Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.
Hiện có rất nhiều người chưa thực sự chú trọng đến việc làm sạch lưỡi khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển kèm theo nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… Đây chính là lý do các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên chải lưỡi hàng ngày. Tuy nhiên, vệ sinh lưỡi như thế nào để đảm bảo hiệu quả? Nên dùng dụng cụ cạo lưỡi nào? Bài viết sau đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Đối với vấn đề trên, Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết: Không chỉ răng và lợi, lưỡi cũng là một bộ phận có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, tế bào chết và hợp chất dễ bám từ thực phẩm mà chúng ta ăn uống. Do đó, làm sạch lưỡi là một bước không thể thiếu trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp bạn có hơi thở thơm mát và phòng ngừa các bệnh lý về lưỡi.
Không chỉ vậy, việc làm sạch lưỡi thường xuyên còn đem đến những lợi ích như:
Giảm hôi miệng: Cạo lưỡi hàng ngày có thể giảm bớt tới 75% hợp chất volatile sulfur compounds. Hợp chất trên chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nhờ vậy, tình trạng hôi miệng sẽ được giảm bớt đi đáng kể, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Cảm nhận thức ăn tốt: Thói quen vệ sinh lưỡi sẽ giúp làm sạch mảng bám, vi khuẩn… trên lưỡi. Khi đó, các hạt vị giác sẽ không bị cản trở hoạt động, giúp bạn cảm nhận hương vị thức ăn tốt hơn.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Các mảng bám, cặn thức ăn thừa… ở lưỡi được làm sạch sẽ ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nhờ vậy, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu hay viêm tủy răng.
Bảo vệ hệ tiêu hóa: Lưỡi là bộ phận tiếp xúc rất nhiều tới thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Vậy nên, việc vệ sinh lưỡi hàng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn và những chất độc hại đi theo thức ăn xuống dạ dày, đại tràng…
Vệ sinh lưỡi giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng
Việc vệ sinh lưỡi tại nhà sẽ vô cùng đơn giản nếu có các dụng cụ hỗ trợ. Sau đây là những dụng cụ làm sạch lưỡi nên có trong gia đình: cây cạo lưỡi, gạc làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh, bàn chải vệ sinh lưỡi cho bé và người lớn.
Đây là sản phẩm vệ sinh lưỡi chuyên dụng được làm bằng vật liệu nhựa hoặc inox. Những vật liệu trên đều được kiểm định nghiêm ngặt về mức độ an toàn với sức khỏe răng miệng nên hoàn toàn không gây kích ứng mô nướu hay niêm mạc miệng.
Cây cạo lưỡi có một đầu đầu uốn cong để bạn có thể dễ dàng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn còn tồn tại trên lưỡi. Sản phẩm được thiết kế riêng để làm sạch lưỡi nên hạn chế tối đa tình trạng buồn nôn khi làm sạch lưỡi. Chưa hết, dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng còn giúp bạn dễ dàng làm sạch từ phía sau lưỡi mà không chạm đến vùng vòm miệng nhạy cảm.
Hiện trên thị trường có rất nhiều cây cạo lưỡi đến từ các thương hiệu khác nhau như que cạo lưỡi Inox, cây cạo lưỡi Okamura… Bạn nên tìm mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Cây cạo lưỡi
Đối với những trẻ sơ sinh, bạn nên sử dụng gạc rơ lưỡi để làm sạch lưỡi cho trẻ. Chúng chủ yếu được làm bằng chất liệu vải mềm tiệt trùng, dễ thấm nước để lấy đi vi khuẩn, cặn sữa miệng của trẻ, đặc biệt là ở khu vực lưỡi.
Sản phẩm được bán sẵn rất tiện lợi và dễ sử dụng. Bạn có thể dễ dàng mua gạc tại các bệnh viện sản nhi, nhà thuốc, siêu thị…
Ngoài ra, gạc rơ lưỡi đều được làm bằng chất liệu cực kỳ an toàn, phù hợp với trẻ và phải trải qua quá trình nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng cho trẻ.
Gạc rơ lưỡi ở trẻ
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, dụng cụ vệ sinh lưỡi thường là bàn chải lưỡi bằng silicon có đầu tròn. Chúng có thể dễ dàng lấy đi toàn bộ mảng bám trên lưỡi của bé mà không gây tổn thương mô mềm ở khoang miệng.
Không chỉ vậy, bàn chải còn giúp matxa nướu, răng, giúp bé bớt ngứa, khó chịu trong giai đoạn mọc răng, tăng cường lưu thông máu và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bàn chải vệ sinh lưỡi cho bé
Để tiết kiệm chi phí, rất nhiều người đã lựa chọn bàn chải đánh răng kết hợp cạo lưỡi. Đây là dụng cụ được cải tiến theo công nghệ hiện đại. Một đầu của bàn chải là các sợi lông mềm thông thường dùng để chải răng. Đầu còn lại được thiết kế các đường rãnh, gờ để làm sạch lưỡi.
Thiết kế thông minh của bàn chải giúp bạn vệ sinh lưỡi tiện lợi mà không cần phải mua thêm cây cạo lưỡi riêng lẻ. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng không thể bằng dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Nhằm đảm bảo có thể loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn, bạn cần phải vệ sinh lưỡi đúng cách. Dưới đây là cách vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh, bé 1 tuổi và người trưởng thành.
Để vệ sinh lưỡi cho bé sơ sinh, bạn cần chuẩn bị một túi gạc rơ lưỡi và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn.
Bước 2: Quấn gạc rơ lưỡi vào xung quanh ngón tay trỏ.
Bước 3: Nhúng trực tiếp miếng gạc vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm ướt gạc.
Bước 4: Xoay ngón tay đeo gạc vệ sinh 2 bên trong má, lợi và lưỡi một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn nên ôm ấp, vỗ về bé để bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
Cách vệ sinh cho trẻ 1 tuổi cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn cần mua bàn chải lưỡi bằng silicon và thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Nhấp bàn chải lưỡi vào nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho trẻ.
Bước 2: Chải nhẹ nhàng răng và lưỡi của trẻ.
Với những bé nhỏ, bạn nên vệ sinh lưỡi cho trẻ để răng miệng luôn được sạch sẽ. Khi trẻ lớn, khoảng 3 tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách vệ sinh để trẻ tự thực hiện, rèn ý thức làm sạch răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.
Người trưởng thành có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi theo cách sau:
Bước 1: Há miệng to và đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.
Bước 2: Đặt cây cạo lưỡi ở phía cuống lưỡi và di chuyển dần dần về phía đầu lưỡi. Bạn nên cạo lưỡi theo thứ tự để không bỏ sót bất cứ vị trí nào.
Bước 4: Súc miệng lại với nước sau khi đã cạo lưỡi sạch sẽ.
Bước 5: Rửa dụng cụ vệ sinh lưỡi dưới nước sạch để sử dụng cho những lần tiếp theo.
Bạn nên vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng
Bên cạnh việc vệ sinh lưỡi đúng cách, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Nên thay dụng cụ cạo lưỡi thường xuyên 3 tháng/lần. Nếu như chúng có dấu hiệu hỏng hoặc bẩn, bạn có thể thay trước thời hạn.
Nên chọn dụng cụ vệ sinh có đầu mềm, nhỏ gọn, dễ thao tác để tránh làm tổn thương tới niêm mạc miệng.
Không nên chải lưỡi quá nhiều lần, quá mạnh tay hay đưa vào sâu trong họng bởi có thể gây chảy máu, loét miệng hay buồn nôn.
Chỉ nên ăn khoảng 30 phút sau khi vệ sinh lưỡi. Tránh sử dụng thực phẩm cay nóng để không làm bỏng rát lưỡi.
Tới nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ làm sạch răng miệng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý.
Chắc hẳn, qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong phần trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “vệ sinh lưỡi như thế nào”. Chỉ cần bạn làm sạch răng miệng và lưỡi đúng cách sẽ bảo vệ được sức khỏe răng miệng và duy trì hơi thở thơm mát lâu dài. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được giải đáp.
Kiến thức nha khoa: “Vệ Sinh Lưỡi Có Thật Sự Cần Thiết Hay Không?”
Hello Bacsi: “Mách bạn 3 cách vệ sinh lưỡi đúng chuẩn giúp hơi thở thơm tho cả ngày”
Báo Thanh Niên: “Chuyên gia nói gì về việc cạo lưỡi khi đánh răng?”
Báo Tiền Phong: “5 tác hại không ngờ khi không vệ sinh lưỡi”
Healthline Media: “What’s the Most Effective Way to Clean Your Tongue”
Cơ thể của phụ nữ sau sinh sẽ có nhiều thay đổi và nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp mẹ bầu tránh
Lưỡi là một bộ phận tích tụ rất nhiều mảng bám, tế bào chết, vi khuẩn gây hại… Do đó, ngoài chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và
Đối với cách chăm sóc răng chắc khỏe ngày Tết có một số nguyên tắc nhất định bạn cần đảm bảo là sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride
Nước xịt thơm miệng là sản phẩm có tác dụng đem đến hơi thở thơm mát, sảng khoái, đồng thời kích thích tế bào khứu giác và gây ra phản
Các bệnh răng miệng nguy hiểm phổ biến gồm có: sâu răng, mòn men răng, viêm nha chu, tụt nướu, viêm tuyến nước bọt, ung thư miệng… Để
Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi cần kiêng đánh răng khoảng 1 tuần, thay vào đó dùng chỉ nha khoa (hoặc tăm chỉ) cùng với nước
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×