Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có cách nào khắc phục tình trạng này hiệu quả và nhanh chóng không? Cùng chuyên gia tại nha khoa Paris giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.

1/ Trám răng có bị hôi miệng không?

Trám răng là phương pháp khắc phục tình trạng răng sâu, gãy vỡ, mòn men răng được sử dụng nhiều nhất bởi sự tiện lợi, hiệu quả nhanh chóng và giá thành phải chăng. Tuy nhiên, rất nhiều người lo ngại trám răng có bị hôi miệng không và nguyên nhân gây hôi miệng do đâu?

Theo TS.BS. Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn của chuỗi hệ thống Nha khoa Paris, trám răng nếu đúng kỹ thuật thì sẽ KHÔNG GÂY HÔI MIỆNG cho bệnh nhân. Hơn nữa, với trường hợp hàn trám răng sâu có thể khắc phục tình trạng hôi miệng do vi khuẩn sâu răng gây ra.

Trám răng có bị hôi miệng không sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: tay nghề bác sĩ, vật liệu hàn trám, bệnh lý răng miệng và việc chăm sóc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân.

Do sai kỹ thuật trám răng

Bác sĩ còn non kinh nghiệm, không cẩn thận trong quá trình trám răng khiến vết hàn trám không bám dính tốt với răng thật hoặc không bịt kín kẽ hở. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị dắt thức ăn và, kết hợp với vi khuẩn tấn công lâu ngày, sẽ để lại mùi hôi khó chịu.

trám răng có gây hôi miệng không

Kỹ thuật hàn trám răng quyết định trám răng có gây hôi miệng không.

Do chất liệu hàn trám răng không phù hợp

Trám răng là một thủ thuật phổ biến để điều trị sâu răng và phục hồi răng bị hỏng. Tuy nhiên, vật liệu trám răng bạn chọn có thể ảnh hưởng đến tình trạng hôi miệng của bạn. Chất liệu Composite, một loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong trám răng, có thể dễ bị ngấm nước bọt, tính axit trong miệng và vi khuẩn gây hại dễ làm thay đổi tính chất của vật liệu hàn trám.

Khi trám răng không khít hoặc bị vênh lệch, thức ăn có thể bám vào trong vết trám và gây ra mùi hôi miệng khi vi khuẩn phân hủy thức ăn. Vì vậy, nếu bạn đang phân vân về chất liệu trám răng, hãy thảo luận với nha sĩ của bạn để chọn lựa loại vật liệu tốt nhất cho tình trạng răng của bạn.

Do miếng trám hết hạn sử dụng

Sau vài năm sử dụng, miếng hàn trám răng có thể bị bong tuột hoặc gãy vỡ qua quá trình ăn nhai và sinh hoạt của bạn. Khi đó, thức ăn và vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào trong gây ê buốt và hôi miệng nặng hơn.

Do chưa chữa dứt điểm sâu răng

Không điều trị tủy cẩn thận trước khi hàn trám nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị hôi miệng sau khi trám răng. Vi khuẩn trong tủy viêm phát triển mạnh làm sâu răng nghiệm trọng hơn gây hôi miệng, thậm chí là hỏng răng.

Ngoài ra, nếu sâu răng tái phái nặng nề thì cũng có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.

Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Sau khi ăn các đồ ăn có mùi như hành tỏi cũng sẽ để lại mùi hôi khó chịu. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên thì thức ăn mắc kẹt lại trên răng lâu dần sẽ thối rữa và có mùi hôi rất nặng.

Tóm lại trám răng có bị hôi miệng không thì thông thường bạn sẽ không bị hôi miệng nhưng có một số trường hợp do yếu tố chủ quan và khách quan sẽ gây hôi miệng sau một thời gian sử dụng.

>> Xem thêm: Trám răng có bền không? 3 Mẹo làm tăng tuổi thọ vết trám răng

2/ Cách khắc phục hôi miệng sau khi hàn răng

Để biết trám răng có bị hôi miệng không, bạn nên đến các nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

– Nếu nguyên nhân hôi miệng do miếng hàn trám chất lượng kém hoặc bị bong bật thì cách giải quyết tốt nhất đó là loại bỏ miếng hàn trám cũ ra, sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng ( có thể kết hợp điều trị tủy lại), cuối cùng là thay thế miếng hàn trám khác tốt và chắc chắn hơn. Một số trường hợp răng đã giòn yếu, bệnh nhân được khuyên bọc răng sứ để bảo vệ răng gốc tối ưu.

– Nếu sau khi trám răng bạn gặp hôi miệng do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo, thì nha sĩ sẽ thực hiện việc vệ sinh răng miệng, làm cao răng và đánh bóng cho bạn. Sau đó, họ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà và kết hợp đưa ra danh sách những thực phẩm gây mùi cần hạn chế ăn.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3/ Làm sao để hạn chế trám răng xong bị hôi miệng?

Hàn trám răng bị hôi miệng là điều không ai mong muốn. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi những mẹo hữu ích dưới đây có thể giúp bạn hạn chế tình trạng hôi miệng sau khi trám răng.

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Chắc chắn tay nghề và “cái tâm” của bác sĩ sẽ quyết định rất lớn đến việc trám răng có bị hôi miệng không. Bạn nên lựa chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để thực hiện trám răng cẩn thận, đúng kỹ thuật và tư vấn loại vật liệu trám răng tốt nhất sẽ hạn chế tình trạng hôi miệng sau khi trám răng

Chất liệu hàn trám tốt

Cùng với sự tư vấn của bác sĩ, lời khuyên cho bạn là bạn nên lựa chọn vật liệu trám răng bằng kim loại hoặc trám răng thẩm mỹ Laser tech tại nha khoa Paris bởi đây là những loại vật liệu trám răng chất lượng tốt nhất và đáp ứng sự bền chắc theo thời gian.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi trám răng hoàn thiện, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để tránh tình trạng trám răng bị hôi miệng:

Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Súc miệng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

Không chọc vật nhọn hoặc va đập mạnh vào vết trám răng.

Hạn chế ăn các thực phẩm để lại mùi hôi miệng.

Thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần

Miếng trám răng có tuổi thọ nhất định nên bạn cần đi kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng miếng trám răng có bị bể, vỡ không và vệ sinh răng miệng, kết hợp lấy cao răng để ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của bác sĩ xoay quanh câu hỏi trám răng có bị hôi miệng không. Để được trám răng bền đẹp và hạn chế biến chứng xảy ra, hãy đặt lịch hẹn với các chuyên gia giỏi tại nha khoa Paris bằng cách để lại bình luận xuống phía dưới hoặc gọi đến hotline 19006900. Hẹn gặp lại bạn tại trung tâm nha khoa Paris!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề các loại trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế của mỗi

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ, các răng bị thưa, cách xa nhau. Và có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map