Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.
Nước bọt có mùi hôi là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Điều đó không chỉ khiến cho bạn tự ti khi giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, để khắc phục triệt để, bạn cần phải nắm được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Đối với vấn đề trên, Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng cho biết: Nước bọt là một dịch tiêu hóa được tiết ra liên tục trong khoang miệng và không có mùi. Thậm chí, chúng còn được coi như một loại nước súc miệng tự nhiên, giúp trung hòa độ axit, khử trùng và cuốn trôi vi khuẩn ở miệng. Chính vì vậy, khi nước bọt có mùi hôi sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và tự ti khi giao tiếp.
Tuy nhiên, trên thực tế, mùi của nước bọt thường không đặc trưng và khác nhau tùy theo mỗi người. Một người có thể có nước bọt có mùi hơi chua, mùi nhẹ nhàng hoặc mùi không thể phân biệt rõ ràng. Điều đó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thức ăn đã ăn, sự hiện diện của vi khuẩn trong miệng, tình trạng sức khỏe, thuốc…
Hiện tượng nước bọt có mùi hôi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vệ sinh răng miệng chưa tốt, ăn thực phẩm có mùi, phục hình răng giả, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp hoặc bệnh lý răng miệng.
Tình trạng nước bọt có mùi hôi xảy ra chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng. Nếu như bạn chỉ dùng bàn chải đánh răng thông thường thì các mảng bám, cặn thức ăn thừa còn đọng lại trong các kẽ răng rất khó được loại bỏ triệt để.
Khi đó, vi khuẩn gây hại có sẵn trong miệng sẽ phân hủy thức ăn. Thức ăn hòa tan vào nước bọt tiết ra và gây nên những mùi hôi khó chịu. Đây chính là nguyên nhân bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để làm sạch khoang miệng.
Nước bọt có mùi hôi
Các loại thực phẩm như mắm tốm, hành, tỏi, sầu riêng… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nước bọt có mùi khó chịu. Thậm chí, trong quá trình giao tiếp, những người xung quanh còn có thể dễ dàng nhận ra các loại thực phẩm mà bạn vừa ăn.
Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng do thực phẩm thì bạn không cần quá lo ngại. Bạn có thể loại bỏ mùi hôi nhanh chóng bằng cách ăn rau thơm, chải răng hoặc dùng nước súc miệng chuyên dụng.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng mất một răng, nhiều răng hay thậm chí là toàn hàm. Tuy nhiên, nếu như bạn không vệ sinh hàm giả thường xuyên thì vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và khiến cho nước bọt có mùi.
Trong trường hợp răng tháo lắp có kích thước không phù hợp thì bạn cần tới gặp bác sĩ để điều chỉnh lại. Bởi chúng có thể làm tổn thương niêm mạc, nướu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý gây hôi miệng khác như sâu răng, viêm nha chu…
Bên cạnh đó, răng giả kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng, nướu bị kích ứng. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên mùi hôi miệng.
Hàm giả tháo lắp cần được vệ sinh sạch sẽ
Sự lão hóa của cơ thể khiến cho tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Nước bọt tiết ra ít hơn làm cho miệng dễ bị khô. Khi đó, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và khiến cho nước bọt có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, hiện tượng hơi thở có mùi do hôi miệng còn thường xảy ra ở những người uống ít nước hoặc dùng thuốc tây quá nhiều.
Có đến hơn 70% người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: trào ngược, viêm loét dạ dày… gặp phải tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân là do hỗn hợp bao gồm thức ăn đang tiêu hóa dở, acid và dịch vị trong dạ dày thoát ra ngoài bằng đường miệng.
Chưa hết, các acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ dần bào mòn niêm mạc miệng và họng. Khi đó, vi khuẩn gây mùi sẽ có điều kiện phát triển.
Hôi miệng là một biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày
Tương tự như các bệnh lý tiêu hóa, những bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản… đều là những bệnh lý toàn thân gây ra tình trạng hôi miệng. Khi gặp phải các bệnh lý trên, quá trình tiết nước bọt sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe răng miệng và làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
Ngoài ra, những dịch mủ tồn tại lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến cho nước bọt có mùi. Hiện tượng trên rất khó xử lý nếu như chưa điều trị triệt để các bệnh lý về đường hô hấp.
Tất cả các bệnh lý liên quan đến răng miệng đều có thể khiến vi khuẩn cùng các chất bã tích tụ và gây nên những mùi hôi đặc trưng. Đặc biệt là bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng, viêm lợi có xuất huyết kèm chảy mủ…
Không chỉ hơi thở có mùi hôi khó chịu, các bệnh lý trên còn đi kèm với những triệu chứng điển hình khác như: đau nhức răng kéo dài, chảy máu chân răng, răng nhạy cảm hơn…
Sâu răng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu
Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, bản thân nước bọt không hề có mùi do chứa 99% nước, phần còn lại là protein, natri, canxi, mucopolysaccharides, vitamin B, axit amin… Thậm chí, chúng còn có chút vị ngọt.
Khi hai người hôn nhau, miệng sẽ kích thích để tiết ra nhiều nước bọt hơn. Khi đó, nước bọt sẽ tiếp xúc luôn với người đối diện nên không xuất hiện mùi khó chịu. Ngoài ra, chất amylase trong nước bọt còn có khả năng phân hủy tinh bột thành đường nên bạn có thể cảm thấy bị ngọt.
Trường hợp nước bọt có mùi hôi khi hôn là do chúng tiếp xúc với không khí. Vi sinh vật trong không khí sẽ phản ứng với enzym, dễ bị phân hủy và oxy hóa nên sinh ra mùi khó chịu.
Bạn có thể dễ dàng biết được bản thân có gặp phải tình trạng nước bọt hôi hay không bằng những cách sau:
Một số cách trị nước miếng hôi tại nhà mà bạn có thể tham khảo là:
Cách trị nước miếng hôi bằng kẹo cao su
Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nước bọt có mùi hôi. Nếu hiện tượng trên không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Nuốt nước bọt đau tai không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật mà còn tiềm ẩn rất nhiều tác động nguy
Tình trạng nuốt nước bọt đau họng xảy ra chủ yếu do niêm mạc họng bị viêm nhiễm và khi nuốt thức ăn hay nước bọt thì niêm mạc họng sẽ
Vệ sinh răng miệng sau khi trồng răng Implant sẽ có sự khác nhau giữa hai thời điểm là sau khi cắm trụ và khi đã phục hình xong. Trong
Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi cần kiêng đánh răng khoảng 1 tuần, thay vào đó dùng chỉ nha khoa (hoặc tăm chỉ) cùng với nước
Theo chuyên gia khuyến cáo, bé cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên kể cả trong trường hợp bé chưa mọc răng. Việc chăm sóc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×