19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Tiêm filler môi kiêng gì? Sau khi tiêm filler môi, bờ môi của bạn có căng mọng, nhanh vào phom hay không phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc tại nhà. Vậy tiêm filler môi cần kiêng những gì? Nên ăn gì để mau lành? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Do môi là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm hàng ngày nên với câu hỏi tiêm filler môi cần kiêng những gì thì chế độ, những loại thực phẩm nên và không nên ăn là điều Nha Khoa Paris muốn nhắc tới đầu tiên
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn nên tránh sau khi tiêm filler môi, theo thông tin từ Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Bà triệu chia sẻ, để đảm bảo quá trình lành và tối ưu hóa kết quả của quá trình này:
Tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc dai, vì việc nhai nhiều có thể tác động đến vùng môi mới tiêm filler.
Những loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng phù nề hoặc sẹo thâm, vì vậy nên kiêng ăn trong thời gian sau khi tiêm filler môi.
Tránh ăn các món ăn từ gạo nếp và rau muống, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ phù nề và sưng tấy ở vùng môi đã tiêm filler.
Theo một nghiên cứu của tạp chí khoa học thẩm mỹ JAMA Facial Plastic Surgery, uống rượu và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của tiêm filler môi, đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng khác lên tới hơn 70%.
Mới tiêm filler môi, nên tránh tiếp xúc quá mạnh vào vùng đã tiêm filler để tránh làm biến dạng chất làm đầy và gây ảnh hưởng xấu. Hạn chế việc nắn, sờ hoặc xoa bóp vùng đã tiêm, tránh áp lực lớn lên môi, không nên tự mát-xa môi, và tránh sử dụng sản phẩm son môi trong một thời gian sau tiêm filler.
Bạn nên tránh chạm vào môi càng nhiều càng tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tránh uống nước bằng ống hút trong 2 – 3 ngày đầu vì điều này tạo ra áp lực lên môi dễ khiến bạn đau, căng tức nhiều hơn.
Không tập thể dục trong ít nhất 24 giờ sau khi tiêm filler. Bởi quá trình tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu đến khuôn mặt, từ đó làm tăng khả năng viêm nhiễm cho vùng môi.
Tuyệt đối không được nằm úp khi ngủ hay nằm nghỉ vì dễ tạo áp lực cho môi khi chưa lành.
Tránh tẩy lông, tẩy da chết, tẩy trắng hoặc chà bàn chải trên khu vực điều trị.
Tránh xông hơi hoặc mát xa môi trong 3 ngày đầu tiên bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hoặc làm xê dịch filler, gây ra sự không cân xứng giữa hai bên môi.
Khi tắm bạn cũng cần hạn chế nước tiếp xúc với vùng môi, kiêng nước hoàn toàn khi vết tiêm chưa lành.
Sau khi tiêm filler môi, nên hạn chế sử dụng son môi và kem dưỡng da bên ngoài trong một thời gian để tránh gây tổn thương cho vùng da vừa tiêm filler. Cụ thể, nên tuân thủ các lời khuyên sau:
Tránh sử dụng son môi và kem dưỡng da trong vòng 24 – 48 giờ sau khi tiêm filler môi.
Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất có tính ăn mòn, như axit salicylic hoặc glycolic acid, để tránh làm giảm độ bám dính của filler.
Nếu cần sử dụng son môi hoặc kem dưỡng da, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và chỉ định sản phẩm phù hợp.
Ánh nắng mặt trời chứa các tia cực tím có thể làm môi bị thâm sạm, nhất là khi chúng vẫn đang bị tổn thương. Nên khi ra ngoài bạn cần che chắn vùng mới tiêm filler một cách cẩn thận, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng.
Đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu khi vết thương chưa lành hoàn toàn, bạn chưa thể dùng kem chống nắng thì việc che chắn ánh nắng bằng khẩu trang, mũ, nón, áo chống nắng là điều rất cần thiết.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Không sử dụng thuốc chống viêm một cách bừa bãi như: Aspirin, Aleve, Ibuprofen, Advil vì những chất này làm cho máu loãng, tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu cho môi của bạn.
Cuối cùng, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của bác sĩ thẩm mỹ sau khi tiêm filler môi:
– Sau khi tiêm filler môi, sử dụng một túi nước đá để chườm nhẹ lên môi trên môi của bạn sẽ giúp giảm đau, sưng.
– Nếu thấy hiện tượng căng tức, sưng tấy môi chỉ nên massage nhẹ nhàng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
– Sử dụng thêm Arnica và Bromelain là chất bổ sung tự nhiên để giảm vết thâm.
– Uống thuốc acetaminophen để giảm đau khi cần thiết, nhưng cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ về liều lượng sử dụng, cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu bạn thấy bất kỳ vấn đề nào khác thường như: bầm tím, tích tụ máu đông, môi đau nhức dữ dội… hãy thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều trị.
Như vậy, thông qua những chia sẻ trên đây ắt hẳn đã giúp bạn nắm rõ vấn đề tiêm filler môi cần kiêng những gì. Việc kiêng khem sau khi tiêm filler môi, thực chất không hề khó, chỉ cần bạn điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thường nhật một chút là được.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Comments are closed.
Môi em tiêm bị sưng 3 hôm đầu sau đó hết sưng . Nhưng sau 6 ngày môi trên lại bị sưng và đau 1 bên thì là do bị sao ạ ??