Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng & Cách ngăn ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Sâu răng ở trẻ em là vấn đề hết sức phổ biến, thường là do thói quen vệ sinh răng miệng kém và ăn uống không điều độ. Trong đó, trẻ em ăn nhiều kẹo ngọt có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao hơn bình thường. Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng? hãy cùng chúng tôi tìm kiếm đáp án ngay trong khuôn khổ nội dung bài viết dưới đây.

1. Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ là gì?

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết: Sâu răng là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và đây là một vấn đề cần được quan tâm. Bệnh sâu răng thực chất là quá trình tiêu hủy cấu trúc vôi hóa, chủ yếu là tinh thể canxi của ngà răng và men răng. Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra lỗ sâu trên bề mặt răng.

Đối với trẻ nhỏ, vấn đề trên càng trở nên nghiêm trọng do bé chưa biết vệ sinh miệng đúng cách và tiếp xúc thường xuyên với đường ăn ngọt.

Vậy nên, sâu răng ở trẻ nhỏ xảy ra do quá trình ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng kém hàng ngày. Điều đó khiến mảng bám được hình thành một cách tự nhiên trên bề mặt răng và quanh nướu của trẻ nhanh hơn. Vi khuẩn trong mảng bám sản sinh axit, phá hủy và ăn mòn men răng gây sâu răng.

Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ là gì?

Sâu răng ở trẻ nhỏ là bệnh lý rất phổ biến

2. Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?

Trong kẹo, đồ ngọt chứa hàm lượng đường cao, chúng bao gồm đường glucose, fructose, saccarose… Đây là những chất rất thu hút vi khuẩn gây hại, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh lý sâu răng có sẵn trong khoang miệng, tạo ra axit lactic.

Khi bé thưởng thức những viên kẹo ngon, vi khuẩn đã cư trú trong miệng sẽ bắt đầu tiêu thụ kẹo và tạo ra axit như một phản ứng phụ. Điều đáng lưu ý là axit này có khả năng làm bào mòn men răng. Đặc biệt, men răng sữa của trẻ nhỏ so với men răng vĩnh viễn có cấu trúc mềm và mỏng hơn, nên dễ ảnh hưởng bởi axit và dẫn đến sâu răng.

Quá trình tiếp xúc lâu dài với axit sản xuất bởi vi khuẩn khi bé ăn kẹo hay bất kỳ một món đồ ngọt nào sẽ làm men răng sữa trở nên yếu, mất đi tính chất bảo vệ. Dần dần, men răng sẽ bị phá hủy bởi vi khuẩn và các tác nhân gây sâu răng khác.

Đây cũng chính là lý do vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng. Ngoài lý do kể trên, còn có một vài lý do khác khiến trẻ dễ bị sâu răng khi ăn kẹo như sau.

2.1. Em bé ăn kẹo bị sâu răng do chưa vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là một trong những lý do điển hình khiến trẻ dễ bị vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Vì trẻ em thường ăn nhiều kẹo, đồ ngọt, nếu không vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công lên men và gây ra bệnh lý.

Bởi thế, cha mẹ cần dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và theo dõi trẻ thực hiện đánh răng hằng ngày để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng có thể xảy đến.

Cùng với đó, cần hạn chế lượng kẹo và thức ăn ngọt ngào, đưa trẻ đi kiểm tra và làm vệ sinh răng định kỳ sẽ giúp duy trì men răng khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.

2.2. Do men răng của trẻ yếu

Cấu trúc men răng yếu hơn bình thường cũng là một trong những yếu tố khiến sâu răng diễn tiến. Bởi men răng yếu sẽ không thể bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự người mẹ trong giai đoạn mang thai nếu bị sâu răng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ canxi của thai nhi.

Khi thai nhi đang phát triển trong tử cung, sự hấp thụ canxi là một yếu tố quan trọng để xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu người mẹ mắc bệnh sâu răng và không được điều trị đúng cách, sẽ khiến cho việc hấp thụ canxi của thai nhi kém hơn rất nhiều. Do đó, trẻ sau này khi mọc răng sẽ có men răng rất yếu và dễ bị sâu răng hơn.

Ngoài ra, hằng ngày trẻ bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng như: Bột, cháo, sữa… Đây là những chất cũng thu hút rất nhiều vi khuẩn tạo ra axit dẫn tới sâu răng. Nếu men răng của trẻ yếu, thì rất dễ bị sâu răng.

Bên cạnh các yếu tố bẩm sinh và việc sử dụng thuốc, thì giữ cho tuyến nước bọt của trẻ hoạt động hiệu quả cũng rất quan trọng. Nước bọt không chỉ có tác dụng chống lại mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng, mà còn giúp duy trì môi trường miệng lành mạnh. Khi tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, ví dụ như do các thuốc hoặc các yếu tố khác, nguy cơ sâu răng của trẻ cũng tăng lên.

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?

Kẹo ngọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển

3. Cách điều trị bệnh sâu răng cho trẻ nhỏ

Các bác sĩ nha khoa cho biết, hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ hiệu quả. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh lý mà phương pháp chữa trị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1. Trường hợp chớm sâu răng

Khi răng mới chớm sâu, việc đưa trẻ đi trám răng sớm là cách hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm sang các răng khác và giúp bảo vệ tủy răng của bé, từ đó tránh tình trạng ê buốt khi ăn uống.

Để chữa sâu răng, bác sĩ thường  áp dụng phương pháp bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu.

Ngoài ra, trẻ có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp tái khoáng. Đây là liệu pháp dùng dung dịch phosphate, cacium… bổ sung vào vùng răng sâu. Đây là phương pháp điều trị khá đơn giản, không gây ra cảm giác đau đớn gì cho bé.

Trường hợp chớm sâu răng

Trường hợp chớm sâu răng

3.2. Trường hợp sâu răng nặng, lỗ sâu lớn gây đau nhức

Trong trường hợp sâu răng nặng và cần điều trị phức tạp hơn, cụ thể là khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu, trám chỗ bị sâu, điều trị tủy và thậm chí nhổ răng sẽ được nha sĩ thực hiện.

Theo đó, trường hợp sâu nặng ở răng trẻ em xảy ra khi răng đã xuất hiện những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội và có thể gây vỡ mẻ răng. Khi gặp tình trạng này, việc thăm khám nha sĩ là cần thiết để xác định liệu tình trạng đã lan tới tủy hay chưa.

Nếu tủy bị viêm nhiễm, điều trị nội nha là bước đầu tiên nhằm bảo tồn răng của trẻ, tránh việc mất răng sớm. Sau đó, quá trình trám sẽ được tiến hành để khắc phục tình trạng sâu và tái thiết kết cấu răng.

Trường hợp sâu răng nặng, lỗ sâu gây đau nhức

Trường hợp sâu răng nặng, lỗ sâu gây đau nhức

4. Ngăn ngừa bệnh sâu răng ở trẻ bằng cách nào?

Để không phải lo lắng tới vấn đề vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng thì ngay từ đầu, che mẹ nên có phương pháp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ. Bằng việc thực hiện một số lưu ý sau đây, nguy cơ sâu răng ở trẻ sẽ được giảm một cách đáng kể.

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Hãy thường xuyên chải răng cho trẻ bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluor. Bắt đầu chải răng khi răng sữa mới mọc và tiếp tục thực hiện hàng ngày. Đảm bảo chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sau khi trẻ dậy và trước khi đi ngủ.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Hạn chế tiêu thụ các thức uống và thực phẩm có đường, đặc biệt là đồ ngọt và nước ngọt có ga. Thay thế đồ ngọt bằng các loại thức uống không đường và tăng cường khẩu phần ăn giàu các loại rau và trái cây tươi.
  • Định kỳ thay bàn chải đánh răng: Thay bàn chải định kỳ là một thói quen quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Khuyến nghị thay bàn chải mỗi 3 tháng hoặc khi lông bàn chải bắt đầu cứng cho trẻ. Vì lông bàn chải mềm, linh hoạt sẽ giúp làm sạch hiệu quả hơn và tránh gây tổn thương cho nướu.
  • Tránh cho trẻ sử dụng bình sữa khi đi ngủ: Nếu trẻ đang uống sữa trước khi đi ngủ, hãy chắc chắn rằng bình sữa chỉ chứa nước. Việc sử dụng sữa đêm sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị sâu răng hơn, do thường sau đó các bé sẽ đi ngủ luôn mà không vệ sinh miệng lại.
  • Điều chỉnh lịch khám bác sĩ nha khoa: Đưa trẻ đến thăm bác sĩ nha khoa từ khi răng sữa mới mọc. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và cung cấp hướng dẫn chăm sóc răng miệng phù hợp.
Ngăn ngừa sâu răng ở trẻ bằng cách nào?

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Như vậy, với những thông tin được chia sẻ trên đấy, ắt hẳn các bậc phụ huynh đã biết rất rõ vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng. Qua đó, biết cách phòng ngừa bệnh sâu răng cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé sao cho thật tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề sâu răng
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Trong hầu hết các trường hợp, răng sâu bắt buộc phải chữa trước khi niềng. Chỉ có răng đang trám hoặc sâu rất nhẹ với sự đồng ý của bác

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bị sâu răng không nên ăn gì và nên ăn gì? Bác sĩ TƯ VẤN

Bị sâu răng không nên ăn gì và nên ăn gì? Bác sĩ TƯ VẤN

Chào bác sĩ, gần đây tôi đang bị sâu răng nặng mỗi lần ăn uống cảm thấy rất đau nhức. Xin hỏi bác sĩ bệnh sâu răng không nên ăn gì để

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map