
Trẻ bị móm khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì không biết ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì vấn đề này có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Liệu có phương pháp nào giúp điều trị sớm khớp cắn ngược ở trẻ hay không? Hãy cùng Nha khoa Paris đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết ngày hôm nay.
Dấu hiệu đơn giản & rõ ràng nhất cho hiện tượng móm ở trẻ em là răng hàm dưới nhô ra nhiều hơn so với hàm trên.
Hiện tượng bé bị móm sẽ thể hiện rõ ràng nhất mỗi khi bé nở nụ cười. Hoặc đôi khi nhìn từ phía mặt nghiêng thì cha mẹ có thể vô tình phát hiện ra.
khớp cắn ngược ở trẻ em
Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết, khi thấy trẻ 1 tuổi bị móm thì cha mẹ cũng chưa cần quá lo lắng. Bởi có rất nhiều trường hợp, tuy răng sữa của trẻ bị khớp cắn ngược nhưng sau khi thay răng vĩnh viễn lại không bị móm nữa.
Do vậy ba mẹ có thể đợi tới khi trẻ lên 5 – 6 tuổi, đây là khoảng thời gian bắt đầu thay răng sữa. Nếu vẫn thấy có dấu hiệu hàm trên kém phát triển so với hàm dưới thì nên đưa bé tới nha khoa điều trị ngay.
Hoặc tốt nhất, cha mẹ có thể đưa bé tới Nha Khoa Paris đăng ký theo dõi. Định kỳ bác sĩ sẽ thăm khám & kiểm tra lại cho bé, từ đó kịp thời thông báo cho cha mẹ biết bé có dấu hiệu móm hay không.
Móm hay khớp cắn ngược là một dạng sai khớp cắn rất phổ biến. Kết quả từ các cuộc khảo sát cho thấy có đến 5 – 10% dân số thế giới gặp tình trạng này.
Các nghiên cứu cũng chứng minh nguyên nhân khiến trẻ bị móm thường là do di truyền. Nếu cha mẹ hay ai đó trong gia đình bị móm thì khả năng trẻ bị móm khi lớn lên cũng cao hơn.
nguyên nhân trẻ bị móm
Ngoài ra theo các nhà khoa học, đặc điểm móm hàm còn có sự phân hóa chủng tộc. Theo đó người châu Á hay tộc người Anh – điêng có tỉ lệ móm cao hơn hẳn so với các chủng tộc khác.
Cuối cùng, tình trạng móm xảy ra hoặc ngày càng nặng hơn ở trẻ có thể là do các thói quen xấu trong sinh hoạt như ngậm núm vú giả, mút ngón tay,…
Những hành động này sẽ tác động tới hướng mọc của răng, kích thích hoặc kìm hãm sứ phát triển của xương hàm,… từ đó gián tiếp gây ra hiện tượng cắn ngược ở trẻ em.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trẻ bị móm nếu không điều trị sớm còn gây ra những tác hại như sau:
trẻ 1 tuổi bị móm
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
có rất nhiều phương pháp để điều trị móm ở trẻ, tùy thuộc vào mức độ móm mà các con gặp phải.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, cha mẹ nên đưa con đến nha khoa để điều trị trước khi con 7 tuổi. Bởi điều trị lúc này sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn rất nhiều.
Khi đó bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của con để áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:
Trong nhiều trường hợp, việc chữa móm ở trẻ rất đơn giản, chỉ cần sử dụng duy nhất khí cụ nong hàm là đủ.
trẻ bị móm phải làm sao – nong hàm
Nong hàm là dụng cụ được đặt vào vòm hàm trên của bé. Sau đó bác sĩ sẽ từ từ mở rộng dụng cụ theo từng giai đoạn để tăng kích cỡ hàm trên. Mục đích là đưa hàm trên tiến ra phía trước cho đúng với tương quan chuẩn của hai hàm.
Thông thường trẻ sẽ phải sử dụng nong hàm trong khoảng 12 tháng. Sau đó tiếp tục đeo khí cụ duy trì kết quả để răng ổn định ở vị trí mới.
Sử dụng mũ đội đầu Headgear là phương pháp điều trị móm rất hiệu quả đối với trẻ em. Do đó nha sĩ thường chỉ định cho các con dùng khí cụ này.
Khí cụ này trải dài từ trán đến cằm và được sử dụng với mục đích là kìm hãm hàm dưới phát triển và giúp hàm trên tiến ra phía trước.
chữa khớp cắn ngược ở trẻ em
Mặc dù các bé thường không thích đeo facemask vì vướng víu và sợ bạn bè trêu chọc. Tuy nhiên, mũ đội đầu chữa móm ở trẻ rất hiệu quả.
Sử dụng mũ đội đầu sớm sẽ giúp bé tránh được nguy cơ phải phẫu thuật để chữa móm trong tương lai.
Niềng răng là cách phổ biến nhất để điều trị móm ở trẻ em. Phương pháp này cũng có hiệu quả cao trong rất nhiều trường hợp.
Thông qua hệ thống mắc cài và dây cung, bác sĩ sẽ tác dụng lực liên tiếp để đưa răng về vị trí chuẩn.
niềng răng chữa móm cho bé
Trong quá trình niềng răng, các con có thể sẽ cần sử dụng thêm một số khí cụ như thun liên hàm để căn chỉnh khớp cắn sao cho đúng nhất.
Niềng răng mặc dù chữa móm ở trẻ hiệu quả nhưng lại khá tốn thời gian. Thường phải 18 tháng các con mới hoàn thành điều trị.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×