
Trẻ mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên người ta quan sát thấy, hiện tượng bé bỏ ăn khi mọc răng nanh diễn ra nhiều hơn so với răng hàm hay răng cửa. Vậy khi trẻ mọc răng bỏ ăn phải làm sao? Cách xử lý như thế nào?
Theo các chuyên gia, khi trẻ mọc răng sẽ có hiện tượng biếng ăn, bỏ bữa xảy ra. Nguyên nhân được xác định là do những cơn đau nhức, khó chịu khi răng mọc lên.
Khi trẻ mọc răng, nướu răng sẽ bị tấy đỏ và dần nứt ra để những chiếc răng sữa bắt đầu mọc lên. Quá trình nứt nướu lợi khiến trẻ bị đau, phát sốt, khó chịu, quấy khóc dẫn đến biếng ăn.
Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng còn có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn đỏ ở cằm,… Tất cả những yếu tố này đều khiến trẻ mệt mỏi và lười ăn.
Ngoài ra, khi trẻ mọc răng, các enzyme trong cơ thể bắt đầu tập trung vào những vị trí răng đang mọc để hỗ trợ răng sớm nhú ra ngoài.
Điều này khiến enzyme tiêu hóa thức ăn bị giảm đi, vì vậy trẻ cảm thấy không ngon miệng khi ăn, dẫn đến chán ăn.
Có nhiều nghiên cứu, quan sát cho thấy trẻ chỉ thường biếng ăn khi mọc răng nanh. Mà chiếc răng nanh thường mọc khi trẻ đạt từ 16 – 22 tháng tuổi.
Tuy nhiên mỗi đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, do vậy cũng sẽ có những bé sẽ bỏ ăn do mọc răng hàm, răng cửa,.. ngay từ tháng tuổi thứ 6.
Một số dấu hiệu để cha mẹ nhận biết bé bỏ bữa do mọc răng bao gồm:
Trẻ mọc răng sẽ biếng ăn cho tới khi chiếc răng nhú hẳn ra ngoài, thông thường là từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên thời gian chính xác sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.
Nếu bé có sức đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít đau đớn thì có thể bé chỉ biếng ăn trong vài ngày. Với những trẻ có sức khỏe yếu hơn thì thời gian mọc răng cũng kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc trẻ biếng ăn trong thời gian lâu hơn.
Quá trình mọc răng khiến trẻ phải chịu nhiều đau đớn, sợ hãi và khó chịu nên cha mẹ cần kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi trẻ mọc răng để bảo vệ trẻ đúng cách.
Trẻ mọc răng lười ăn là hiện tượng khá phổ biến. Do vậy cha mẹ cần chăm sóc cho trẻ đúng cách để ngăn ngừa những biến chứng, ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.
Các cơn đau khi mọc răng sẽ khiến trẻ chán ăn, vì thế cha mẹ luôn nhớ phải bổ sung đủ nước cho trẻ. Nếu bị thiếu nước, trẻ rất dễ bị suy nhược cơ thể mà cha mẹ khó nhận ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Phụ huynh nên vệ sinh lợi cho trẻ hàng ngày bằng khăn xô mềm và nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng răng, lợi khi mọc răng.
Bên cạnh đó, bạn cũng không cho con ngậm núm ti giả hay núm bình sữa khi ngủ. Vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, tác nhân có hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng viêm lợi
Mẹ hãy massage lợi cho bé bằng khăn mềm để xoa dịu cảm giác đau, giúp trẻ ăn ngon và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh răng, nướu cho trẻ bằng nước lá hẹ để tăng khả năng sát khuẩn và làm mát nướu. Nhờ vậy trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và dành nhiều thời gian chăm sóc con, chơi với con để trẻ sớm vượt qua thời kỳ “khủng hoảng” này.
Trẻ mọc răng biếng ăn không có nghĩa là bé được phép không ăn uống gì. Cha mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây cho bé.
Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ nhai 1 số đồ ăn cứng hơn như cà rốt, củ cải,… Lực vừa phải khi ăn nhai sẽ kích thích răng mọc nhanh hơn.
Tuy hiện tượng trẻ mọc răng biếng ăn không phải hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn khiến bé phát triển chậm hơn, kém hơn.
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA