Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm tủy răng có chữa được không? Các biện pháp điều trị viêm tủy

Tủy răng nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu giúp nuôi dưỡng răng và dây thần kinh. Dù được bao bọc sâu trong răng nhưng tủy răng vẫn có thể bị tổn thương hoặc chết tủy do nhiều nguyên nhân. Khi đó bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến độ bền chắc của răng. Vậy bệnh viêm tủy răng có chữa được không? Cần điều trị như thế nào?

1. Triệu chứng của viêm tủy răng

Khi viêm tủy răng, người bệnh có triệu chứng điển hình là đau răng. Cơn đau có thể đau đột ngột, đau nhiều và đau theo mạch đập nhưng cũng có trường hợp chỉ đau âm ỉ, khó chịu.

Triệu chứng viêm tủy răng theo từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn cấp viêm tủy răng có hồi phục: răng bị ê buốt nhất là khi ăn đồ lạnh, đồ ngọt và kéo dài chỉ vài giây. Cũng có thể đau nhói, răng không đau khi gõ vào

– Giai đoạn viêm tủy không hồi phục: biểu hiện đau dữ dội, đau kéo dài hơn 15 phút sau ăn đồ nóng, lạnh. Khi gõ vào răng thấy đau, khó xác định được răng gây đau

Triệu chứng của viêm tủy răng

Triệu chứng của viêm tủy răng

2. Bệnh viêm tủy răng có chữa khỏi được không

Viêm tủy răng được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi dứt điểm. Bệnh viêm tủy răng ở mức độ viêm còn nhẹ có thể điều trị bảo tồn. Còn khi viêm nhiễm tiến triển nặng gây chết tủy, hoại tử tủy thì buộc phải loại bỏ phần tủy răng đó cùng với các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi thăm khám và kiểm tra ngay. Bác sĩ xác định mức độ viêm tủy răng và chỉ định hướng điều trị phù hợp.

3. Viêm tủy răng gây ảnh hưởng gì

Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết, để lâu sẽ dẫn đến chết tủy. Răng đã chết tủy sẽ không thể điều trị phục hồi được, răng dần yếu và dễ nứt, vỡ hơn.

Răng chết tủy có thể dẫn đến viêm quanh chóp răng, áp xe quanh chóp, phát sinh nhiều biến chứng như rụng răng, viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch,… nguy hiểm tới sức khoẻ.

Khi răng có các biểu hiện như lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn, đau nhức từng cơn, răng đổi màu bất thường,… cần phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng đã bị hoại tử.

Ngoài ra, viêm tủy răng còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của người bệnh. Cơn đau khiến bạn gặp khó khăn khi ăn nhai, thậm chí cả khi uống nước hoặc nuốt nước bọt. Khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh, cơn đau do viêm tủy răng càng dữ dội hơn. Chỉ khi được điều trị tủy răng bị viêm, cơn đau mới được cải thiện.

Ảnh hưởng của viêm tủy răng

Ảnh hưởng của viêm tủy răng

4. Các biện pháp điều trị viêm tủy răng

Tùy vào giai đoạn phát triển của viêm tủy răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp viêm nhẹ thì có các biện pháp giúp răng tự phục hồi mà không cần phải lấy tủy. Trường hợp viêm nặng không thể phục hồi, thì bắt buộc phải thực hiện lấy tủy răng và thậm chí là nhổ răng.

4.1. Dùng thuốc kháng sinh

Trường hợp viêm tủy răng do nhiễm khuẩn hoặc xuất hiện những biến chứng viêm quanh răng thì cần dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định: Clindamycin, Penicillin, Amoxicillin, Azithromycin, Metronidazole,…

4.2. Rút tủy

Trong viêm tủy không hồi phục hoặc tủy hoại tử cần phải tiến hành rút tủy và áp dụng những biện pháp phục hình.

Các bước tiến hành lấy tủy răng được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa với những bước như sau:

– Mở răng và tủy với tay khoan chuyên dụng

– Lấy toàn bộ phần tủy bị viêm nhiễm và làm sạch ống tủy

– Tạo hình ống tủy và hàn kín bằng vật liệu nha khoa

– Chụp X-quang lại để kiểm tra

Các triệu chứng viêm tủy răng sẽ được cải thiện và thuyên giảm rõ rệt sau khi điều trị. Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống trong khoảng 5 – 7 ngày.

Rút tủy răng

Rút tủy răng

4.3. Nhổ răng

Nhổ răng là phương pháp được thực hiện khi không thể bảo tồn mô răng được nữa. Răng bị hư hỏng nặng nề, chân răng bị tiêu hết cần phải nhổ bỏ. Bạn có thể lựa chọn các biện pháp phục hình sau khi nhổ bỏ răng như trồng răng implant hoặc phục hình tháo lắp,…

5. Cách ngăn ngừa bệnh lý viêm tủy răng

Để phòng tránh viêm tủy răng hiệu quả, bạn nên tuân thủ những lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

– Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng sát khuẩn sau mỗi bữa ăn

– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám thức ăn thừa giắt ở các kẽ răng

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày

– Hạn chế ăn bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

– Lựa chọn các loại kem đánh răng có bổ sung fluor để men răng được chắc khỏe, hạn chế sâu răng

– Khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về viêm tủy răng có chữa được không và các biện pháp điều trị hiệu quả. Nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị tủy răng kịp thời sẽ ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng về sau. Do đó, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, các bạn hãy đến nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Chữa viêm tủy răng
Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng là phương pháp thường áp dụng để điều trị viêm tủy răng. Qua đó giúp loại bỏ cơn đau do tổn thương tủy và ngăn chặn nguy

Ngày 26/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Viêm tủy răng hoại tử: Các biến chứng và phương pháp điều trị

Viêm tủy răng hoại tử: Các biến chứng và phương pháp điều trị

Viêm tủy răng hoại tử là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm tủy mãn tính, là phần tủy bên trong đã bị chết và không thể phục hồi lại được

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Mẹo hay điều trị viêm tủy răng tại nhà – An toàn, Hiệu quả

Mẹo hay điều trị viêm tủy răng tại nhà – An toàn, Hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng chết tủy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Răng chết tủy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tủy răng có nhiệm vụ nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Do đó, khi răng chết tủy, răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng kéo theo

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp, có nguy cơ mất răng cao. Trong đó, viêm tủy răng có mủ là một dạng của viêm tủy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map