tốt thì bạn có thể sử dụng bàn chải điện cho răng nhạy cảm.
Các bác sĩ nha khoa nhận định rằng không phải cứ trà mạnh khi đánh răng mới có thể loại bỏ được hết mảng bám. Vì vậy hãy đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng sẽ bảo vệ răng tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Lựa chọn kem đánh răng nhạy cảm
Khi thấy răng bị ê buốt, khó chịu thì hãy thay đổi bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Kem đánh răng cho răng nhạy cảm sẽ bảo vệ răng của bạn tốt nhất trong giai đoạn này. Bởi vậy đừng ngại ngần gì mà hãy thay đổi ngay kem đánh răng cho bản thân và mọi người trong gia đình.
Các loại kem đánh răng nhạy cảm có chứa thành phần flour, kali natri phù hợp với tình trạng răng và giúp làm lành các tổn thương mà răng phải chịu đựng từ đó bảo vệ và giảm cảm giác đau nhức hiệu quả.
Chế độ ăn uống phù hợp
Nên chú ý, hạn chế các thức ăn có chứa nhiều đường, axit để không làm tổn thương thêm cho răng. Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin, canxi và flour.
Nếu sau khi ăn các thực phẩm ngọt và axit thì nên đánh răng sau đó 30 phút để bảo vệ men răng được tốt nhất.
Chế độ ăn uống khoa học
Cải thiện tình trạng nghiến răng
Nếu đau răng nhạy cảm do men răng bị mòn do nghiến răng thì bạn nên đi điều trị tình trạng này bằng cách thư giãn trước khi đi ngủ. Hoặc đeo máng chống nghiến để bảo vệ men răng, ngăn ngừa tình trạng răng bị vỡ, mẻ.
Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần là việc làm cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng răng nhạy cảm mà còn giúp đẩy lùi các bệnh lý răng miệng khác. Khám răng định kỳ, lấy cao răng thường xuyên là việc làm bảo vệ răng tốt nhất .
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ răng nhạy cảm là gì và hãy bảo vệ răng của mình ngay hôm nay đừng để tình trạng răng nhạy cảm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×