
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Trẻ em mọc răng là một quá trình phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng trẻ mọc răng không đúng thứ tự có thể xảy ra, khiến các răng mọc không theo trình tự thông thường. Trường hợp này có thể gây ra lo ngại và sự bối rối cho các bậc phụ huynh. Thế nhưng hãy yên tâm, đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng và hoàn toàn giải quyết được trong tổng thể quá trình phát triển của trẻ.
Quá trình mọc răng sữa của trẻ là một giai đoạn quan trọng và đáng nhớ trong sự phát triển ban đầu. Khi sinh ra, hầu hết trẻ đều trải qua hai lần mọc răng: lần đầu tiên là khi răng sữa xuất hiện và lần thứ hai là khi chúng rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Việc hiểu rõ về quá trình mọc răng sữa của trẻ là điều quan trọng để cha mẹ có thể cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của con. Theo đó, phần lớn thì các bé sẽ mọc răng sữa sẽ thứ tự dưới đây.
– 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: Vào khoảng tháng 5 – 8.
– 4 răng cửa bên:Vào khoảng tháng 7 – 10.
– 4 răng hàm đầu tiên: Vào khoảng tháng 12 – 16 tháng.
– 4 răng nanh: Vào khoảng tháng 14 – 20.
– 4 răng hàm thứ 2: Vào khoảng 20 – 32.
Thông thường các bé sẽ có thời gian mọc các răng sữa như trên. Thời gian ở từng bé có thể chênh lệch đi chút ít nhưng sẽ không chênh lệch quá nhiều, nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng về thời gian mọc răng của con không giống với thời gian chuẩn.
Việc trẻ mọc răng không đúng thứ tự như trên ắt hẳn đã không còn là điều gì đấy quá xa lạ và thường xảy ra ở nhóm răng cửa hàm trên.
Hơn thế, tình trạng đó sẽ xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn các bé mọc răng sữa. Còn khi thay răng vĩnh viễn gần như chúng sẽ được thay theo đúng trình tự.
Khi trẻ mọc răng không đúng với trình tự thường gặp cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng như chảy nước dãi nhiều, nổi mẩn xung quanh miệng, trẻ bị sốt, hay nhai cắn đồ và quấy khóc về ban đêm.
Có thể bạn chưa biết, nước bọt được tiết ra là nhờ vào cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương. Do đó tại thời điểm trẻ mọc răng sẽ kích thích tới dây thần kinh thứ 5 khiến cho bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
Vì lúc bấy giờ chức năng nuốt nước bọt của bé vẫn chưa được hoàn thiện, cùng với khoang miệng còn nông dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài.
Thông thường nếu như các bé mọc răng đúng thứ tự sẽ không bị chảy quá nhiều nước dãi. Ngược lại, răng mọc không đúng thứ tự thì nước dãi sẽ thường có xu hướng chảy nhiều hơn, diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp.
Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết, thế nhưng cũng chỉ áp dụng được đối với những răng đầu tiên. Vì khi các bé càng lớn thì tình trạng trên sẽ được cải thiện hơn.
Chảy nhiều nước dãi
Trong quá trình trẻ mọc răng, nước dãi thường chảy ra, nếu không vệ sinh sạch sẽ và lau chùi kỹ, chúng có thể gây kích ứng da xung quanh miệng, dẫn đến nổi mẩn. Cộng thêm việc trẻ bị sốt sẽ khiến vùng da xung quanh miệng có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng, càng làm tình trạng đó trở nên nghiêm trọng hơn.
Da xung quanh miệng có thể xuất hiện các đốm đỏ, nổi mẩn và gây ngứa. Từ đó làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí còn có xu hướng muốn cào hay gãi vùng da này.
Nếu không có biện pháp khắc phục hoặc hạn chế tình trạng nước dãi chảy và nổi mẩn, vùng da kích ứng có thể lan rộng xuống cằm, cổ và ngực của bé. Điều đó sẽ khiến cho bé cực kỳ khó chịu, dễ quấy khóc.
Phần lớn các bé khi mọc răng, đặc biệt là những chiếc răng đầu tiên, sẽ gặp phải tình trạng sốt nhẹ. Điều đó là bởi sự phá vỡ của nướu khi các răng phát triển, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ cũng thường suy giảm trong quá trình này, tạo điều kiện cho tình trạng thân nhiệt tăng cao.
Tuy nhiên, nếu quá trình mọc răng diễn ra đúng thứ tự, thì trẻ chỉ bị sốt trong khoảng thời gian ngắn, từ 1 – 2 ngày, và triệu chứng sẽ giảm đi nhanh chóng. Trái lại, khi các răng phát triển không đúng thứ tự, tình trạng sốt có thể kéo dài hơn và gây khó chịu cho trẻ.
Khi răng sữa của trẻ mọc lên, nướu của bé sẽ trở nên ngứa ngáy và khó chịu, dẫn đến việc bé có xu hướng nhai cắn mọi thứ xung quanh để giảm bớt cảm giác khó chịu. Đây là một phản ứng tự nhiên của bé trong quá trình mọc răng và không cần phải lo lắng quá mức.
Trong khoảng thời gian bé mọc răng, phụ huynh nên chuẩn bị những đồ gặm nướu dành riêng cho bé. Các đồ gặm nướu có thể giúp bé giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trong nướu, đồng thời kích thích quá trình mọc răng. Hãy chọn những đồ gặm nướu an toàn và được làm từ chất liệu không gây hại cho bé.
Đồng thời, hãy chú ý để các đồ vật sắc nhọn xa tầm tay của trẻ. Nhờ vậy sẽ giúp bé tránh nhai cắn vào các đồ vật có thể gây tổn thương đến miệng.
Trẻ hay nhai cắn
Mọc răng, dù đúng hay sai thứ tự, đều là quá trình khá khó chịu và gây đau đớn đối với bé. Trong thời gian đó, bé có thể trải qua những triệu chứng như ngứa lợi, sốt và đau nhức, khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn nên trẻ thường có xu hướng quấy khóc về đêm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bé nào cũng có dấu hiệu trên và tình trạng quấy khóc về đêm có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và sự phát triển của từng trẻ.
Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: Ngày nay, việc trẻ mọc răng không đúng thứ tự đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ với mọi người. Tình trạng này thường thấy ở nhóm các răng cửa, cụ thể là bé mọc răng cửa trên trước và xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Di truyền gen từ người thân: Một số trường hợp trẻ mọc răng không đúng thứ tự có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Có thể bé thừa hưởng gen từ người thân trong gia đình như ông bà hoặc bố mẹ, góp phần làm răng bé mọc không theo quy trình bình thường.
Chế độ ăn uống không phù hợp: Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Việc thiếu các dưỡng chất quan trọng sẽ khiến cho răng mọc lệch và không đúng thứ tự như dự đoán.
Va chạm mạnh trong hoạt động vui chơi: Các va chạm mạnh khi bé tham gia hoạt động vui chơi có thể gây tổn thương cho mầm răng và làm chúng mọc lệch so với vị trí ban đầu. Việc bảo vệ môi trường vui chơi an toàn cho trẻ là rất quan trọng để tránh những tai nạn không mong muốn đó.
Thói quen xấu khi nhai, cắn đồ vật: Thói quen nhai hoặc cắn đồ vật chỉ bằng một bên nướu cũng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Khi vùng nướu bị nhẵn và chặt hơn do thói quen này, răng sẽ gặp khó khăn khi cố gắng nhô lên từ nướu.
Viêm nhiễm và nhiệt nướu: Trong quá trình mọc răng, nhiễm trùng và viêm nhiễm nướu là một vấn đề phổ biến mà trẻ em có thể gặp phải. Khi răng cố gắng xâm nhập qua nướu, nướu có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào dẫn đến tình trạng viêm nhiễm làm răng khó mọc lên. Bên cạnh đó, nếu bị nhiệt nướu thì tình trạng đó có dễ xảy ra.
Trẻ sẽ mọc hai răng cửa hàm dưới đầu tiên
Như đã đề cập đến, trẻ mọc răng không theo đúng thứ tự không phải là vấn đề quá đỗi nghiêm trọng.
Những trường hợp sai thứ tự gặp ở mọi vị trí như răng nanh phát triển trước, răng cửa hàm trên trồi hết trước, trẻ mọc răng hàm trên trước, trẻ mọc răng cửa trên…
Dù là trường hợp nào nhưng ít nhiều cũng gây ra một số tác hại nhất định, đặc biệt là khi cha mẹ lại không biết cách chăm sóc khoa học.
Tác hại khi bé mọc răng không theo thứ tự
Các bác sĩ nha khoa vẫn thường cho biết, tình trạng trẻ mọc răng không đúng trình tự thực chất không gây ra quá nhiều ảnh hưởng xấu. Thế nhưng, nếu không phương pháp vệ sinh răng miệng, ăn uống cũng như thăm khám hợp lý thì rất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Ngay cả khi răng sữa chỉ là “tạm thời” và đến một thời điểm nhất định sẽ rụng đi, “nhường chỗ” cho răng vĩnh viễn phát triển lên. Bởi vì chúng sẽ đảm nhận không ít chức năng quan trọng như ăn nhai, phát âm, định hình cho răng vĩnh viễn phát triển…
Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc vệ sinh răng miệng của các bé khi răng mọc sai thứ tự.
Trong thời điểm trẻ mọc răng sữa, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm nên dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm cũng như các bệnh lý răng miệng khác như nhiệt miệng, lưỡi trắng…
Sau khi bé ti hoặc ăn xong vẫn sẽ có những cặn sữa cũng như cặn thức ăn thừa còn lại trong khoang miệng. Nếu như không vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ trở thành điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.
Do đó, phụ huynh cần giúp bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng gạc hoặc khăn mềm. Lưu ý là đối với những bé mới chỉ mọc vài chiếc răng sữa thì chưa nên dùng bàn chải để vệ sinh cho bé, vì có thể gây tổn thương cho vùng nướu xung quanh. Khi bé lớn hơn thì mới nên chuyển sang sử dụng các loại bàn chải đánh răng lông mềm.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi bé mọc răng, việc hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường là vô cùng quan trọng. Đồ ngọt như kẹo, bánh gato, nước ngọt có đường và các sản phẩm công nghiệp khác chứa đường, khi tiếp xúc với răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển.
Những vi khuẩn đó sẽ tạo thành một lớp mảng bám trên răng. Mảng bám không chỉ gây hôi miệng mà còn là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng gây ra các bệnh lý răng miệng.
Ngoài việc hạn chế đồ ăn chứa đường, việc giới hạn đồ uống có ga cũng cần được quan tâm. Đồ uống có ga nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây hại cho men răng của trẻ. Bởi vì đồ uống có ga chứa axit carbonic và acid phosphoric, làm men răng trở nên yếu và dễ bị mài mòn. Từ đó, răng của bé sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cung cấp đủ khoáng chất là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Việc đảm bảo bé nhận đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cho quá trình mọc răng diễn ra một cách khỏe mạnh.
– Nhóm dinh dưỡng tạo ra năng lượng cho cơ thể: Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như sữa, bơ, phomai sẽ giúp bé có đủ năng lượng để phát triển và mọc răng một cách bình thường.
– Nhóm dinh dưỡng giúp tăng trưởng: Ngoài nhóm dinh dưỡng tạo năng lượng, cha mẹ cũng cần chú trọng đến nhóm dinh dưỡng giúp tăng trưởng. Thịt, cua, cá, tôm là những nguồn thực phẩm giàu chất đạm và khoáng chất, có thể giúp bé phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể tốt hơn.
– Nhóm dinh dưỡng tăng sức đề kháng: Để hỗ trợ quá trình phát triển và giữ cho răng của bé luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần cung cấp đủ nhóm dinh dưỡng tăng sức đề kháng. Rau xanh, quả tươi và nước khoáng chứa ion là những nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé và đồng thời hạn chế sự tăng sinh nhanh chóng của vi khuẩn gây hại trong miệng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều khoáng chất
Khi bé bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu răng mọc sai không theo trình từ, cha mẹ nên đưa bé đi khám nha tại các đơn vị nha khoa uy tín.
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp chăm sóc răng miệng của bé một cách tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường cũng như đưa ra phương án xử lý tốt nhất, nhằm đảm bảo một quá trình mọc răng an toàn và khỏe mạnh cho trẻ.
Định kỳ 6 tháng, phụ huynh cần cho bé đi khám răng một lần. Bởi tình trạng răng sữa phát triển không đúng trình tự rất dễ ảnh hưởng tới cả quá trình thay răng vĩnh viễn sau đó.
Trong các trường hợp răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng mọc lệch, khấp khểnh thì cần thực hiện biện pháp nắn chỉnh nhằm giúp bé sở hữu hàm răng đều và đẹp hơn.
Cách xử lý cho trẻ mọc răng không đúng thứ tự đẹp hơn
Ngoài vấn đề trẻ nhỏ mọc răng không đúng thứ tự, thì ắt hẳn các phụ huynh vẫn còn rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc mọc răng của bé cần được giải đáp.
Khi theo dõi quá trình mọc răng của trẻ, hãy nhớ rằng chiếc răng cửa ở hàm dưới sẽ xuất hiện đầu tiên trong miệng bé. Điều này rất dễ dàng nhận biết qua những biểu hiện như thích nhai, cắn và chảy dãi của trẻ.
Vì vậy, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh mọc răng nào trước thì thật chất không hề khó để nhận ra nếu nhìn vào trình tự phát triển răng ở bé.
Tuy nhiên, trong trường hợp quá trình mọc răng không theo trình tự chung thì vấn đề bé mọc răng nào trước rất khó để đoán trước từ đầu. Lúc bấy giờ, chỉ đợi đến khi răng của bé nhô lên thì mới biết được đáp án chính xác đối với câu hỏi em bé mọc răng nào trước.
Răng sữa của bé, nếu được chăm sóc tốt và không bị sâu, thường rất trắng và sáng hơn rất nhiều so với răng vĩnh viễn sau này. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc miệng cho bé trong giai đoạn thơ bé là điều quan trọng hơn rất nhiều so với vấn đề trẻ con mọc răng nào trước. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến việc giữ cho nụ cười của trẻ luôn rực rỡ và khỏe mạnh.
Thứ tự mọc răng của trẻ là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của bé. Thường thì khi bé 6 – 10 tháng tuổi, hai chiếc răng cửa dưới sẽ xuất hiện đầu tiên, theo sau là hai chiếc răng cửa trên vào khoảng tháng thứ 8 – 12. Khi bé đạt 9 – 13 tháng tuổi, hai chiếc răng cửa phía trên còn lại sẽ mọc, hoàn thiện hàm trên của bé với tổng cộng 4 chiếc răng cửa.
Như vậy, trẻ mọc răng dưới trước hay trên trước hay bé mọc răng trên hay dưới trước thì đáp án là bé mọc răng dưới trước. Tuy nhiên, thứ tự và thời gian trên có thể khác nhau cho mỗi trẻ, quá trình này thường diễn ra tự nhiên trong suốt giai đoạn sơ sinh và nhỏ tuổi. Vậy nên, không phải lúc nào trẻ mọc răng dưới trước đều sẽ xảy ra.
Do vậy, thay vì lo lắng về vấn đề trẻ em mọc răng trên hay dưới trước, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng cách chăm sóc cho bé trong giai đoạn này như thế nào đảm bảo để có một sự phát triển tốt nhất.
Bé mọc răng cửa trên hoặc răng nanh hàm trên trước thực chất không phải là điều hiếm gặp, nhưng sự biệt đó lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là quá trình răng trên mọc trước không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của bé. Thực tế, tốc độ và thứ tự mọc răng có thể khác nhau đối với từng bé, tùy thuộc vào yếu tố như lượng dinh dưỡng và cơ địa riêng.
Vậy nên, nếu như cha mẹ chăm sóc bé tốt thì các vấn đề như trẻ mọc răng hàm trên hay dưới trước, trẻ mọc răng hàm nào trước hoặc trẻ con mọc răng nào trước không quá quan trọng nữa.
Trẻ mọc nhiều răng cùng lúc theo các bác sĩ nha khoa là điều hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Dù là trường hợp trẻ mọc 3 răng cửa hay 4 chiếc răng cùng lúc cũng rất an toàn nếu chăm sóc đúng cách.
Thế nhưng, các phụ huynh cần lưu ý là khi trẻ mọc nhiều răng cùng lúc cũng đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn, khó chịu cũng sẽ tăng thêm. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn tạm thời và thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho bé.
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về quá trình mọc răng của bé, nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ khoa nhi để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe của bé một cách cụ thể.
Còn riêng đối với cách mọc răng lần 3, thực chất là việc phục hình răng giả thay thế cho răng vĩnh viễn đã bị hỏng, không thể bao tồn được nữa. Do đó, đối với các trường hợp răng sửa của trẻ nhỏ, dù bị gãy hay hỏng nghiêm trọng cũng không cần phải tìm hiểu các biện pháp đó.
Như vậy, với những thông tin về trẻ mọc răng không đúng thứ tự được chia sẻ trong bài, đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trên. Tuy rằng, đây không phải là điều hiếm gặp hay mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng việc quan tâm, chăm sóc đúng cách vẫn là điều quan trọng để giúp bé yêu của bạn có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Trang HUGGIES: “Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ mọc răng”
Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên: “Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ”
Trang Phụ nữ và Gia đình: “Làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự?”
Healthline Media: “How to Tell If Your Baby’s Teeth Are in the Right Order”
Junior Smiles of Stafford: “Baby’s Teeth Coming Out in the Wrong Order: Should I Worry?”
Kidtastic Pediatric Dental & Orthodontics: “Baby Teeth Coming in Out of Order”
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×