
Tụt lợi là tình trạng mà không ít người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày. Vậy tụt lợi chân răng là gì? Tụt lơi có tự khỏi không? Cách điều trị như thế nào? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Tại Việt Nam, có hơn 90% người đang mắc các bệnh về răng miệng. Trong số đó có không ít người bị tụt lợi chân răng. Tình trạng trên có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Nếu như chữa trị sớm và đúng cách, tình trạng trên không thể khỏi hoàn toàn.
Tụt lợi hay tụt nướu răng là hiện tượng các mô nướu xung quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng dần dịch chuyển xuống dưới cuống răng. Điều đó khiến cho chân răng bị lộ ra ngoài và tăng mức độ nhạy cảm của răng. Hiện tượng trên có thể chỉ xảy ra ở một chiếc răng đơn lẻ hoặc nguyên hàm cả trên và dưới.
Trong nha khoa, tụt lợi được chia thành 2 loại chính là:
Thông thường, hiện tượng tụt lợi sẽ đi kèm với các triệu chứng điển hình như:
Dưới đây là một số hình ảnh tụt nướu răng mà bạn có thể tham khảo:
Tụt nướu khiến răng bị lung lay và hở chân răng mất thẩm mỹ.
Lợi bị tụt để lộ chân răng
Nướu sưng tấy và có nhiều mảng bám cao răng tại vị trí hở chân răng
Hiện tượng tụt nướu chân răng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: viêm nha chu, răng mọc sai lệch, vệ sinh răng miệng không cẩn thận, hút thuốc lá, thay đổi nội tiết tố, tiểu đường và tuổi tác.
Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Periodontal Research đã khảo sát 550 người trưởng thành. Trong số đó có 33% đang mắc bệnh lý viêm nha chu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 50% người bị viêm nha chu gặp phải tình trạng tụt nướu.
Đây là một bệnh lý răng miệng mà các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm. Đó là bởi vi khuẩn gây bệnh sẽ dần tấn công mô nướu, dây chằng quanh răng và xương ổ răng. Nếu như không có phương án điều trị kịp thời, các mô ở chân răng sẽ dần bị phá hủy và gây tụt lợi.
Đối với những chiếc răng trên cung hàm mọc không đúng vị trí, lệch ra phía tiền đình, phần xương ổ răng thường khá mỏng. Dưới lực tác động trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng hàng ngày, các mô lợi không được xương nâng đỡ phía dưới sẽ dần bị mòn và gây ra tình trạng tụt lợi.
Ngoài ra, khớp cắn hai hàm không chuẩn có thể gây áp lực không đều lên một số răng và vùng hàm. Điều đó khiến cho các mô lợi xung quanh răng dần bị tụt xuống cuống răng.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm cho các mảng bám, cao răng tích tụ ở thân răng và cả dưới nướu. Càng ngày, chúng càng nhiều lên và đẩy các mô nướu tụt xuống phần cuống răng, làm lộ chân răng ra ngoài. Chưa hết, điều đó còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và kéo theo nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng, viêm chân răng…
Trên thực tế, những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao gấp 5 – 6 lần so với người bình thường, trong đó có tụt nướu răng. Bởi trong thuốc lá có 3 thành phần chính là Nicotin, Monoxyd de carbon và Acid Cyanhydrid. Đây đều các chất độc hại gây co mạch ngoại vi, đẩy lùi tiến độ hồi phục vết thương tại mô nướu, giảm lưu lượng máu ở xương ổ răng và mất thăng bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng.
Tất cả những yếu tố trên đều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và phá hủy các mô nướu ở xung quanh chân răng.
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây nên tình trạng tụt lợi. Trong quá trình mang thai, tiền mãn kinh hay dậy thì, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi thay đổi đáng kể.
Điều đó có thể làm cho các mô nướu trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị vi khuẩn gây hại tấn công. Nếu như bạn không có phương án xử lý phù hợp, nguy cơ bị tụt lợi là rất cao.
Phụ nữ mang thai bị thay đổi nội tiết tố
Thông thường, ở nước bọt luôn có một hàm lượng đường nhất định. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mắc phải bệnh lý tiểu đường, lượng đường trong nước bọt cũng tăng lên đáng kể, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Không chỉ vậy, đường tăng cao còn làm giảm lưu lượng máu để nuôi dưỡng nướu răng. Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… kèm theo hiện tượng đau nhức và tụt lợi.
Theo tuổi tác, quá trình lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Các mô liên kết, xương ổ răng sẽ bị suy giảm và mất dần. Bên cạnh đó, cơ thể cũng gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Vì vậy, các mô nướu xung quanh răng chắc chắn không còn được khỏe mạnh như trước và dần dịch chuyển xuống cuống răng.
Đối với vấn đề trên, bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết, tụt lợi không thể tự khỏi được do các mô nướu không có khả năng tự bồi đắp như lúc ban đầu.
Trong trường hợp tụt lợi nhẹ, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng cần thận kết hợp với uống thuốc chống viêm theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như răng bị hở chân răng quá nhiều, bạn bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng các biện pháp nha khoa chuyên sâu.
Như vậy, với thắc mắc tụt lợi có tự khỏi không thì câu trả lời chắc chắn là không. Nếu tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài, không được chữa trị sớm thì chắc chắn bệnh sẽ càng tiến triển nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng tụt lợi hoàn toàn có thể được chữa trị. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần tới nha khoa gặp bác sĩ để xác định tụt nướu đang ở mức độ nào. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, nướu và có phương án xử lý tối ưu. Nếu như nướu chỉ bị tụt nhẹ, chân răng vẫn bám chắc trong xương hàm thì có thể khắc phục được phương pháp đơn giản. Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng, dùng gel hoặc thuốc điều trị để mô nướu có thể trở lại như bình thường.
Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nếu như bạn chủ quan, để tình trạng tụt nướu quá nặng, chân răng không còn chắc chắn trong xương hàm, quá trình điều trị chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh làm tổn thương các răng lân cận cũng như những bộ phận khác trong khoang miệng.
Nhìn chung, tụt lợi là hiện tượng răng miệng mà nhiều người gặp phải. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng và chất lượng đời sống. Đây là lý do bạn nên nhanh chóng đi khám và điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu của tụt nướu.
Lợi bị tụt khiến cho chân răng bị lộ ra ngoài quá nhiều, khiến cho nhiều người mất đi sự tự tin vốn có và không dám nói chuyện thoải mái với mọi người xung quanh. Nếu hiện tượng trên diễn ra lâu dài, các mối quan hệ xã hội và cả công việc đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội ở phần lợi, chân răng, thậm chí có thể lan ra cả hàm răng hoặc cả đầu. Răng sẽ dần bị lung lay và có nguy cơ bị mất vĩnh viễn. Khi đó, bạn cần phải trồng răng giả thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các chức năng cơ bản của răng như ăn nhai, phát âm…
Hậu quả của tụt nướu răng là có thể gây rụng răng sớm.
👉👉👉 VIDEO Tụt lợi chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị
Các biện pháp trị tụt lợi mà bạn có thể áp dụng tại nhà là sử dụng nước trà xanh, rượu hạt cau, nha đam, mật ong, bài thuốc đông y và uống thuốc. Điểm chung của các phương pháp trên là tiết kiệm chi phí và không mất nhiều thời gian để thực hiện.
Trà xanh là một loại nguyên liệu tự nhiên có thể chữa tụt nướu răng tại nhà nhờ có chứa catechin. Đây là một chất có khả năng củng cố các liên kết giữa răng và lợi. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong trà xanh còn giúp các mô nướu bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Cách thực hiện:
Nước trà xanh bổ sung nhiều chất cho lợi
Chiết xuất có trong hạt cau sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại ở khoang miệng và giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Trong khi đó, rượu cũng được biết đến với tính sát khuẩn khá cao nhờ có nồng độ cồn cao. Chính vì vậy, việc kết hợp hai nguyên liệu trên sẽ gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt đối với trường hợp tụt lợi do nhiễm khuẩn.
Cách thực hiện:
Sau khi sử dụng rượu cau, bạn không nên ăn uống hoặc súc miệng ngay mà cần để cho các tinh chất của rượu ngấm vào nướu, răng. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được uống rượu cau bởi có thể gây ngộ độc.
Trị tụt lợi bằng rượu hạt cau
Từ lâu, cách chữa tụt lợi bằng nha đam đã được áp dụng phổ biến trong dân gian và được đánh giá là có tính chữa lành, làm dịu các tổn thương trên niêm mạc khá hiệu quả. Nha đam chứa tới 75 thành phần dinh dưỡng có lợi cho răng, nướu như vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Trong đó, các hoạt chất acid salicylic, sterol… có tác dụng chống viêm, giảm đau và ức chế hoạt động của vi sinh vật gây hại ở khoang miệng. Nhờ vậy, chúng cải thiện được tình trạng tụt nướu.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp gel nha đam với nước súc miệng hoặc hoặc kem đánh răng trong mỗi lần vệ sinh răng miệng. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện, tình trạng viêm nhiễm, tụt lợi sẽ được cải thiện.
Nha đam trị tụt nướu
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Nhờ tính kháng khuẩn và khử trùng tốt nên mật ong có thể điều trị tụt nướu hiệu quả. Bảng thành phần chủ yếu của mật ong gồm có hỗn hợp các acid amin, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chúng tiêu diệt tới 60 loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có cả các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Không chỉ vậy, các khoáng chất trong mật ong còn hỗ trợ làm lành các tổn thương ở mô nướu nên có thể khắc phục tình trạng viêm nhiễm và tụt lợi.
Các cách chữa tụt nướu bằng mật ong gồm có:
Các nguyên liệu được sử dụng trong đông y đều khá an toàn, lành tính với cơ thể nên được nhiều người lựa chọn để chữa tụt lợi tại nhà. Dưới đây là các bài thuốc đông y chữa tụt lợi phổ biến:
Chữa viêm nướu răng bằng đông y
Các loại thuốc chữa tụt lợi đang được nhiều người sử dụng gồm có:
Thuốc có chứa 2 thành phần chính là Metronidazole và Chlorhexidine, được sản xuất bởi công ty Unique Pharma Ấn Độ. Metrogyl Denta có công dụng chính là điều trị tụt lợi, viêm nướu răng, viêm nha chu và viêm loét miệng. Để thuốc phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, bạn nên bôi thuốc 2 lần/ngày sau khi ăn.
Đây là một loại thuốc bôi chuyên dùng để chữa bệnh nướu răng bị tụt đến từ Thụy Sĩ và đã được kiểm định an toàn cho sức khỏe. Thành phần chính của thuốc là Stannous Fluoride có hiệu quả đẩy nhanh quá trình tái khoáng của men răng, kháng khuẩn, giảm tình trạng chảy máu và sưng viêm mô nướu. Để điều trị tụt lợi, bạn nên bôi thuốc 3 – 4 lần/ngày.
Thuốc Azithromycin hiện cũng đang được rất nhiều bác sĩ chỉ định cho việc điều trị bệnh tụt nướu. Những thành phần trong thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó cải thiện tình trạng hiện tượng tụt lợi và viêm nhiễm. Thông thường, bạn cần uống thuốc trong khoảng 4 ngày, ngày đầu tiên uống 500mg/lần/ngày, những ngày tiếp theo uống 250mg/lần/ngày.
Metronidazol cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh tụt nướu. Đây là thuốc thuộc nhóm Nitronidazole, đặc hiệu trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, thuốc thường không được sử dụng đơn độc mà kết hợp với Amoxicillin, Tetracycline hay Spiramycin để có hiệu quả tốt nhất. Thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 10 ngày.
Các phương pháp trị tụt nướu tại nhà có đem lại hiệu quả nhưng không đáng kể. Chưa hết, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian khá dài. Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng tụt lợi chân răng là tới nha khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tụt lợi và tư vấn giải pháp tối ưu. Các phương pháp trị tụt lợi chân răng đang được áp dụng phổ biến là lấy cao răng, ghép mô mềm và ghép xương răng.
Nếu như tình trạng tụt lợi chỉ đang ở mức độ nhẹ, không kèm theo ê buốt răng thì bác sĩ sẽ làm sạch vôi răng cả ở thân răng và dưới nướu để loại bỏ toàn bộ các ổ viêm nhiễm. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ sử dụng máy lấy cao răng siêu âm. Với đầu rung siêu nhỏ cùng mức sóng siêu âm từ máy phát ra, các mảng bám, cao răng sẽ nhanh chóng bị bong tróc ra ngoài, ngay cả khi nằm sâu trong nước và kẽ răng.
Thông thường, quá trình lấy cao răng chỉ kéo dài khoảng 20 – 30 phút, tùy vào tình trạng của mỗi người. Sau đó, bác sĩ sẽ tái tạo lại mô lợi nhằm khắc phục tụt nướu.
Trong trường hợp tình trạng tụt lợi đã trở nên nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép mô mềm hay trượt vạt lợi về phía thân răng để lợi có thể che phủ được phần chân răng đã bị hở ra. Hiện 3 phương pháp ghép vạt lợi đang được áp dụng phổ biến là:
Ghép mô mềm
Trong trường hợp tụt lợi nặng nề hơn, kèm theo mất xương ổ răng nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định ghép xương răng kết hợp với ghép mô mềm. Các bác sĩ sẽ sử dụng những vật liệu thay thế mô xương để hỗ trợ chân răng, giúp chân răng đứng vững trong xương hàm. Tùy theo tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu phù hợp.
Tại Nha Khoa Paris, dịch vụ chữa tụt lợi có mức giá dao động từ 150.000 – 4.000.000 đồng (chưa bao gồm cả chi phí thuốc). Cụ thể như sau:
Tùy vào mức độ tụt lợi, mức giá điều trị sẽ có sự khác biệt. Nếu như tụt lợi ở mức độ nghiêm trọng, cần phải ghép mô thì chi phí chắc chắn cao hơn trường hợp nhẹ.
Bên cạnh đó, phẫu thuật ghép lợi hết bao nhiêu tiền cũng còn phụ thuộc vào số lượng răng bị tụt lợi và các bệnh lý đi kèm.
Ghép nướu giá bao nhiêu phụ thuộc vào số lượng răng bị tụt lợi
Mong rằng các thông tin mà chúng tôi đề cập ở trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “tụt lợi chân răng là gì”. Nếu như bạn còn cần giải đáp thêm bất kỳ thông tin nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Tụt nướu có lấp đầy lại được không? Những điều cần biết về tụt nướu”
Trang Colgate: “Nguyên nhân gây tụt lợi và cách điều trị tụt lợi không đau”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Cách phòng ngừa và khắc phục tụt nướu”
Kiến Thức Nha Khoa: “Tụt Nướu Lộ Chân Răng – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh”
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×